Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.

Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.

Nếu như trong marketing truyền thống có công cụ 4P (Product – Price – Place – Promotion) thì trong digital marketing có mô hình Paid Owned Earned kinh điển. Vậy đây là mô hình gì? Nó có vai trò như thế nào đối với hoạt động digital marketing. Cùng Minh Duy Soltuions tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.
Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.

Mô hình Paid Owned Earned Media là gì?

Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.
Mô hình Paid Owned Earned Media là gì

Mô hình Paid Owned Earned Media (POEM) là một phương pháp kết hợp giữa 3 hình thức truyền thông: Paid Media, Owned Media và Earned Media. Phương pháp này được các chuyên gia Digital Marketing sử dụng để xây dựng chiến lược truyền thông. Đây là một cách để kết hợp các kênh truyền thông phù hợp nhằm thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng cuối cùng.

Tìm hiểu chi tiết về mô hình Paid Owned Earned Media

Paid media là gì

Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.
Paid media – truyền thông trả phí

Paid media (Truyền thông trả phí) là những bài viết được chạy quảng cáo nhằm tiếp cận đến nhiều khách hàng. Ví dụ như các bài quảng cáo có chữ “sponsored” trên Facebook hay các bài có chữ “ad” trên google khi search từ khóa.

Ưu điểm

Đối với Paid media, doanh nghiệp thậm chí còn có nhiều quyền kiểm soát về nội dung hơn so với Owned media. Nó cũng tạo ra kết quả nhanh với quy mô lớn và phạm vi tiếp cận rộng rãi.

Nhược điểm

Chi phí quảng cáo tốn kém rõ ràng là một nhược điểm chí mạng của Paid media và nó cũng kém tin cậy hơn nhiều so với các các phương pháp truyền thông còn lại. 

Owned media là gì

Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.
Owned media là gì

Owned media (truyền thông sở hữu) là những kênh truyền thông thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.  Owned media có thể là website, blog, fanpage,…

Ưu điểm

Một trong những lợi ích lớn nhất của owned media là chi phí hoạt động khá rẻ thậm chí miễn phí. Ngoài ra, bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung và hình ảnh được đăng tải trên các kênh thuộc quyền sở hữu cũng như đây là một cách tối ưu để tương tác với khách hàng.

Nhược điểm

Tuy nhiên, Owned media cần tốn nhiều thời gian và công sức để xây dựng lượng người theo dõi nhất định cũng như tạo được hình ảnh thương hiệu trong mắt công chúng.

Earned media là gì

Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.
Earned media là gì

Earned Media (truyền thông lan truyền) là tiếng nói, chia sẻ của người dùng về thương hiệu. Với Earned Media, bạn có thể tương tác, kết nối với khách hàng thông qua các kênh của bên thứ ba như bạn bè, người thân giới thiệu, người dùng đánh giá và đăng lên MXH,…

Ưu điểm

Mọi người có xu hướng tin tưởng lời giới thiệu từ người thân, bạn bè. Vì vậy, Earned media được coi là hình thức truyền thông đáng tin cậy nhất đối với công chúng. Theo đó, khi mức độ lan truyền trở nên tích cực, nó sẽ cực kỳ có giá trị đối với một thương hiệu.

Nhược điểm

Hình thức này thường thông qua chia sẻ, truyền miệng nên có thể dễ dẫn tới những đánh giá tiêu cực bởi thương hiệu có ít quyền kiểm soát nội dung. Bên cạnh đói, Earned Media cũng khó đo lường và định lượng.

Ví dụ về Paid, Owned, Earned media

Nếu bạn là một marketer chính hiệu, chắc hẳn bạn sẽ biết tới Campaign thành công vang dội của Biti’s mang tên “Đi để trở về”.

Mô hình Paid Owned Earned Media cho chiến dịch marketing hiệu quả.
Nếu bạn là một marketer chính hiệu, chắc hẳn bạn sẽ biết tới Campaign thành công vang dội của Biti’s mang tên “Đi để trở về”.

Theo một khảo sát của Biti’s, có hơn 87.000 cuộc đối thoại về chủ đề “Đi hay Về” trên mạng xã hội. Đặc biệt, trong những dịp Tết, câu chuyện đi du lịch hay trở về với gia đình lại càng được các bạn trẻ quan tâm và tranh luận nhiều hơn.

Chính vì thế, Biti’s đã mở đầu chiến dịch bằng cách tạo tranh luận về vấn đề “Đi hay Về” trên mạng xã hội để thu hút giới trẻ. Sau đó là câu trả lời của thương hiệu “Đi thật xa để trở về” bằng MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn và màn product placement đầy tranh cãi trong MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng MTP. Biti’s càng củng cố thông điệp trên của thương hiệu ở mùa 2 bằng MV “Đi để trở về 2”.

Với chủ trương không dàn trải ngân sách cho quá nhiều hoạt động, toàn bộ chiến dịch “Đi để trở về” mùa 1 chỉ gồm 3 giai đoạn:

  • Tạo tranh luận #teamđi – #teamtrởvề thông qua KOLs trong vòng 4 ngày.
  • Tung 2 MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn và MV “Lạc trôi” của Sơn Tùng MTP trong 2 ngày.
  • Dồn tổng lực PR và media vào Kenh14 trong 1 ngày.

Mùa 2 của chiến dịch cũng được triển khai nhanh gọn với MV Đi để trở về 2 được tung ra đầu năm, đồng thời có các hoạt động PR kết hợp với trang báo Kenh14 và cuộc thi Chia sẻ chuyến đi ý nghĩa nhất năm của bạn và bắt đầu chuyến đi trở về cùng Biti’s Hunter.

Kết quả đạt được:

Mùa 1:

  • 2 MV đứng trong Youtube Trending 21 ngày liên tục.
  • MV Đi để trở về của Soobin Hoàng Sơn có mặt trong BXH của Zing 6 tháng liên tiếp.
  • Chỉ riêng MV Đi để trở về đã tạo được 1,7 triệu tương tác trên mạng xã hội, trong đó brand mention chiếm hơn 10%.
  • Đạt 300% mục tiêu doanh số bán hàng chỉ trong vòng 7 ngày.
  • Số 1 Youtube Ads Leaderboard Tet 2017.
  • Giải Đồng Chiến Dịch Truyền Thông Xuất sắc nhất Châu Á, giải Vàng Best Use of Video tại PR Asia Awards 2017.

Mùa 2:

  • MV Đi để trở về 2 đạt hơn 38 triệu view trong vòng 1 tháng.
  • 18 ngày liên tiếp nằm trong top Youtube Trending.
  • Xếp vị trí thứ 3 trong top 10 campaign nổi bật trên social media Tết 2018 (theo xếp hạng của YouNet Media).
  • Hơn 3.500.000 lượt tương tác và gần 300.000 mentions (nhắc đến) trên mạng xã hội (theo xếp hạng của YouNet Media).
  • Doanh số tăng trưởng 250% so với Tết 2017, vượt 60% so với target.
  • Số 1 Youtube Ads Leaderboard Tết 2018.

Ví dụ được tham khảo và trích dẫn từ nguồn: BrandsVietnam 

Mối quan hệ và cách kết hợp giữa Paid – Owned – Earned Media

Khi được triển khai cùng nhau, mô hình Paid – Owned – Earned Media có thể mang lại kết quả ấn tượng.

– Paid Media được sử dụng để quảng cáo cho Owned – Earned Media: Cách tiếp cận này giúp khách hàng khám phá thêm các kênh truyền thông thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đồng thời, tìm thấy các những bài viết, đánh giá về sản phẩm thông qua trải nghiệm thực tế của người dùng.

Ví dụ: trên trang web quảng cáo (Paid), bạn có thể hiển thị đánh giá của khách hàng (Earned) và liên kết đến trang web của bạn (Owned).

– Paid – Owned Media kết hợp nhằm khiến nhiều người dùng biết đến sản phẩm, từ đó đẩy mạnh Earned Media.

Ví dụ: bạn có thể quảng cáo một bài đăng (Paid từ trang mạng xã hội của mình (Owned) để khiến khách hàng hoặc những người đã từng sử dụng đánh giá, thảo luận nói về sản phẩm, dịch vụ (Earned).

– Owned Media phát triển, thu thập nội dung từ phản hồi của khách hàng thông Earned Media.

Ví dụ: Bật nhận xét (Earned) trên website của bạn (Owned). Từ đó, bạn có thể biết sản phẩm nên cải thiện gì, khách hàng thích gì và mong muốn trong tương lai của họ.

Mô hình kim cương của Michael Porter và cách ứng dụng

Kết

Khi bạn bắt đầu phát triển chiến lược Marketing, hãy xem xét từng loại phương tiện và tận dụng những lợi ích độc đáo của từng loại thông qua cách kết hợp mô hình Paid Owned Earned, bạn sẽ thấy kết quả đáng kinh ngạc.

Nguồn; Tham khảo Marketing Ai

4.8/5 - (165 bình chọn)