Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên (Organic Click Through Rate – CTR) là tỷ lệ người dùng click vào kết quả trả về trên trang tìm kiếm Google. Đây là chỉ số quan trọng mà người làm SEO luôn cần theo dõi, đánh giá và tìm cách cải thiện. Để tăng CTR cho Website, dưới đây là những cách bạn có thể áp dụng.
CTR càng cao, Website có càng nhiều lưu lượng truy cập. Đây là tiêu chí để Google đánh giá thứ hạng trang Web của bạn.
2. Gợi ý cách tăng tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên hiệu quả nhất
2.1. Đặt tiêu đề hấp dẫn
Tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút người dùng click để đọc nhiều hơn. Dù nội dung có thú vị, hữu ích nhưng tiêu đề kém hấp dẫn sẽ đánh mất rất nhiều lượt nhấp chuột.
- Để tạo tiêu đề thu hút bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Tiêu đề trang tối đa là 60 ký tự để đảm bảo có thể hiển thị đầy đủ. Lưu ý cần phải chứa từ khóa chính.
- Sử dụng các con số trong tiêu đề: Sử dụng số đếm, %, tỷ lệ là cách để tiêu đề của bạn thu hút hơn. Theo nghiên cứu, tiêu đề chứa số lẻ có CTR tốt hơn số chẵn. Tuy nhiên, với dạng bài liệt kê top thì tiêu đề top 10, 20, 30 sẽ hiệu quả hơn so với số lẻ top 7, 16 hay 23,…
- Sử dụng dấu ngoặc trong tiêu đề: Theo Hubspot, tỷ lệ nhấp chuột tăng lên gần 40% khi các bài đăng có chứa dấu ngoặc trong tiêu đề.
- Đặt tiêu đề dựa vào nhu cầu tìm kiếm của khách hàng: Người dùng chỉ click vào những kết quả phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên đi theo hành trình khách hàng. Xác định nhu cầu của khách hàng khi tìm kiếm trong từng giai đoạn để đặt tiêu đề phù hợp. Ví dụ khi tìm kiếm thông tin, các bài viết có từ “hướng dẫn”, “cách làm”, “làm thế nào”,… sẽ thu hút khách hàng hơn các từ “mua”, “giá”, “phiếu giảm giá”, “ưu đãi”,…
2.2. Tối ưu thẻ URL
Phần tiếp theo hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm là URL. Độ dài và danh mục URL có tác động nhất định đến CTR. URL nên ngắn gọn, chứa từ khóa dài và từ khóa nên được đặt ở đầu.
Bên cạnh từ khóa, bạn có thể cải thiện URL bằng cách sử dụng các danh mục và danh mục phụ trong cấu trúc liên kết. Trả về kết quả tìm kiếm bao quát hơn và cho khách hàng biết có nhiều hơn một bài cùng chủ đề họ quan tâm.
2.3. Tối ưu thẻ mô tả (Meta Description)
Thẻ mô tả là cơ hội tiếp theo để bạn có thể khuyến khích khách hàng nhấp chuột. Bạn chỉ có khoảng 155 – 160 ký tự để giới thiệu với người truy cập những gì bài viết của bạn đem lại cho họ.
Không có mô tả, Google sẽ lấy đoạn văn bất kỳ trong bài viết có chứa từ khóa. Đôi khi, Google lấy câu chứa từ khóa nhưng nội dung kém liên quan. Từ đó, gây khó khăn cho độc giả khi tìm kiếm thông tin.
Vì vậy hãy tối ưu thẻ mô tả và trong thẻ phải chứa từ khóa. Khi đó, nếu từ khóa tìm kiếm khớp với nội dung có trong mô tả, Google sẽ bôi đậm, làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm.
Tiếp theo, để tối ưu thẻ mô tả bạn có thể thêm các từ kêu gọi hành động. Những cụm từ như: tham khảo ngay, đừng bỏ lỡ, đăng ký ngay, đăng ký dùng thử miễn phí,… chắc chắn sẽ thúc đẩy CTR.
2.4. Tối ưu đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) để lên vị trí top 0
Vị trí top 0 là kết quả hiển thị đầu tiên và đôi khi là kết quả duy nhất người dùng click xem. Vậy cải thiện vị trí top 0 là cách lý tưởng để tăng tỷ lệ nhấp chuột.
Để đạt được vị trí này, cần tối ưu đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) của từng bài viết trên Website. Đây là đoạn thông tin cho phép người dùng có được câu trả lời nhanh chóng khi tìm kiếm.
Đoạn trích nổi bật gồm hai phần: văn bản (dạng đoạn văn, danh sách, bảng) và hình ảnh. Về văn bản, bạn có thể tối ưu bằng cách sản xuất nội dung trả lời rõ ràng truy vấn tìm kiếm, nội dung mới, không trùng lặp. Về hình ảnh, nên chọn ảnh liên quan đến chủ đề, chất lượng cao, tối ưu kích thước, tên ảnh, caption,…