Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hình ảnh và màu sắc có khả năng “đánh thức” tư duy con người hiệu quả hơn so với các văn bản thông thường. Chính vì thế, Visual Communication trở thành “mảnh ghép” được tận dụng để khai thác và phát triển truyền thông thương hiệu. Vậy Visual Communication là gì? Và nó có tầm quan trọng như thế nào đối với thương hiệu.
Khái niệm
Để có thể hiểu tường tận hơn về Visual Communication là gì? Thì chúng ta cần hiểu khái niệm Truyền thông (Communication) và Thị giác (Visual).
Communication hay Truyền thông là gì?
Đây là thuật ngữ đề cập đến các hoạt động gửi và nhận thông điệp hay nội dung giữa người gửi và người nhận.
Tùy từng mục tiêu cụ thể mà các hoạt động này có thể mang tính một chiều hoặc hoặc hai chiều (tương tác qua lại). Có 3 nhóm đối tượng chính của các hoạt động truyền thông là: bên nhận, bên gửi và thông điệp (message).
Các định dạng truyền thông được gửi đi có thể là hình ảnh, văn bản (text), video, âm thanh (audio), infographics, liên kết hoặc các tài liệu in ấn khác.
Visual hay Thị giác là gì?
Thị giác là khả năng nhìn thấy một sự vật hay hiện tượng gì đó trong môi trường ánh sáng của con người, thông qua yếu tố thị giác, con người có khả năng nhìn thấy màu sắc, hình ảnh, chuyển động, đọc và nhìn các sự vật hiện tượng xung quanh mình.
Visual Communication sử dụng các yếu tố trực quan (Visual) để truyền đạt ý tưởng và thông tin.
Visual Communication hay Truyền thông thị giác là gì?
Khái niệm về Visual Communication hay Truyền thông thị giác đề cập đến việc những người làm truyền thông nói chung sử dụng các yếu tố kích thích thị giác để thu hút sự chú ý của người dùng tới những thông điệp hay nội dung mà bên gửi mong muốn.
Đây là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trọng phạm vi kinh doanh, truyền thông và marketing.
Có 7 thành phần chính của Visual Communication bao gồm (không giới hạn): màu sắc, hình dáng, hình nền, kết cấu, số liệu, sự cân bằng và hệ thống phân cấp.
Tại sao Visual Communication lại quan trọng?
Việc truyền tải các thông điệp một cách hiệu quả có liên quan mật thiết đén Visual Communication. Vì sao lại thế? Cùng điểm qua những vai trò chính khiến Visual Communication trở nên quan trọng như vậy.
Giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng những nội dung bằng hình ảnh hay trực quan (Visual) được xử lý trong não nhanh hơn 60.000 lần so với các văn bản (Text). Hay Adobe nhận định rằng với các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram,…) những nội dung bằng hình ảnh có mức độ tiếp cận và lượt tương tác lớn hơn.
Bằng cách sử dụng các yếu tố trực quan trong nội dung, bạn có thể truyền đạt thông điệp một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, khi mà người dùng ngày càng bỏ qua nhiều hơn các nội dung được phân phối tới họ, xem ít và lướt nhanh hơn, các nội dung trực quan tương tác cao còn trở nên quan trọng hơn trong việc thu hút sự quan tâm của họ.
Giúp đảm bảo các thông điệp được gửi đi một cách chính xác nhất.
Bằng cách thêm vào các yếu tố như màu sắc, kết cấu bố cục, hình ảnh, video hay các đồ hoạ khác nhau, bạn không những có thể truyền tải thông điêp một cách ấn tượng mà còn có thể thuyết phục họ tốt hơn trong việc làm những gì thương hiệu muốn mà không sợ người nhận không hiểu hết hay hiểu lầm ý đồ của bạn.
Visual Communication giúp người nhận thông điệp ghi nhớ thông tin lâu hơn.
Từ góc độ khoa học, người ta thấy rằng việc sử dụng những hình ảnh phù hợp sẽ giúp các nhóm đối tượng mục tiêu ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn.
Trong tất cả các thông tin truyền đến não, 90% là hình ảnh trực quan (visual), và như đã phân tích ở các phần đầu, hình ảnh được xử lý trong não nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản.
Mang lại trải nghiệm nhất quán và cảm giác “được chia sẻ” nhiều hơn.
Một trong những vai trò quan trọng nhất mà tính nhất quán mang lại khi sử dụng Visual Communication là xây dựng thương hiệu.
Logo, màu sắc, phông chữ, đồ họa, biểu tượng và hình ảnh khi được kết hợp với những tính cách và giọng điệu của thương hiệu, chúng có khả năng giúp thương hiệu trở nên dễ nhận biết hơn. Thu hút sự chú ý và trải nghiệm của người dùng trong các hoạt động Marketing.
Các thương hiệu mới có mặt trên thị trường cần xây dựng truyền thông và hiện diện một cách nhất quán trên các nền tảng Đây là một cách tuyệt vời để xây dựng giá trị thương hiệu.
Ưu điểm và nhược điểm của Visual Communication là gì?
Ưu điểm của Visual Communication là gì?
- Tiếp cận được nhiều đối tượng hơn: Bởi có khả năng thu hút sự chú ý và tương tác, nên nó tiếp cận được đến nhiều nhóm đối tượng hơn, đặc biệt là nhóm ít thời gian hoặc có hạn chế về khả năng đọc.
- Người tiếp nhận thông điệp dễ hiểu hơn: Khi người dùng trở nên bận rộn và ít thời gian cho từng nội dụng cụ thể, mục tiêu hàng đầu của các thương hiệu là truyền tải được ý đồ một cách nhanh chóng.
- Trải nghiệm người dùng tốt hơn: Người dùng sẽ thích thú hơn khi được trải nghiệm những nội dung trực quan và nhiều cảm xúc hơn so với phải đọc những đoạn văn bản dài ngoằng và chán ngắt.
Nhược điểm của Visual Communication là gì?
Bên cạnh những ưu điểm mà Visual Communication có thể mang lại, nó cũng có một vài khuyết điểm song hàng cùng với đó.
- Tốn chi phí hơn: Bạn phải sử dụng nhiều tài nguyên sáng tạo hơn, thiết kế nhiều hơn, tốn nhiều chi phí hơn cho việc sản xuất nội dung.
- Những hiểu lầm không đáng có: Việc sử dụng nhiều ảnh ảnh có thể làm khách hàng không hình dung được những gì thương hiệu muốn truyền tải. Cần dung hòa giữa văn bản và hình ảnh để thông điệp trở nên dễ tiếp cận hơn.
- Mất nhiều thời gian hơn: Các hình ảnh trực quan đòi hỏi bạn phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và chỉnh sửa.
Visual Communication có những kiểu hình thức chính nào?
- Hình ảnh (Photo/Image).
- GIFS (ảnh động).
- Ảnh chụp màn hình
- Video
- Biểu đồ.
- Đồ họa thông tin.
- Trực quan hóa dữ liệu
- Các bài đăng bằng hình ảnh trên mạng xã hội.
Kết luận
Bài viết đã cho chúng ta thấy được những tác động quan trọng của Visual Communication đối với truyền thông Marketing. Luôn nhớ truyền tải thông điệp đến khách hàng hãy bao gồm các nội dung video và hình ảnh trực quan.
Nguồn: Tham khảo Marketing Trips