KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOC và KOL

KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOC và KOL

KOC là gì hiện vẫn đang còn là một khái niệm khá mới trên thị trường. Và nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được sự khác nhau giữa KOC và KOL. Qua bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu KOC là gì? Cách phân biệt KOC và KOL.

KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt). Nghĩa là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc chính của họ là trực tiếp thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những đánh giá, nhận xét. Số lượng người theo dõi trên mạng xã hội của KOC chưa chắc nhiều. Tuy nhiên, với lợi thế chia sẻ dựa trên việc nghiên cứu và trải nghiệm thực tế sản phẩm, những đánh giá của KOC sẽ tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của khán giả vì tính khách quan và độ tin cậy cao của mình.

KOC là xu hướng bắt nguồn từ Trung Quốc và đang trở thành một trào lưu mạnh mẽ được các nước Châu Á và phương Tây áp dụng trong những chiến lược quảng cáo.

Với sự bùng nổ của các nền tảng livestream, từ các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram đến các sàn Thương Mại Điện Tử, KOC (Key Opinion Consumer) đang dần trở thành một trong những nhân tố trọng tâm của ngành quảng cáo online.

Sự khác nhau giữa KOC và KOL

Trước tiên, mình cần nhắc lại khái niệm KOL. KOLs (Key Opinion Leaders), là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng thường được mời tham gia các chiến dịch truyền thông để tạo sức lan tỏa. Các KOL thường làm việc theo quy trình là nhận booking từ các Agency, sau đó review sản phẩm hoặc thương hiệu trên các trang mạng xã hội.

Về mặt lý thuyết

Về mặt lý thuyết, Key Opinion Leaders là những Người dẫn dắt tư tưởng còn Key Opinion Consumer là Người tiêu dùng chủ chốt. Các KOL đòi hỏi phải có kiến thức sâu và chuyên môn để dẫn dắt người dùng, còn thì KOC lại xuất phát là một người khách hàng và có đánh giá chủ quan của một người tiêu dùng thực sự.

Chính vì vậy, công việc của KOC gắn liền với việc review: sử dụng, trải nghiệm và đưa ra cảm nghĩ. Nền tảng làm việc chính của KOC thường là Tiktok (phổ biến với format đập hộp) hoặc là Facebook group dưới dạng post (thường có cả việc gắn link affiliate). Với Facebook group thì KOC thường không có lượt follow cao bởi vì họ không hoạt động chính trên tài khoản cá nhân của mình. Về phía Tiktok Marketing thì các KOC cần đòi hỏi khá cao về nội dung cũng như các loại mặt hàng review, càng độc, lạ hoặc nổi trội thì càng có thể tạo engage cao. Kiên review, là ví dụ một trong những KOC thành công nhất ở Việt Nam.

Có nhiều cấp bậc để định hình một KOL. Ví dụ: từ Celebrities đến cấp độ 1 là những Influencer có từ 10.000 đến 1 triệu người theo dõi hay còn gọi là macro-influencers. Cấp bậc 2 có từ 5.000 đến 10.000 người theo dõi, gọi là micro-influencers. Những Influencer nhỏ cấp bậc 3 là nano-influencers có khoảng từ 1.000 đến 5.000 người theo dõi. Tuy nhiên, giữa thị trường KOL đang bị bão hòa như hiện nay, chỉ một “review hoa mỹ” có thể khiến khách hàng tin tưởng được hay không?

Về mặt quy mô

Xét về quy mô, KOLs có lượng followers lớn hơn nhưng không phải lúc nào họ cũng nhận được sự tin tưởng từ khán giả. Khách hàng đủ thông minh để nhận ra những video nào được tài trợ trả phí, video nào thì không. Vì thế, tính xác thực và uy tín của các KOL không đủ mạnh bằng những người tiêu dùng đích thực.

Về phía KOCs, trước hết họ phải khẳng định mình là một người tiêu dùng. Những hành vi mua sắm, lựa chọn sản phẩm, trải nghiệm và đánh giá của họ không bị phụ thuộc vào kênh media hay bất cứ Agency nào. KOC sẽ chủ động lựa chọn nhãn hàng, sản phẩm và đưa ra những nhận xét chân thực, tự nhiên nhất chứ không phải theo một kịch bản nhất định có sẵn nào bên phía thương hiệu.

Quy mô khán giả cũng không quá quan trọng đối với KOC. Tuy nhiên, hành động mua sắm của khách hàng ngày nay không chỉ dựa vào những lời đánh giá hoa mỹ về một thương hiệu trên mạng xã hội. Họ sẵn sàng đầu tư thời gian để tìm hiểu cả ưu và nhược điểm của một sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Do đó, những nhận xét khách quan của KOC sẽ tác động hiệu quả hơn đến khách hàng vì tính chân thật trong đánh giá của họ.

Đánh giá chất lượng KOC như thế nào?

Các KOC thường được đánh giá dựa trên 3 nguồn chính RPG:

– Relevant: là chỉ số đo lường độ viral, thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực khác nhau. Mỗi Influencer có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực nhưng lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn và tần suất chia sẻ thường xuyên sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer. Mức độ phù hợp này được đánh giá trên Audience của KOL và Brand cùng Content KOL xây dựng tại kênh của họ.

– Performance: là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên content đã được KOL chia sẻ và quảng bá. Một Influencer được coi là có tác động lớn đến khách hàng cần chia sẻ những nội dung thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đến từ phía doanh nghiệp.

– Growth: Không chỉ tập trung vào những thông tin có sẵn về sản phẩm, các thương hiệu luôn phải sáng tạo nội dung mới và cập nhật liên tục các xu hướng trên thị trường để có kế hoạch Influencer Marketing hoàn hảo nhất. Qua đó, họ lựa chọn những KOC phù hợp với sản phẩm và có ảnh hưởng lớn đến đối tượng khách hàng họ nhắm đến để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo.

Từ những kết quả trên bảng xếp hạng, KOC sẽ cho các doanh nghiệp và KOL thấy được hiệu quả dựa trên nội dung mà họ đã chia sẻ trên mạng xã hội.

Kết luận

Sau khi hiểu KOC là gì và sự khác nhau giữa KOC và KOL. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích một phần nào đó cho doanh nghiệp. KOL đo lường được mức độ hiệu quả của KOC để tính toán chiến lược Marketing và lựa chọn KOC sao cho tối ưu nhất.

4.1/5 - (1638 bình chọn)
Bài viết này thuộc chuyên mục Blog và thẻ , .