Khi nói đến việc đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động SEO, nhiều marketer thường nhầm lẫn giữa SEO outcomes và SEO outputs từ đó chưa đánh giá đúng về giá trị mà SEO mang lại.
Là một Digital Marketer, việc theo dõi và đo lường hiệu suất mang lại vốn là chuyện thường nhật. Điều này cũng diễn ra theo cách tương tự với những người làm SEO hay còn được gọi là SEOer.
Từ việc cập nhật các thuật toán mới, ưu tiên của các công cụ tìm kiếm, đến theo dõi các chỉ số trực tiếp và gián tiếp mà hoạt động SEO của họ mang lại cho doanh nghiệp.
Về tổng thể, mục đích và lợi ích thực sự của SEO không chỉ là tăng số lượt xem trang tự nhiên hoặc tối ưu hóa thứ hạng của từ khóa – mà còn là việc nó có thể hỗ trợ như thế nào đến mục tiêu kinh doanh chung.
Việc đánh giá sai hiệu quả của SEO theo đó vừa làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân bổ đúng các nguồn lực trong doanh nghiệp, vừa làm giảm giá trị thực mà SEO đang mang lại.
SEO outcomes và SEO outputs: Đâu là sự khác biệt?
Để có thể đo lường hiệu quả của SEO một cách hiệu quả, điều quan trọng hàng đầu là bạn cần phân biệt đâu là những chỉ số hay số liệu đầu ra (SEO output) và đâu là những kết quả mang lại thực sự (SEO outcome).
Trong khi các chỉ số đầu ra (SEO output) đề cập đến các biến số hay số liệu hữu hình và có thể đo lường được từ các nỗ lực SEO.
Kết quả có được (SEO outcome) là những tác động của những chỉ số đầu ra đó trong bối cảnh mục tiêu kinh doanh, chẳng hạn như lượng khách hàng tiềm năng (Lead) mới hay doanh số bán hàng.
Những kết quả đầu ra mong muốn này có thể bao gồm:
- Tăng khả năng hiển thị của thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến.
- Tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng truy cập (web traffic) thành khách hàng.
- Thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
Một cách tiếp cận phù hợp khác khi nói đến kết quả đầu ra đó là xem xét đến các vấn đề được giải quyết: liệu các vấn đề được giải quyết đó sẽ tác động ra sao đến hiệu suất kinh doanh chung.
Khi xây dựng chiến lược SEO, điều quan trọng trước tiên là thương hiệu phải tập trung vào kết quả đầu ra mong muốn, xác định mức độ tiềm năng của kết quả rồi sau đó mới tính đến các chỉ số đầu ra cần thiết của SEO.
Ví dụ về chỉ số đầu ra của SEO – SEO Output.
Cũng tương tự như các hoạt động Marketing khác, nhiệm vụ tiên quyết trước bất kỳ chiến lược nào đó là hình dung hay xác định các chỉ số có thể đo lường được.
Dưới đây là các chỉ số đầu ra phổ biến mà bạn có thể theo dõi và đo lường.
Số liệu lưu lượng truy cập (Traffic).
Chính là các số liệu về lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của thương hiệu. Từ số lần xem trang, thời gian ở lại trên trang đến số trang mà người dùng tương tác trên mỗi lần truy cập.
Các công cụ (miễn phí) như Google Analytics có thể giúp bạn theo dõi chi tiết về số liệu này.
Thứ hạng.
Có thể nói thứ hạng của các từ khoá hay website là một trong những chỉ số phổ biến nhất khi nói đến việc đo lường hiệu suất SEO.
Thứ hạng của từ khoá chính là vị trí mà website được hiển thị trên trang tìm kiếm (SERPs) tương ứng với từng truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Ngoài các công cụ miễn phí của Google, bạn có thể sử dụng các công cụ như Semrush hoặc Moz để theo dõi và phân tích số liệu.
Backlink.
Số lượng và chất lượng của các backlink trả ngược về website cũng là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu suất của SEO. Các công cụ như Ahrefs có thể hỗ trợ theo dõi chỉ số này.
Chỉ số SEO kỹ thuật (Technical SEO).
Các số liệu khác như tốc độ tải trang, số lỗi 404/301 hay các trang không được lập chỉ mục đều tác động trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng với website, đồng thời nó cũng là các chỉ số báo hiệu cho công cụ tìm kiếm về sức khoẻ tổng thể của website. Tất cả các số liệu này cuối cùng sẽ tác động trực tiếp đến kết quả đầu ra của SEO.
Ví dụ về kết quả đầu ra của SEO – SEO Outcome.
Như đã đề cập ở trên, nếu các chỉ số hiệu suất đầu ra thể hiện trực tiếp hiệu suất có được từ các hoạt động SEO, thì các chỉ số kết quả đầu ra chính là những gì mà doanh nghiệp thực sự nhận được từ nó.
Các kết quả này phản ánh giá trị lâu dài và tác động tích cực mà chiến lược SEO đang mang lại.
Dưới đây là các chỉ số kết quả đầu ra mà bạn có thể tham khảo.
Chuyển đổi tự nhiên.
Chuyển đổi tự nhiên là các chuyển đổi được tạo ra từ những người dùng truy cập vào website thông qua các tìm kiếm tự nhiên (SEO) thay vì là quảng cáo (ví dụ Google Ads).
Chuyển đổi này có thể là khách hàng tiềm năng, số người đăng ký, lượt tải xuống hay thậm chí là chuyển đổi đơn hàng.
Khả năng giữ chân khách hàng.
Việc giữ chân khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó biểu thị giá trị lâu dài mà website có thể mang lại.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng có thể được đo lường thông qua việc phân tích lượng người mua lặp lại và CLV.
Nhận thức về thương hiệu.
Một chỉ số kết quả đầu ra khác đó là mức độ nhận thức thương hiệu hay độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness). Những nỗ lực tìm kiếm tự nhiên nhằm thúc đẩy nhận diện thương hiệu là một kết quả SEO quan trọng.
Thị phần (tìm kiếm).
Việc đánh giá tỷ lệ lưu lượng truy cập tự nhiên của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh (cùng ngành) giúp doanh nghiệp xác định về vị thế thị trường hiện có của thương hiệu cũng như tổng cơ hội tiềm năng có được từ thị trường.
Tăng trưởng doanh thu.
Chỉ số cuối cùng và cũng là chỉ số quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là doanh số bán hàng. Nếu lượng người dùng truy cập vào website hay thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm cuối cùng không thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số, bạn nên xem xét lại về việc có nên tiếp tục làm SEO hay không.
Ánh xạ SEO outcomes và SEO outputs tới khả năng hỗ trợ OKRs của tổ chức.
Mặc dù các số liệu SEO như thứ hạng từ khóa, số lần hiển thị và thậm chí cả số lần nhấp chuột đều quan trọng, cuối cùng, các chỉ số đó liên quan như thế nào đến mục tiêu chung của tổ chức hay doanh nghiệp còn quan trọng hơn.
Bằng cách chuyển trọng tâm công việc SEO từ tập trung vào các chỉ số đầu ra sang kết quả tổng thể có được và hướng tới những tác động cụ thể, bạn có thể điều chỉnh công việc của mình trở nên phù hợp hơn với các mục tiêu kinh doanh.
Cách tiếp cận SEO dựa trên kết quả có được sẽ ưu tiên những gì thực sự quan trọng đối với tổ chức đồng thời đảm bảo rằng các nhiệm vụ đề ra đều tập trung (và ưu tiên) vào kết quả.
Bằng cách liên tục ánh xạ điều này, SEO có thể chứng minh được tiềm năng thực sự của nó như là một công cụ thúc đẩy doanh nghiệp thay vì chỉ là chiến thuật hỗ trợ.
Nguồn: Marketing trips