Hiểu đúng về Inbound Marketing và cách ứng dụng

Hiểu đúng về Inbound Marketing và cách ứng dụng

Doanh nghiệp của bạn đang gặp tình trạng tỷ lệ chuyển đổi không cải thiện dù đã đầu tư rất nhiều chi rất nhiều tiền cho quảng cáo? Hay khó khăn trong việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng? Có thể hình thức tiếp thị cũ đã không còn phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Lúc này, Inbound Marketing chắc chắn sẽ là một phương pháp tiếp cận hiệu quả mà bạn nên thử áp dung ngay cho doanh nghiệp của mình. 

Inbound Marketing bao gồm nhiều bước và công cụ kết hợp giúp biến một khách lạ thành khách hàng thực sự cho doanh nghiệp.Vậy Inbound Marketing thực sự là gì? Làm thế nào để triển khai Inbound Marketing một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Inbound Marketing là gì? Nó bắt nguồn từ đâu?

Inbound Marketing là gì? Nó là một phương thức tiếp cận khách hàng dựa trên nội dung và sự tương tác. Nhằm mang lại giá trị hữu ích cho khách hàng về những khúc mắc có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua các kênh như Blogs, các công cụ tìm kiếm và các mạng xã hội trong Inbound Marketing. Khách hàng tiềm năng sẽ là người chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp.

Dễ hiểu hơn, Inbound Marketing vừa giúp khách hàng giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải. Vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng. Khiến họ tin tưởng vào thương hiệu và cuối cùng là khiến họ mua hàng.

Inbound Marketing được một công ty chuyên phát triển và kinh doanh phần mềm phục vụ cho Marketing và bán hàng tại Mỹ với tên gọi là HubSpot tạo ra. Và nhanh chóng trở thành một xu hướng mới được rất nhiều doanh nghiệp đón nhận trong Marketing hiện đại. 

Hiểu đúng về Inbound Marketing và cách ứng dụng
Inbound Marketing đang dần trở thành xu hướng mới trong Marketing ngày nay

Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng Inbound Marketing?

Ngày nay, khách hàng không còn quá tin tưởng vào những lời quảng cáo, cam kết đến từ nhà cung cấp. Điều này hiển nhiên thôi vì khách hàng phải xem quá nhiều quảng cáo từ TV, Radio, biển bảng, tờ rơi… Từ khắp đường phố đến mọi ngóc ngách trên Internet: Google, Facebook, các mạng xã hội, Mobile Apps…Bởi vậy mà các phần mềm chặn quảng cáo ra đời và phát triển theo nhu cầu của con người.

Trong thời buổi đối thủ ngày càng nhiều mà khách hàng cũng ngày càng đa nghi và khó tiếp cận như hiện nay. Inbound Marketing chắc chắn là một phương án đáng để bạn tìm hiểu và thử ứng dụng vào thực tế.

Inbound Marketing có thể xem là một phương pháp Marketing “0 đồng” ?

Hầu như không có phương pháp Marketing nào miễn phí cả. Và Inbound Marketing chắc chắn không phải là phương pháp Marketing “0 đồng”. Mặt khác, xây dựng và triển khai một chiến dịch Inbound Marketing sẽ cần đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc nữa. Một số nhiệm vụ chính mà bạn cần thực hiện khi triển khai Inbound Marketing sẽ là:

Tạo ra nội dung “chất”

Bạn sẽ cần bắt đầu bằng việc nghiên cứu khách hàng để tạo ra nội dung “chất” nhằm thu hút khách hàng. Tìm ra vấn đề mà khách hàng đang gặp phải liên quan đến sản phẩm. Từ đó lại đầu tư để tạo ra nội dung đúng với nhu cầu và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo nội dung mà bạn tạo ra sẽ có hiệu quả. Do vậy bạn cũng cần bỏ ra phần chi phí cho việc thử nghiệm nữa.

Đăng tải nội dung ở nơi mà khách hàng có thể nhìn thấy

Sau khi đã có nội dung “chất” thì việc làm thế nào để bài viết của bạn đến được với khách hàng cũng là một vấn đề cần xử lý. Lúc này bạn cần phân phối nội dung qua các công cụ như SEO, Forum, các mạng xã hội…

Tương tác với khách hàng

Để gia tăng tương tác với khách hàng, bạn cần phải đầu tư chi phí về nhân sự, các công cụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi bán. 

Để có một chiến dịch Inbound Marketing thực sự hiệu quả đòi hỏi bạn phải đầu tư rất nhiều thứ từ công sức, thời gian đến tiền bạc. Ở đây, chúng ta không tập trung vào quảng cáo, truyền thông rầm rộ mà sẽ chú trọng vào việc tạo ra nội dung thu hút khách hàng. Và tất yếu, mọi sự đầu tư về nguồn lực đều cần đến tiền. Do đó Inbound Marketing không thể nào có giá “0 đồng” được.

Hiểu đúng về Inbound Marketing và cách ứng dụng
Inbound Marketing không phải là phương pháp Marketing “0 đồng”

Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Inbound Marketing sẽ là “vị cứu tinh” cho bạn trong trường hợp này. Mạnh dạn từ bỏ cách làm cũ và nghiên cứu, ứng dụng ngay Inbound Marketing để thấy sự khác biệt.

4 bước triển khai chiến dịch Inbound Marketing

Thiết lập chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả

Điều quan trọng là phải chúng ta tìm được đúng người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, sẵn sàng để lại thông tin nếu cần. Và trên hết là làm thỏa mãn người dùng khi họ mua sản phẩm mà chúng ta cung cấp. Để làm được điều này thì trước hết, bạn cần định hình rõ chân dung khách hàng kỳ vọng (Buyer Personas) hay còn gọi là khách hàng tiềm năng. Bạn cần tìm hiểu sở thích, mong đợi, tâm tư nguyện vọng của đại đa số khách hàng mà bạn muốn nhắm đến. Ngoài ra cũng không nên bỏ sót thông tin cá nhân và nhân khẩu học của tập khách hàng. Khi xác định được chân dung khách hàng, bạn sẽ xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng đến. 

Một số công cụ giúp thu hút khách hàng tiềm năng đến với Website:

  • Blogging (Viết Blog)
  • Social Media (Mạng xã hội)
  • SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
  • Pages (từng trang Web)

Blogging (Viết Blog)

Inbound Marketing khởi nguồn từ việc viết blog. Blog là cách tốt nhất để thu hút khách hàng mới truy cập vào Website của bạn. Để những khách hàng này tìm thấy, bạn nên xây dựng các Content có giá trị cung cấp thông tin hữu ích, mang tính trò chuyện với người đọc. Và trả lời được các khúc mắc của họ.

Hiểu đúng về Inbound Marketing và cách ứng dụng
Viết Blog là một cách thu hút khách hàng hiệu quả trong Inbound Marketing.

Social Media (Mạng xã hội)

Chia sẻ thông tin nổi bật, có giá trị cao và phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn đã xác định ban đầu lên các trang mạng xã hội. Các chia sẻ này được thể hiện bởi ngôn từ gần gũi với tập quán, văn hóa của khách hàng. Ngoài vấn đề nội dung, bạn cần chọn đúng kênh Mạng xã hội nào mà khách hàng sử dụng bởi có hàng trăm hình thức mạng xã hội khác nhau trên toàn thế giới.

SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

Khách hàng ngày nay thường bắt đầu quá trình mua hàng Online bằng cách tìm kiếm thông tin. Họ quan tâm thông qua các công cụ tìm kiếm như Google Search, Bing….

Vì vậy điều quan trọng là bạn phải khiến trang của bạn xuất hiện ở vị trí tốt nhất mỗi khi họ tìm kiếm. Để làm được điều đó, bạn chọn phân tích từ khóa mà khách hàng sử dụng khi tìm kiếm (Keywords), tối ưu trang Web, tạo nội dung, thêm nhiều liên kết từ các trang ở các lĩnh vực mà khách hàng thường xuyên truy cập.

Pages (từng trang Web)

Tối ưu hóa trang Web, khiến trang Web trở nên đẹp mắt và mạch lạc là điều hết sức quan trọng nhằm giữ chân khách hàng đến với trang Web của bạn. Một Website tốt cũng giống như một nhân viên bán hàng “thầm lặng”. Thông tin trên trang lúc này phải có độ dẫn dắt tốt. Đồng thời cung cấp thêm các thông tin có ích để lôi kéo khách hàng viếng thăm/đọc hết thông tin bạn cung cấp.

Kích thích chuyển đổi

Sau khi đã khiến khách hàng vào thăm trang Web, bước tiếp theo bạn cần làm là chuyển đổi (Convert). Khiến họ từ một người lạ (Visitor) sẵn sàng cung cấp thông tin cho bạn (Lead). Các thông tin này tối thiểu cũng phải là 1 cái email liên lạc. Thực tế, thông tin liên hệ rất quan trọng. Để lấy được thông tin từ khách hàng, bạn phải có phần thưởng gì đó để hấp dẫn họ. Nó có thể đơn giản chỉ là một cuốn Ebook, một bài báo, hay hướng dẫn. Miễn là nó mang những thông tin thật sự hữu ích cho khách hàng.

Các công cụ chuyển đổi Visitors thành leads hiệu quả bao gồm:

  • Calls-to-action (Kêu gọi hành động)
  • Landing Page (Trang đích đến)
  • Forms (biểu mẫu nhập thông tin)
  • Contacts (thông tin liên lạc)

Calls-to-action (Kêu gọi hành động)

Là một nút hoặc đường dẫn khuyến khích Visitor hành động. Ví dụ “Tải ngay” hoặc “Đăng ký tại đây”… Nếu như bạn không có các nút kêu gọi hành động này hoặc chúng không đủ hấp dẫn, lôi kéo. Đừng hy vọng sẽ thu thập được thông tin từ khách hàng.

Landing Page (Trang đích đến)

Khi người dùng ghé thăm Website và Click vào các nút kêu gọi hành động họ sẽ được dẫn đến trang Landing Page. Khách hàng sẽ điền thông tin cá nhân để lấy được phần thưởng. Từ đó, đội ngũ Sales nắm bắt thông tin liên lạc của khách hàng để chủ động tiếp cận. Một khi ai đó điền thông tin ở Landing Page, họ đã trở thành Leads của bạn.

Forms (biểu mẫu nhập thông tin)

Khi khách hàng điền thông tin theo các Form mẫu định sẵn và gửi đi, họ đã trở thành Lead. Hãy thiết kế các biểu mẫu thật đơn giản, đầy đủ để khách hàng nhập thông tin một cách dễ dàng.

Contacts (thông tin liên lạc)

Theo dõi các dữ liệu khách hàng đã thu thập được từ Form và đưa vào cơ sở dữ liệu tổng hợp cũng là điều mà bạn cần làm. Chúng sẽ giúp bạn có những hình dung chi tiết về đối tượng khách hàng cụ thể nào đó.

Hiểu đúng về Inbound Marketing và cách ứng dụng
Kích thích chuyển đổi bằng Call-to-action

Tiến hành chốt đơn

Sau 2 quá trình trên, đến bước này, bạn cần chuyển đổi các “Leads” thành khách hàng thực sự. Đây cũng là mục tiêu cuối cùng của Inbound Marketing. Công cụ chốt sales sẽ giúp bạn chuyển đổi đúng lead thành người sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm – giai đoạn này được gọi là Chốt sales.

Công cụ chốt sales bao gồm:

  • Lead Scoring – Đánh giá độ ưu tiên của các Lead
  • Email
  • Marketing Automation
  • Closed-loop Reporting (Báo cáo liên tục)

Lead Scoring – Đánh giá độ ưu tiên của các Lead

Không phải tất cả các Leads đều có khả năng mua hàng thực sự hay sẵn lòng nhận điện thoại, đọc email của bạn. Lúc này hãy định lượng hóa, đánh giá chấm điểm bằng con số dựa vào khả năng bán hàng thành công của từng Leads để chọn ra khách hàng tiềm năng lớn nhất.

Email

Dùng công cụ Email để hàng ngày gửi cho họ thêm nhiều các thông tin hữu ích nhằm xây dựng lòng tin, gia tăng mức độ mua trong họ dần dần.

Marketing Automation

Soạn ra các Email Marketing và chăm sóc khách hàng (Leads) dựa theo đúng đặc thù nhu cầu thông tin của từng nhóm Leads khác nhau, ở các giai đoạn của quá trình khác nhau.

Closed-loop Reporting (Báo cáo liên tục)

Tích hợp với hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM) để nhanh chóng phân tích độ hiệu quả phối hợp giữa Marketing và Sales liên tục hàng ngày.

Quan tâm, chăm sóc khách hàng

Phương thức cốt lõi của Inbound Marketing vẫn là cung cấp nội dung có giá trị tới tất cả các đối tượng khách hàng. Cho dù quá trình mua hàng đã kết thúc, bạn vẫn phải luôn tương tác với khách hàng cũ, duy trì sự hài lòng và thậm chí là nâng tầm họ trở thành khách VIP và tự nguyện giúp bạn quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

Công cụ để tạo sự lan truyền bao gồm:

  • Call-to-Action thông minh: Kêu gọi hành động tùy thuộc vào từng đặc điểm khách hàng.
  • Social Media: Gia tăng tối đa mức độ tiếp cận với những khách hàng cũ. Cố gắng cung cấp các kênh để có thể liên tục chăm sóc khách hàng. Nhận phản hồi và hỗ trợ nhanh nhất có thể bằng cách sử dụng nhiều nền tảng mạng xã hội.
  • Email và Marketing Automation- Email marketing duy trì: Cung cấp những nội dung nổi bật nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng. Đồng thời giới thiệu sản phẩm, tính năng, kích thích nhu cầu của họ.
Hiểu đúng về Inbound Marketing và cách ứng dụng
Tiến hành chốt đơn là mục đích cuối cùng của Inbound Marketing

Kết luận

Inbound marketing giúp thu hút khách hàng viếng thăm web, chuyển đổi thành Leads, và tăng tỷ lệ chốt Sales thành công các Leads này. Đồng thời, tạo được độ lan truyền từ khách hàng đã mua. Chính vì vậy mà Inbound Marketing ngày càng được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi trong các chiến lược tiếp thị của mình.

Hy vọng những chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Inbound Marketing cũng như cách ứng dụng và triển khai một cách hiệu quả nhất. 

5/5 - (1852 bình chọn)