Tối ưu Onpage SEO là kỹ thuật rất quan trọng đối với quy trình SEO. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của kỹ thuật này đến xếp hạng của Website nhé.
Google liên tục thay đổi, phát triển các thuật toán. Vì vậy, SEOer luôn phải cập nhật thường xuyên các biến đổi này. Hiện nay, Google tập trung chủ yếu vào SEO Onpage và Content. Vì vậy mà MDSCO sẽ chia sẻ Checklist tối ưu Onpage SEO và một số lưu ý về các chiêu trò bạn nên tránh.
Onpage SEO là gì?
Onpage SEO là quá trình tối ưu hóa nội dung của một trang Web, giúp nó thân thiện hơn đối với các công cụ tìm kiếm. Mục tiêu cuối cùng của Onpage SEO là giúp cho quá trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm hiểu được ý nghĩa và ngữ cảnh trên trang Web của bạn.
Tối ưu Onpage SEO quan trọng như thế nào?
Onpage SEO rất quan trọng vì nó cung cấp cho các công cụ tìm kiếm một số tín hiệu. Từ đó, giúp nó hiểu được nội dung của Website bạn là gì. Trong quá trình lập chỉ mục và xếp hạng, các công cụ tìm kiếm sẽ liên kết trang Web với từ khóa hoặc cụm từ mà người dùng tìm kiếm.
Qua các yếu tố Onpage SEO, bạn sẽ cho công cụ tìm kiếm biết được những từ khóa nào mà bạn muốn xếp hạng. Ngoài ra, Onpage SEO còn giúp mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Checklist tối ưu Onpage SEO quan trọng bạn cần nắm
Việc tối ưu Onpage SEO rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến thứ hạng trang Web. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số phương pháp mà NAVEE liệt kê dưới đây để công việc SEO hiệu quả hơn.
Xuất bản nội dung chất lượng cao
Trước khi thực hiện một dự án SEO, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Một trang Web có nội dung tốt có thể có thứ hạng cao ngay cả khi không có SEO.
- Ngược lại, một trang Web có nội dung xấu sẽ không tồn tại dù cho có tối ưu SEO tốt đến đâu.
- Một trang Web có nội dung tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều và giúp việc SEO trở nên dễ dàng hơn.
Đây là lý do vì sao xuất bản những nội dung chất lượng cao luôn là việc bạn cần ưu tiên hàng đầu. Theo đó, để tối ưu Onpage SEO, nội dung cần có một số đặc điểm sau:
- Nội dung gốc (bài báo, văn bản, hình ảnh, Video, bản trình bày, đồ họa thông tin, bình luận,…).
- Nội dung dành riêng cho trang Web.
- Nội dung hữu ích.
- Nội dung được nghiên cứu kỹ.
- Nội dung đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng.
Tìm kiếm sẽ được chia thành bốn loại tùy theo mục đích: Thông tin; Điều hướng; Giao dịch; Các khóa học. Cách dễ nhất để tìm ra loại nội dung cần tạo là tận dụng lợi thế của Google. Bước đầu tiên, bạn truy cập Google và tìm kiếm các từ khóa mục tiêu. Hãy xem xét cẩn thận 10 kết quả đầu tiên. Sau đó, bạn nên lưu ý về loại nội dung, mức độ chi tiết, cách họ sử dụng hình ảnh và Video, thiết kế trang.
Mục tiêu của bạn là sử dụng thông tin này để xây dựng nội dung tốt hơn. Có nghĩa là bạn sẽ chọn lựa và đưa ra các thông tin chính xác, kỹ lưỡng hơn, giúp người đọc tìm được đúng nội dung họ cần. Ngoài ra, bạn có thể trình bày một cái nhìn khác về chủ đề mà nội dung hiện có chưa đề cập đến.
Một vấn đề quan trọng nữa là nếu bạn không tạo được nội dung thỏa mãn mục đích tìm kiếm cuối cùng, thứ hạng trang sẽ thấp hơn. Nếu như nội dung không hữu ích, ngay cả khi bạn đang xếp hạng cao trên Google thì đây cũng chỉ là tạm thời. Vì Google sẽ sử dụng các tín hiệu để đo lường xem người dùng có hài lòng với trang Web của bạn không. Vì vậy, khi tối ưu Onpage SEO hãy đảm bảo nội dung bạn tạo là những gì người dùng muốn tìm kiếm.
Tối ưu Title Tag và Meta Description
Để tối ưu SEO Onpage tốt nhất thì bạn cũng không nên bỏ qua phần Title Tag và Meta Description.
Title Tag
Title Tag là phần tử HTML và được dành riêng cho tiêu đề của Website. Để thu hút nhiều khách hàng hơn thì bạn nên đặt Title hấp dẫn.
Thẻ tiêu đề thường có độ dài tối đa là 50-60 ký tự. Để đo ký tự, bạn có thể sử dụng công cụ Portents SERP. Nó sẽ giúp bạn thống kê tổng số Pixels trong tiêu đề.
Để tối ưu Onpage SEO, bạn hãy lưu ý một số quy tắc dành cho Title Tag sau:
- Không viết hoa toàn bộ chữ cái trong tiêu đề. Thay vào đó bạn chỉ nên viết hoa chữ cái đầu tiên của Title. Hoặc có thể viết hoa chữ mà bạn muốn nhấn mạnh.
- Đảm bảo tiêu đề luôn là duy nhất vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến SEO. Ngoài ra, sự khác biệt sẽ giúp bạn được khách hàng chú ý nhiều hơn.
Tiếp theo là cách giúp bạn đặt Title Tag hấp dẫn và thu hút hơn:
- Bước 1: Xác định từ khóa chính mà bạn nhắm đến.
- Bước 2: Tìm các từ khóa dài cho từ khóa chính.
- Bước 3. Phác thảo thẻ Title Tag cơ bản.
- Bước 4. Xem xét xem nội dung của bạn có gì độc đáo không và đưa vào Title.
Meta Description
Meta Description sẽ có độ dài bất kỳ, nhưng Google thường cắt thành đoạn từ 155-160 ký tự. Để phù hợp với giao diện Mobile thì bạn nên viết khoảng 120 ký tự là ổn nhất.
Bạn có thể sử dụng một số công cụ đo ký tự phổ biến như: Invertext, Contador Caracteres, 4Devs, Cia, Wordcount, Countcarcharts, Soma,… Ngoài đếm ký tự, các công cụ này còn đếm dòng và đoạn văn. Từ đó, giúp bạn dễ dàng tối ưu Onpage SEO hơn.
Mục tiêu chính của bạn là tăng số lần nhấp chuột và cung cấp giá trị. Vì vậy, hãy áp dụng theo các Tips sau đây để tối ưu Meta Description:
- Hãy tạo các thẻ Meta Description Unique để tạo nên sự khác biệt so với Website khác.
- Viết nội dung của bài viết với giọng văn tích cực, thu hút.
- Nên làm nổi bật lên các đặc điểm của thương hiệu.
- Chứa Focus Keyword để làm nổi bật Website của bạn hơn.
- Chứa nội dung liên quan để không bị Google phạt và tăng tỷ lệ thoát.
- Không sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng Rich Snippets để tăng độ nổi bật và trải nghiệm người dùng.
- Cung cấp các ưu đãi đặc biệt.
Thẻ Heading
Thẻ tiêu đề chính thường được gọi là H1 và nó dành riêng cho Title của trang. Để tối ưu Onpage SEO với thẻ H1, bạn cần tạo sự liên quan và đa dạng, hướng tới người dùng. Bạn có thể đặt theo cách sau:
- Độ dài H1 là từ 20-70 ký tự và chứa từ khóa trọng điểm.
- Trong 1 bài viết chỉ chứa 1 thẻ Heading 1 duy nhất.
- Tiêu đề phải liên quan đến nội dung của bài viết.
- Phải chứa từ khóa hoặc cụm từ khóa chính.
Ngoài việc tối ưu thẻ H1, bạn cũng cần chú trọng đến các tiêu đề phụ từ thẻ H2 đến H6. Khi đặt tiêu đề phụ, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Ngắn gọn và thể hiện được nội dung của đoạn văn mà bạn sắp đề cập đến.
- Nên đặt một số từ khóa liên quan hoặc Semantic Keywords thay vì từ khóa chính.
- Các thẻ H2 và H3 sẽ ảnh hưởng mạnh đến SEO, còn thẻ H4-H6 sẽ không gây ảnh hưởng nhiều.
Hình ảnh
Hình ảnh là một trong những kỹ thuật tối ưu Onpage SEO quan trọng. Nó mang lại nhiều lợi ích trang Web của bạn như:
- Google sẽ đánh giá cao Website của bạn và từ đó mà xếp hạng trang cao hơn.
- Bài viết thêm sinh động, giúp tăng sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
- Khi hình ảnh được tối ưu, trang của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn trong Google Search Image.
- Người đọc sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi “thưởng thức” nội dung cùng hình ảnh. Vậy nên với các nội dung hữu ích, bạn cần thêm một số hình ảnh minh họa. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng sau cùng – gia tăng trải nghiệm người dùng. Khi Website của bạn thu hút được nhiều người đọc, đồng nghĩa với việc Google sẽ thích bạn hơn. Từ đó, nâng hạng cho Website của bạn.
Tối ưu URL
URL thân thiện sẽ giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn, dễ chia sẻ và tối ưu cho các công cụ tìm kiếm. Tuy đây không phải là yếu tố chính giúp xếp hạng trang Web, nhưng nó sẽ giúp trang Web hiển thị cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Để tối ưu Onpage SEO cho URL, cần đảm bảo một số yếu tố như:
- Sử dụng từ khóa chính xác vào trong URL.
- Trong đường dẫn không được dùng ký tự đặc biệt hay biểu tượng. Vì các ký tự này sẽ làm các liên kết bị phá vỡ.
- Title và cấu trúc càng gần nhau càng tốt. Hoặc không cần giống nhau nhưng cả hai phải kết nối và liên quan với nhau.
- Các URL SEO cần ít hơn 100 ký tự và bạn hãy bỏ những từ ngữ không cần thiết. Tuy URL dài không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, nhưng URL ngắn gọn trông sẽ đẹp và dễ dàng chia sẻ trên Social hơn.
- Bạn cần tránh đặt những ký tự hoặc các nhãn loạn xạ khó hiểu trên URL. Chỉ nên sử dụng từ hoặc các cụm từ dễ nhận ra và đọc hiểu.
- Ngoài ra, hãy bỏ các từ như: Và, nhưng,… vì các công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua chúng. Bạn có thể xóa hoặc rút ngắn lại khi cần thiết.
Internal link
Internal Link là yếu tố quan trọng khi tối ưu Onpage SEO vì nó giống như xây dựng Web của riêng bạn.
Để phát hiện ra một trang, trình thu thập thông tin tìm kiếm dựa vào các liên kết được tìm thấy. Vì vậy, bạn có thể sử dụng Internal Link để chúng biết về các trang khác của mình. Đây là cách để cho công cụ tìm kiếm biết được đâu là trang quan trọng nhất.
Để tối ưu Internal Link, bạn có thể tham khảo một số mục sau:
- Thêm các liên kết nội bộ khi chúng thật sự hữu ích cho người đọc.
- Mỗi trang không đặt quá 15 liên kết nội bộ.
- Nếu có thể, bạn nên đặt liên kết vào phần chính của trang Web.
External link
External Link sẽ giúp cho Google tìm ra chủ đề trang Web của bạn. Ngoài ra, nó sẽ thấy rằng trang của bạn là một trung tâm thông tin chất lượng.
Hãy xem xét các phương pháp hay nhất để thêm External Link vào nội dung của bạn:
- Chỉ liên kết khi nó cung cấp giá trị cho người đọc.
- Chỉ liên kết đến trang Web liên quan có nội dung độc đáo và là trang Web mà bạn tin tưởng.
- Đối với các Website mà bạn không hoàn toàn tin tưởng, hãy sử dụng thẻ Nofollow cho các liên kết.
Tốc độ tải trang
Hiện nay, Google luôn mong muốn đưa các trang Web nhanh nhất vào chỉ mục của họ. Do đó, họ đã chính thức thêm tốc độ tải trang vào làm một trong những yếu tố xếp hạng. Vì vậy, để tối ưu Onpage SEO đạt hiệu quả cao thì bạn phải tối ưu tốc độ Load Page.
Nếu trang Web của bạn có thời gian tải chậm sẽ làm tăng tỷ lệ thoát. Bạn có thể dùng công cụ Google PageSpeed Insights để kiểm tra tốc độ trang. Sau đó, thực hiện các bước tối ưu hóa để tránh hình phạt xếp hạng và tỷ lệ thoát cao.
Độ thân thiện với Mobile
Gần 60% tìm kiếm trên Google là từ thiết bị di động. Điều này có nghĩa là nếu trang Web của bạn không thân thiện với thiết bị di động, bạn đã mất một nửa lưu lượng truy cập tiềm năng.
Bước đầu tiên, bạn cần đảm bảo trang Web của mình thân thiện với thiết bị di động. Bạn có thể kiểm tra trang Web của mình bằng công cụ Googleusercontent.com và khắc phục mọi sự cố tiềm ẩn.
Sau đó, hãy tiến thêm một bước và kiểm tra trang Web của bạn trên thiết bị di động. Bước tối ưu Onpage SEO này sẽ đảm bảo rằng mọi thứ đều được hiển thị chính xác bao gồm cả các nút CTA.
Khả năng tiếp cận
Một số nhà xuất bản trang Web đã phải đối mặt với các vụ kiện vì không tuân thủ Americans With Disabilities Act. ADA không cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho trang Web, nhưng nó lại là việc bắt buộc. Tuân thủ Web Content Accessibility Guidelines (WCAG) sẽ giúp bạn bảo vệ trang Web. Đảm bảo rằng bạn đang chọn các mục sau trên trang Web của mình:
- Tất cả nội dung có thể điều hướng qua bàn phím.
- Tất cả các hình ảnh đều có văn bản thay thế.
- Nội dung không được nhấp nháy quá 3 lần mỗi giây.
- Sử dụng đánh dấu ngữ nghĩa (<H1>, <H2>, <p>,…).
- Sử dụng nhãn Aria (giúp trình đọc màn hình và các công nghệ hỗ trợ hiểu rõ hơn về mục đích của tính năng điều hướng).
- Sử dụng đủ độ tương phản màu.
- Sử dụng các lựa chọn thay thế văn bản cho đồ thị được biểu diễn dưới dạng hình ảnh.
- Cung cấp phụ đề hoặc văn bản mô tả.
Schema Markup
Có hai loại đánh dấu trang web, bạn có thể sử dụng để cấu trúc dữ liệu để giúp các công tìm kiếm dễ hiểu hơn:
- Semantic: Giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc của trang Web tốt hơn (Ví dụ: Thẻ tiêu đề, tiêu đề,…).
- Schema: Giúp công cụ tìm kiếm hiểu tốt hơn ngữ cảnh của bài viết (Ví dụ: Sự khác biệt giữa phim “Avatar” so với hình đại diện trong một ứng dụng).
Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ đánh dấu JSON-LD, Microdata, RDFa để giúp cấu trúc của bạn tốt hơn cho Google. Từ đó, giúp việc tối ưu Onpage SEO thêm hiệu quả hơn.
Trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng không phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng của bạn.
Một số nguyên nhân dưới đây sẽ làm ảnh hưởng đến cách mà người dùng tương tác:
- Thời gian tải chậm.
- Điều hướng trang Web kém.
- Tải hình quá lâu, khó xem hoặc không thu hút.
- Giao diện không thân thiện với thiết bị di động,…
Những điều này có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn. Để tối ưu Onpage SEO bạn cần tối ưu hóa trải nghiệm người dùng:
- Kiểm tra tỷ lệ thoát, thời gian trung bình, CTR, chuyển đổi,…
- Xem dữ liệu phân tích để cố gắng chẩn đoán các sự cố UX tiềm ẩn.
- Tối ưu hóa tốc độ trang của trang Web.
- Đảm bảo các trang được tối ưu hóa cho điện thoại di động.
- Sử dụng Breadrumbs.
- Tạo Sơ đồ trang Web HTML hiển thị cho người dùng.
Xử lý trùng lặp nội dung và những Backlink kém chất lượng
Duplicate Content là nội dung trùng lặp và xuất hiện ở nhiều nơi trên Web (nghĩa là nội dung giống nhau nhưng nó xuất hiện dưới hai URL khác nhau). Vì vậy, công cụ tìm kiếm sẽ dễ bị nhầm lẫn và không biết phiên bản nào để lập chỉ mục hoặc xếp hạng.
Toxic Backlink là những Backlink đến trang Web của bạn từ nguồn không đáng tin cậy hoặc thư rác.
Cả hai vấn đề này đều dễ phát hiện và khắc phục. Đối với nội dung trùng lặp:
- Bạn xác định nội dung trùng lặp trên trang Web của mình bằng công cụ Siteliner hoặc RavenTools.
- Hãy sử dụng Rel = Canonical trong trang trùng lặp để trỏ đến trang Web chính. Thẻ này không chuyển hướng người dùng mà cho Google biết phiên bản nào quan trọng hơn để lập chỉ mục.
Đối với các Backlink kém chất lượng:
- Thực hiện kiểm tra Backlink bằng SEMrush Backlink Audit.
- Từ chối Backlink kém chất lượng bằng Google Search Console.
Những “chiêu trò” tối ưu Onpage Blackhat nên tránh
Đối với mọi SEOer, để có được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm đòi hỏi phải nghiên cứu chiến lược đúng đắn. Ngoài ra, còn cần các yếu tố tối ưu Onpage SEO như nội dung hấp dẫn và mang lại giá trị lâu dài. Hay nói cách khác, để lọt vào top 10 trên Google hoàn toàn không dễ dàng. Vì vậy mà ngày càng càng có nhiều kỹ thuật SEO mũ đen ra đời. Tuy nhiên, nó chỉ mang lại kết quả tạm thời. Vì vậy, bạn nên tránh một số chiêu trò tối ưu Onpage Blackhat bên dưới.
Nhồi nhét từ khóa
Nếu bạn nhồi nhét quá nhiều từ khóa sẽ dễ dàng bị thuật toán Google Panda phát hiện. Từ đó, trang Web của bạn sẽ bị phạt khá nặng.
Vì vậy, hãy đặt từ khóa của bạn tự nhiên nhất (cứ 500 từ thì chỉ nên đặt 2-3 từ khóa) bao gồm trong đó là các từ khóa dài, từ khóa liên quan. Để cải thiện chiến lược tiếp thị, bạn hãy sử dụng nhiều dạng từ khóa khác nhau để nội dung của bạn thu hút nhất.
Spam Link và Tag
Đối với bất kỳ trang Web nào cũng cần phải có Footer. Nó giúp khách truy cập điều hướng giữa nhiều phần trang Web. Ngoài ra, nó còn giúp truy cập vào thông tin bổ sung như thông tin liên hệ và giấy phép bản quyền,…
Khi tối ưu Onpage SEO, bạn cũng cần lưu ý đến các Backlink tại Footer. Chỉ nên đặt các thông tin liên hệ, giờ làm việc, địa chỉ, giấy phép,… và tuyệt đối không được Spam Footer.
Lạm dụng Anchor Text có Traffic cao
Google luôn đặt giá trị lên hàng đầu, nên bạn hãy đảm bảo rằng luôn mang đến giá trị trong nội dung. Chỉ nên đặt liên kết ở những nơi thực sự mang lại giá trị. Tránh việc đặt quá nhiều Backlink vào các bài có Traffic cao. Và đừng quên sử dụng các Anchor Text khác nhau cho các Internal Link nhé!
Copy nội dung
Content Is King, nếu như bạn muốn lọt vào Top đầu của Google, hãy ưu tiên tạo nội dung khác biệt. Ngoài ra, hãy cung cấp thật nhiều thông tin và tăng giá trị cho khách hàng của bạn. Lưu ý, bạn hãy tránh xa các nội dung Copy hoặc tráo đổi nội dung.
Cloaking
Cloaking có thể giúp bạn dễ dàng cung cấp nội dung không liên quan và giúp đạt thứ hạng cao hơn. Nhưng đó chỉ là thứ hạng tạm thời, sau đó trang Web của bạn sẽ bị phạt khá nặng. Vì vậy, đừng che dấu bất cứ điều gì khi thực hiện các bước tối ưu Onpage SEO.
SEO Onpage và SEO Offpage khác nhau như thế nào?
Để đạt được hiển thị tối đa trong các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ cần SEO Onpage và SEO Offpage.
SEO Onpage sẽ giúp Google hiểu các tín hiệu khác nhau thông qua cấu trúc của một trang và tối ưu hóa nội dung. Ngoài ra, công dụng của SEO Onpage còn là hướng về người dùng, khiến cho họ hài lòng.
Còn SEO Offpage có thể mang lại lưu lượng truy cập cho trang Web của bạn. Nhưng nếu nó không được thiết lập đúng cách hoặc nếu nó không thân thiện với người dùng sẽ mang lại kết quả xấu.
SEO Onpage luôn quan trọng và đi trước SEO Offpage. Nên bước đầu tiên là bạn cần tối ưu Onpage, sau đó là tiến hành SEO Offpage.
Kết luận
Muốn trang Web đạt thứ hạng cao trên Google thì không thể nào thiếu bước tối ưu Onpage SEO. Ngoài ra, nội dung là yếu tố quan trọng nhất để giúp bạn Rank Top. Vì vậy, trước khi thêm nội dung mới hãy tối ưu nó thật tốt nhé.
Không những vậy, bạn cần phải theo dõi thường xuyên việc thay đổi các thuật toán của công cụ tìm kiếm. Sau đó, tìm ra cách chúng có thể làm ảnh hưởng đến Bot thu thập thông tin nội dung. Từ đó, bạn có thể áp dụng theo các Checklist này để giúp Website của bạn được Google đánh giá cao hơn.