Một vài chiến lược Cold Email Marketing đơn giản mà hiệu quả

Một vài chiến lược Cold Email Marketing đơn giản mà hiệu quả

Nếu được thực hiện đúng, Cold Email Marketing cũng là một phương pháp hiệu quả để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng (Lead), xây dựng lòng trung thành của khách hàng và hơn thế nữa.

Nếu bạn là người làm marketing, hay đơn giản là người thích tìm hiểu về ngành marketing, bạn có thể biết đến khái niệm “cold email”.

Cũng tương tự như “cold call”, cold email dùng để mô tả những email marketing mang tính chất tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng theo kiểu ngẫu nhiên (chủ động một chiều từ phía doanh nghiệp) với mục tiêu là khiến khách hàng thực hiện một hành động gì đó ví dụ như đăng ký, đặt lịch tư vấn, hay thậm chí là mua hàng.

Một vài chiến lược Cold Email Marketing đơn giản mà hiệu quả
Cold email marketing

Nếu được thực hiện đúng cách, gửi email ngẫu nhiên có thể là một cách hiệu quả để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng mới, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhà tài trợ, v.v.

Dưới đây là một số chiến lược Cold Email Marketing bạn có thể tham khảo:

1. Nghiên cứu kỹ phân khúc thị trường.

Một vài chiến lược Cold Email Marketing đơn giản mà hiệu quả
Nghiên cứu phân khúc thị trường

Trong marketing, đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp, chọn thị trường ngách (Niche Market) luôn là một chiến lược khôn ngoan.

Tuy nhiên, chọn gia nhập thị trường này không đồng nghĩa là bạn sẽ dễ thành công, điều quan trọng là bạn cần nghiên cứu kỹ về nó.

Có một nguyên tắc là, thị trường ngách của bạn càng nhỏ thì bạn càng có nhiều khả năng cạnh tranh để khiến những khách hàng mục tiêu trong thị trường đó chú ý đến bạn.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, độ lớn của cái gọi là Ngách có thể khác nhau, bạn cần phân chia tệp khách hàng của mình thành các nhóm nhỏ hơn, các nhóm nhỏ hơn sẽ quan tâm đến các vấn đề khác nhau, cũng từ đây bạn sẽ dễ dàng thử nghiệm và tối ưu hiệu suất của email.

2. Nếu đưa ra ưu đãi – Hãy khiến nó dễ hiểu.

Đối với email marketing nói chung và cold email marketing nói riêng, vì bản chất là khách hàng tiềm năng chỉ có vài giây để xem email nếu có, đây là phần quan trọng nhất!

Ưu đãi hay Lời đề nghị của bạn phải tốt đến mức mọi người sẽ cảm thấy tiếc nuối nếu từ chối nó.

Những đề nghị không phù hợp như:

  • Quảng cáo Facebook.
  • Chiến lược SEO.
  • Xây dựng kế hoạch PR.
  • Dịch vụ Digital Marketing.

Và đây là một ví dụ về lời đề nghị có giá trị:

  • Đạt mức lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo gấp 4 lần trong 30 ngày hoặc chúng tôi sẽ hoàn lại phí dịch vụ + chi tiêu quảng cáo.
  • Nhận thêm 15 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mỗi ngày mà bạn không phải làm bất cứ điều gì khác.

Hãy lưu ý về sức mạnh của các con số trong tiêu đề.

3. Nghiên cứu điển hình (Case Study).

Trong vô số các định dạng làm nội dung (Content Format), Case Study được xem là một trong những phương thức có tính thuyết phục cao nhất vì đơn giản nó hoạt động như PR trong Marketing, thay vì thương hiệu tự nói về mình, hãy để các khách hàng (các bên thứ 3) nói về mình.

Case Stuy đơn giản có thể là: “Hãy khám phá xem cách ABC (tên khách hàng) đã tăng 30% doanh số chỉ sau 60 ngày…”

4. Thiết kế Landing Page đơn giản và tập trung

Nếu bạn chưa từng nghe qua về thuật ngữ Landing Page thì bạn có thể tìm hiểu tại landing page là gì, nó là khái niệm đề cập đến nơi mà khách hàng tiềm năng sẽ được chuyển tới nếu họ nhấp vào email.

Như đã phân tích ở trên, để cold email marketing mang lại hiệu quả cao, bạn cần tập trung vào các thị trường ngách khác nhau, mỗi thị trường ngách đều yêu cầu các thông tin khác nhau trong Landing Page.

Landing Page nên có hình ảnh hay các video giải thích rõ về những gì bạn cung cấp, nó cũng cần có các bằng chứng xã hội (Social Proof) chứng minh rằng thương hiệu của bạn đủ độ tin cậy.

Cấu trúc của một Landing Page hiệu quả có thể là: Kéo (sử dụng các câu từ có khả năng thu hút khách hàng, đặt vấn đề với khách hàng), Giới thiệu (cho khách hàng biết bạn là ai), Case study (Bạn đã làm được gì cho khách hàng của mình), Đưa ra thêm lý do nếu có, và Lời kêu gọi hành động (CTA).

Lời kêu gọi hành động của bạn phải rất ngắn gọn. Đừng sử dụng CTA với các động từ hành động yêu cầu khách hàng làm nhiều việc hơn, ví dụ: “điền vào biểu mẫu”, thay vào đó bạn phải luôn khiến khách hàng của mình làm ít hơn, ví dụ: “Yêu cầu tư vấn”.

5. Sử dụng các câu từ có khả năng “thôi miên” cao.

Nếu bạn làm email marketing, bạn hiểu rằng, dòng tiêu đề của email đóng góp tới 60% tỷ lệ mở mail. Khi viết các dòng tiêu đề, bạn nên tránh viết những dòng tiêu đề bán hàng hoặc chung chung, ví dụ: “Xin chào ABC (tên khách hàng), doanh nghiệp của bạn có muốn có thêm khách hàng tiềm năng không?” Thay vào đó, bạn nên viết như thể bạn biết rõ về họ, ví dụ: “Các doanh nghiệp bán lẻ đang coi tính bền vững là chiến lược ưu tiên hàng đầu để tăng trưởng, doanh nghiệp của bạn thì sao, liệu có bỏ lỡ? !”
 
Tiếp theo, bạn cũng nên mô tả một dòng về các nghiên cứu điển hình của bạn với một khách hàng mà bạn đã làm việc gần đây trong cùng ngành, ví dụ: “Gần đây, chúng tôi đã giúp công ty ABC cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng thêm 19% chỉ trong 2 tháng, và chúng tôi rất muốn giúp bạn làm điều tương tự.”
 
Cuối cùng, vì là Cold Email, đừng bao giờ yêu cầu được gặp khách hàng ngay hay yêu cầu họ hành động tức thì (kiểu mua hàng)! Thay vào đó, bạn nên có một CTA mềm hơn ví dụ như “Tham khảo thêm tại đây…?” hoặc “Tìm hiểu thêm về câu chuyện tại…?”
4.4/5 - (124 bình chọn)