Chắc hẳn bạn đã từng khóc sau khi xem thước video Silence of Love (Tạm dịch: Tình yêu thầm lặng) của Thái Lan. Thước phim kể về tình yêu thầm lặng và vô bờ bến một người cha câm điếc đối với đứa con gái nhỏ của mình. Đó cũng chính là quyền năng mềm trong nghệ thuật kể chuyện mà storytelling đem đến. Vậy storytelling là gì? Khi một Marketer vào vai một kẻ kể chuyện, điều gì sẽ xảy ra?
Storytelling là gì? Những lợi ích không tưởng từ Storytelling
Storytelling là nghệ thuật kể chuyện bằng ngôn ngữ, hình ảnh hay video để khơi gợi ở người nghe, người đọc sự tưởng tượng và đồng cảm. Dưới con mắt của một marketer, một storytelling thành công khi câu chuyện ấy “chạm” tới cảm xúc của khách hàng, khiến họ hiểu được thông điệp mà thương hiệu đang gửi gắm trong câu chuyện, khơi gợi hành động tiếp theo của người đọc và người nghe như đăng ký, mua hàng…
Với lối kể chuyện chân thật, độc đáo và sáng tạo, storytelling đã khéo léo “phô ra” những nét tính cách vô cùng đặc biệt của thương hiệu bạn. Thông qua storytelling:
- Khách hàng có thể cảm nhận được những điều doanh nghiệp đã trải qua, hình dung được quá trình sản xuất ra một sản phẩm/dịch vụ… Khi đã thấu hiểu về doanh nghiệp, niềm tin ở họ cũng tăng lên và dần dần trở thành một vị khách trung thành.
- Kiến tạo cảm xúc của khách hàng mục tiêu, từ đó, biến cảm xúc thành hành động nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Truyền tải thông điệp marketing một cách tự nhiên và tinh tế nhất, khác với những hình thức quảng cáo truyền thống.
- Gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng và tạo dấu ấn vang dội trên thị trường thông qua các chiến dịch truyền thông sáng tạo, bùng nổ, “chạm” lòng người
Nghệ thuật sử dụng Storytelling thu hút khách hàng
Khiến câu chuyện trở nên đơn giản và dễ hiểu
Khách hàng thường sẽ không để tâm quá nhiều vào những câu chuyện có nội dung dài, lan man không hồi kết. Chính vì vậy, hãy làm cho câu chuyện của bạn trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. Và để tạo được ấn tượng mạnh, bạn cần nghiên cứu kỹ về thị trường, khách hàng để có thể lựa chọn ra một “điểm chạm” đủ để chinh phục được những vị khách khó tính nhất. Đôi khi nó chỉ đơn giản là một câu slogan bắt tai, hay một đoạn nhạc catchy…
Bổ sung plot twist và yếu tố cảm xúc vào câu chuyện
Plot twist có thể là tình huống, yếu tố gây bất ngờ, cũng có thể là cú lừa hay đỉnh điểm cao trào trong một câu chuyện. Đây là điểm mấu chốt để gây kích thích và thu hút khách hàng. Bên cạnh plot twist, thương hiệu bạn cũng có thể tận dụng các yếu tố cảm xúc vào trong các bài viết storytelling để khởi dậy sự tò mò và đồng cảm từ phía người dùng. Đặc biệt, những câu chuyện mang yếu tố đời thường đôi khi sẽ khiến khán giả cảm thấy gần gũi và thích thú hơn.
Tận dụng Multimedia (đa phương tiện) sẵn có
Truyền tải thông điệp truyền thông cùng với câu chuyện của bạn bằng nhiều phương thức khác nhau, thông qua: ngôn ngữ, hình ảnh, video âm nhạc, hay animation… Bằng việc tiếp cận này, thương hiệu sẽ khơi dậy cảm giác thích thú, tò mò từ phía người dùng, khiến họ tương tác nhiều hơn với những nội dung đó.
Tiêu đề nên cô đọng, hàm súc và hấp dẫn
Tiêu đề và concept về hình ảnh là yếu tố đầu tiên tác động lên hành động của người dùng, họ có bấm để đọc trọn vẹn toàn bộ câu chuyện của bạn hay không phần lớn đến từ hiệu quả của việc đặt tiêu đề.
Thay vì đặt những tiêu đề giật tít, mang tính tiêu cực thì hãy lựa chọn đặt tiêu đề sao cho thu hút và kích thích sự tò mò của khách hàng.
Xây dựng một nhân vật chính
Một nhân vật mang những nét đặc trưng của thương hiệu hoặc một nhân vật khiến khách hàng cảm thấy như nhìn thấy mình trong đó. Hãy khiến khách hàng thích thú hoặc đánh vào chính điểm đau của họ, yếu tố này sẽ ngay lập tức giúp thương hiệu bạn trở nên thành công.
Áp dụng cấu trúc Storytelling một cách hợp lý
Để có một câu chuyện hay, đầu tiên, chúng ta cần phải đảm bảo yếu tố logic và mạch lạc trong cốt truyện. Thương hiệu bạn có thể áp dụng viết chuyện theo cấu trúc tháp Freytag trong bài storytelling của mình.
- Bước 1: Giới thiệu nhân vật cùng với bối cảnh tạo ra câu chuyện
- Bước 2: Đưa ra một loạt sự kiện, các yếu tố gây kích thích như nút thắt để dẫn đến cao trào.
- Bước 3: Tạo cú plot twist bất ngờ, phần thú vị nhất của câu chuyện.
- Bước 4: Bắt đầu đưa nhịp chuyện chậm lại, dẫn dắt đến các giải pháp.
- Bước 5: Kết thúc bằng một giải pháp và thúc đẩy người dùng hành động.
Khi Marketers vào vai một kẻ kể chuyện
Bởi vì “Ai cũng thích nghe kể chuyện”, từ những đứa trẻ đang bập bẹ tập nói, những cô cậu bé học sinh tung tăng cắp sách tới trường, cho đến những chàng trai, cô gái đang bận rộn với guồng quay hối cả của cuộc sống… Ai trong số họ cũng đều thích nghe và mong muốn được đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện của riêng mình.
Khi nghe về một câu chuyện, họ bắt đầu hình dung ra viễn cảnh, tưởng tượng và sống mình trong những âm thanh, sự việc của câu chuyện ấy. Họ tự đưa mình vào trong câu chuyện đang được nghe, được đọc. Khách hàng có thể quên đi những gì thương hiệu bạn nói, nhưng chắc chắn những cảm xúc mà thương hiệu bạn mang đến sẽ chẳng thể nào phôi phai.
Vì vậy, hãy kể cho họ nghe một câu chuyện thú vị và đẹp đến lay động lòng người! Và khi một marketer vào vai của một kẻ kể chuyện, chiến dịch truyền thông ấy sẽ bùng nổ như thế nào?
Brand storytelling
Hình thức này đã không còn quá xa lạ với thương hiệu và cả người dùng. Câu chuyện về thương hiệu thường gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương hiệu đó.
Parisian Love – Chuyện tình Paris là một câu chuyện như thế. Parisian Love không hề có một nhân vật chính, nó được trình bày bằng chính sản phẩm của Google. Thông qua thanh công cụ tìm kiếm, gã khổng lồ đã dẫn dắt người xem tới gặp một chàng thanh niên trẻ, rồi sau đó, cùng anh ấy phiêu lưu tới Pháp, cùng anh ấy thổn thức vì tình yêu…
Mặc dù chỉ xuất hiện với những từ khóa tìm kiếm rời rạc, tưởng như rất khó hiểu nhưng với trí tưởng tượng và sự hiểu biết phong phú của mình, bạn hoàn toàn có thể xâu chuỗi được tất cả các dữ kiện thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, thước phim còn làm nổi bật thêm nhiều tính năng khác của Google như bản đồ, dịch thuật mà không cần phải vào Google Translate, tra giờ bay, sửa lỗi sai…
Digital Storytelling
Với hình thức này, bạn sẽ trông thấy các marketer vào vai một người kể chuyện trong các thước phim tài liệu kỹ thuật số, những câu chuyện tương tác… trên nhiều phương tiện khác nhau. Hình thức này phát triển là dựa vào sự hỗ trợ của các công nghệ digital.
Data Storytelling
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 – thời đại của dữ liệu. Vì vậy, data storytelling chính là cách thức nhanh và hiệu nhất để các marketer tạo ra các báo cáo trực quan và sinh động từ những giá trị có sẵn. Con số từ đó cũng trở nên bớt khô khan và dễ hiểu hơn.
Data Storytelling chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa định dạng trực quan hoá dữ liệu (biểu đồ, infographic, đồ thị…) cùng với các yếu tố tường thuật. Thương hiệu hoàn toàn có thể sử dụng Data Storytelling để đề cập đến kết quả kinh doanh và những dự tính, bước đi trong tương lai của doanh nghiệp.
Visual Storytelling
Visual storytelling là hình thức kể chuyện mà các marketer mượn hình ảnh, video… để khiến câu chuyện trở nên gần gũi và sinh động hơn. Lối kể chuyện này sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi giác quan của khách hàng. Thông qua đó, thông điệp cũng dễ dàng truyền tải tới đúng đối tượng khách hàng và giữ chân họ.Thương hiệu có thể bỏ túi một vài tip nhỏ sau đây trong các ấn phẩm Visual Storytelling của mình, như là:
- Kể chuyện dựa theo trend, sự kiện mới…
- Kể chuyện dựa vào feedback.
- Kể chuyện dựa trên cảm xúc.
Bạn có còn nhớ hai nhân vật Lily và Andy trong seri quảng cáo của Comfort được phát hành vào năm 2008 không? Khi đó, hai nhân vật được làm bằng vải của chúng ta đã tạo nên một cú hít truyền thông đột phá sau một câu chuyện tình yêu nồng nàn. Vào thời điểm ấy, hình ảnh và câu chuyện tình yêu của hai nhân vật này đã được xuất hiện trên mọi mặt trận, được người dùng liên tục thảo luận và nhắc đến. Lily và Andy đã đem về cho Comfort những giá trị lớn không chỉ về mặt nhận diện thương hiệu mà còn cả về mặt doanh thu.
Animated Storytelling và Storytelling x OOH là hai biến thể của Visual Storytelling. Cụ thể:
Animated Storytelling
Animated storytelling là một mảnh đất màu mỡ để các marketer gieo trồng nên những thước video, hình ảnh độc đáo, thú vị. Bạn có thể mượn hình thức kể chuyện bằng Animation để tạo ra những bức ảnh động, thước phim TVC 2D/3D Animation, Live Action hay Motion Graphics.
Storytelling x OOH
Khác với những biển quảng cáo ngoài trời truyền thống, khi OOH được kết hợp storytelling, các marketer tài ba sẽ vẽ lên những câu chuyện mang tính kết nối, liên kết nhiều hơn. Sự kết hợp này chính là minh chứng rõ ràng nhất cho câu thần chú “Less is More”.
Kết luận
Storytelling chính là gia vị không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông. Đây là chìa khóa giúp campaign của bạn trở nên viral. Là yếu tố giúp thương hiệu bạn lan tỏa rộng rãi và ghi điểm trong mắt khách hàng.