Outbound Marketing là gì? Khác biệt với Inbound Marketing như thế nào

Outbound Marketing là gì? Khác biệt với Inbound Marketing như thế nào

Sự thay đổi vượt bậc của Internet giúp khách hàng trở thành trung tâm của mọi sự tìm kiếm, hành vi tiêu dùng của họ cũng vì thế mà thay đổi. Chính vì thế, Outbound Marketing không còn chiếm vị trí độc tôn trong các chiến dịch Marketing nữa.

Vậy Outbound Marketing là gì? Sự khác biệt giữa Outbound với Inbound Marketing là gì? Tại sao Outbound không còn thịnh hành như trước nữa? Cùng Minh Duy Solutions tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé.

Outbound Marketing là gì?

Khái niệm

Outbound là gì? Oubound ở đây có nghĩa là làm Marketing từ bên ngoài. Outbound Marketing hay còn được biết tới là Marketing truyền thống, trong đó doanh nghiệp chủ động đi tìm kiếm khách hàng qua các kênh Marketing, quảng cáo nhằm gửi tới khách hàng thông tin về sản phẩm một cách đại trà.

Tuỳ thuộc vào quy mô và hoạt động của doanh nghiệp mà phương thức tiếp cận có thể là:

  • Đặt biển quảng cáo billboards
  • Gửi email bán hàng hàng loạt cho tệp email data mua trên internet
  • In ấn catalogues rồi phân phát
  • Quảng cáo trên radio, tivi
  • Cold Calling: các cuộc gọi tiếp thị bán hàng đến list data mua từ đâu đó.

Outbound Marketing hoạt động như thế nào?

Nếu Inbound Marketing được ví như một thỏi nam châm thì Outbound Marketing chính là một cái loa. Khác với Inbound Marketing, các chiến lược Marketing Outbound cung cấp thông tin đến những khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp, chủ động mà không nhất thiết phải chờ họ tìm đến bạn một cách tự nhiên.

Outbound Marketing là gì? Khác biệt với Inbound Marketing như thế nào
Outbound Marketing hoạt động như thế nào?

Một số hình thức phổ biến của Outbound Marketing

1. Quảng cáo truyền hình

Khi Internet chưa thực sự phổ biến thì TV chính là hình thức quảng cáo hàng đầu của các doanh nghiệp bởi hầu hết khách hàng đều xem TV là nguồn lấy thông tin quan trọng mỗi ngày. Quảng cáo trên kênh sóng truyền hình có thể bao phủ trên diện rộng, tiếp cận khách hàng theo cách đại trà, giúp định vị thương hiệu tương đối hiệu quả.

Outbound Marketing là gì? Khác biệt với Inbound Marketing như thế nào
Quảng cáo truyền hình

Đôi khi hình thức này lại gây phản tác dụng. Ví dụ trường hợp khách hàng đang xem một chương trình cuốn hút nào đó mà bị quảng cáo cắt ngang thì sẽ rất khó chịu và ấn tượng về thương hiệu cũng không tốt.

Chi phí cho các TVC quảng cáo cao hay thấp phụ thuộc vào từng kênh sóng, khung giờ, chương trình trình chiếu,… Đặc biệt với các khung giờ vàng hoặc với chương trình thu hút lượng người xem lớn, giá mỗi TVC quảng cáo lại càng đắt.

Có thể nói hình thức quảng cáo này tiêu tốn nhiều tiền bạc nhất của các doanh nghiệp khi đầu tư vào, vì thế nó chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, có quy mô kinh doanh sản xuất lớn, chuyên nghiệp cùng lượng khách hàng khổng lồ.

2. Email Marketing

Khác với quảng cáo trên TV, Email Marketing là hình thức tiếp thị có tính chọn lọc và dễ dàng đo lường hơn.

Khi mở Email, những thư được gửi trong mục spam hay mục xã hội chính là những thư quảng cáo sử dụng phương pháp Outbound Marketing.

Hình thức Email Marketing cho đến thời điểm hiện tại vẫn được nhiều thương hiệu, doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp Email Marketing đang ngày càng bất lợi khi với chính sách kiểm soát của Google.

Google không ngừng cải thiện tính bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng. Người sở hữu một tài khoản Gmail hoàn toàn có quyền thiết lập chế độ tự động xóa thư rác.

3. Gặp mặt trực tiếp

Gặp mặt trực tiếp cũng là một hình thức Outbound Marketing, song chúng lại mang lại rất nhiều sự khó chịu đến khách hàng.

4. Outbound Logistics

Outbound Marketing là gì? Khác biệt với Inbound Marketing như thế nào
Outbound Logistics

Outbound logistics chính là một quá trình từ khâu lưu trữ cho đến khi phân phối sản phẩm. Quá trình Outbound logistics khởi đầu từ đơn hàng khách đã chốt, sau đó bên cung cấp cần thực hiện khâu đóng gói và giao hàng đến người mua.

5. Outbound Call

Outbound Call hay Outbound Marketing Calls chỉ những cuộc gọi đến từ nguồn bên ngoài, cuộc gọi của người quan tâm đến sản phẩm dịch vụ gọi đến với bên tư vấn.

Họ thuộc nhóm đối tượng người mua rất tiềm năng nhưng chưa được hỗ trợ. Khi gọi đến với bên tư vấn, họ thường đặt thắc mắc về sản phẩm.

6. Outbound Sales

Outbound sales là tất cả những phương tiện mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm người mua tiềm năng như: gọi điện tư vấn, sử dụng đội ngũ tư vấn viên để trò chuyện trực tiếp, email,… với mục đích tạo ra sự quan tâm và bán một sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Outbound Sales được chia thành 2 hình thức:

  • Cold call: Cuộc gọi ngẫu nhiên, bạn gọi cho khách hàng lần đầu tiên nhằm chủ động bán hàng hoặc dịch vụ.
  • Warm call: Khi khách hàng đã từng gọi hỏi thông tin từ bạn hoặc bạn đã từng giao dịch với khách hàng này.

Hoạt động Outbound Sales chỉ thực sự thành công khi xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ, đề ra tình huống có thể xảy ra. Kỹ năng của nhân viên tư vấn lúc này rất quan trọng bởi họ phải khiến khách hàng tin tưởng, thoải mái trò chuyện.

5 sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Cả hai hình thức Marketing đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Vậy liệu trong tương lai, Marketing Inbound Outbound, đâu sẽ là lựa chọn được các doanh nghiệp để tâm đặc biệt tới.

1. Phương thức tiếp cận

Cách tiếp cận chính là sự khác biệt khác lớn nhất giữa Inbound và Outbound Marketing.

Phương thức tiếp cận khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing.
Phương thức tiếp cận khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing.

 

Sở dĩ tiếp thị Inbound được ưa chuộng hơn là vì chúng luôn đề cao tính tương tác hai chiều giữa bên truyền tải và người tiếp nhận. Có nghĩa là người dùng được đặt ở vị trí trung tâm và họ có quyền lựa chọn tiếp nhận hay từ chối tiếp cận thông tin. Inbound Marketing sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu về chân dung khách hàng và những vấn đề của họ để từ từ dẫn dắt họ tìm thấy nội dung cần tìm thông qua các quy trình Marketing automation trên kịch bản sẵn có.

Outbound marketing là phương thức truyền thống, cách tiếp cận một chiều. Tức là thông tin được phát đi từ phía doanh nghiệp đến khách hàng càng nhiều càng tốt mặc kệ họ có thực sự cần hay không. Khách hàng tương tác với bạn rất thụ động thông qua báo đài, banner, TVC, radio,…

2. Nội dung truyền tải

Inbound Marketing luôn chú trọng vào nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, nhằm cung cấp những thông tin hữu ích đến người đọc. Nội dung của Inbound là tất cả những gì khách hàng muốn click vào khi họ tìm kiếm thông tin. Khách hàng luôn mong muốn được tìm hiểu về thương hiệu. Cơ cấu nội dung của Inbound Marketing là 80% nội dung hữu ích tập trung vào giá trị và giải pháp đến cho khách hàng, review đánh giá, cách lựa chọn sản phẩm tốt, hứng dẫn sử dụng,.. và 20% còn lại sẽ giới thiệu về sản phẩm nhưng chủ yếu mang tính chất tham khảo.

Outbound Marketing trực tiếp đi vào sản phẩm, doanh nghiệp truyền tải thông điệp quảng cáo nhưng không hiểu được khách hàng muốn gì. Tập trung 80% nội dung chỉ xoay những tính năng, đặc điểm nổi bật của các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp hay ưu đãi của nhãn hàng.

3. Mục đích cuối cùng

Inbound Marketing xây dựng niềm tin và lòng trung thành bằng cách gây dựng mối quan hệ với khách hàng, sau đó mới khơi gợi nhu cầu mua hàng của họ. Nội dung của các chiến lược tiếp thị rất ít khi đánh chính diện vào sản phẩm hay dịch vụ mà thay vào đó là đưa ra những đánh giá, lời khuyên đến từng đối tượng mục tiêu. Từ đó, xây dựng niềm tin cho khách hàng.

Inbound Marketing xây dựng niềm tin và lòng trung thành
Inbound Marketing xây dựng niềm tin và lòng trung thành

Outbound Marketing kích thích nhu cầu mua sắm, hướng đến việc khơi dậy nhu cầu khách hàng. Outbound Marketing tác động đến hành vi mua và tối đa hoá tiềm năng mua hàng của người xem ngay cả khi họ vừa mới lướt qua thông điệp. Đó là lý do tại sao nội dung truyền tải luôn được đánh thẳng trực diện và tập trung vào sản phẩm.

Outbound Marketing kích thích nhu cầu mua sắm
Outbound Marketing kích thích nhu cầu mua sắm

4. Môi trường hoạt động

Inbound Marketing hoạt động chính trên nền tảng số và mục tiêu tiếp cận có tính chủ đích cao.

Inbound Marketing hoạt động chính trên nền tảng số
Inbound Marketing hoạt động chính trên nền tảng số

Các kênh triển khai của tiếp thị Inbound hiệu quả:

  • Triển khi bài dạng blog với nội dung chất lượng và thu hút
  • Chú trọng tối ưu SEO website tự nhiên để đưa bài blog lên Top tìm kiếm
  • Lan tỏa nội dung trên Social Media

Outbound Marketing hoạt động trên cả hai nền tảng số và truyền thống, đây là phương pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nên thường là nền tảng cho những chiến dịch truyền thông tích hợp IMC.

Phương pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
Phương pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

Lúc trước, khách hàng sẽ tiếp cận với doanh nghiệp thông qua các kênh Marketing truyền thống như báo chí, tivi, banner ngoài trời,…Nhưng với sự phát triển vượt bật của doanh nghiệp, Outbound Marketing dần mở rộng sang bối cảnh số như các nền tảng tìm kiếm (Google, Bing,..) và kênh truyền thông xã hội Social media (Facebook, Instagram,…).

5. Khả năng đo lường

Inbound Marketing đo lường dễ dàng và nhanh chóng do có rất nhiều công cụ hỗ trợ đo lường hiệu quả như: Google Analytics, Youtube Analytics,…

Outbound Marketing khó khăn trong việc đo lường và tốn rất nhiều thời gian và chi phí để có thể đo lường ‘tương đối’ về tính hiệu quả. 

Dấu hiệu suy thoái của phương thức làm Marketing theo hướng Outbound

Thực tế chứng minh rằng một người có thể xem tới 400 – 10.000 bài quảng cáo trên một ngày. Không loại trừ bạn cả bạn! Trong một lượng quảng cáo khổng lồ như vậy, có bao nhiêu thương hiệu mà bạn có thể ghi nhớ ở trong đầu? Hiển nhiên, bạn chỉ nhớ được nhiều là 3 – 4 thương hiệu cung cấp sản phẩm mà bạn đang quan tâm mà thôi. 

Qua trải nghiệm thật, bạn cũng sẽ thấy rằng nhiều quảng cáo còn “gây cản trở” công việc hay quá trình lướt web của bạn. Một khi bạn không có hứng thú với chủ đề đó, những quảng cáo này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, đôi khi là mất thiện cảm với thương hiệu. 

Chính vì vậy, Outbound Marketing đã dần bị soán ngôi độc tôn bởi Inbound Marketing trong mô hình Marketing.

Đâu mới là giải pháp tốt nhất dành cho doanh nghiệp ?

Thay vì, phải tiêu tốn một khoản chi phí khổng lồ vào việc chạy quảng cáo. Bạn nên phân bổ nguồn lực đầu tư vào nhiều hoạt động khác nữa, điển hình là nội dung. Inbound Marketing quan niệm “Content is King”. Nội dung tiếp thị song hành với khách hàng trên suốt Hành trình mua sắm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng (Buyer’s Journey). Từ giai đoạn Nhận thức (Awareness), Suy xét (Consideration) và cuối cùng là Quyết định mua hàng (Decision). 

Với mỗi giai đoạn này, doanh nghiệp phải cung cấp được cho họ không chỉ là thông tin mà còn là giải pháp để giúp họ “đương đầu” với những vấn đề mà họ đang gặp phải. Một khi nhận thấy rằng bạn là một nhà cung cấp đáng tin cậy, đầy tính cạnh tranh. Họ sẽ chọn bạn là nơi cung cấp “công cụ” giúp giải quyết những vấn đề này. 

Để hiểu được họ cần gì, muốn gì ở mỗi giai đoạn, đòi hỏi bạn phải thấu hiểu được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Đồng nghĩa với bạn phải sở hữu một bức Chân dung khách hàng (Buyer Persona)  thật chi tiết. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược nội dung thông minh, tiếp cận được đến Đúng đối tượng và Đúng thời điểm. Hãy luôn nhớ rằng “Chìa khóa của một chiến lược nội dung tốt nằm ở Nội dung chứ không phải Số lượng”.  

Qua bài viết So sánh Inbound Marketing và Outbound Marketingmà chúng tôi cung cấp trên đây mong bạn đã biết được đâu mới là cách làm Marketing tốt nhất cho doanh nghiệp. 

4.5/5 - (116 bình chọn)