Cách ứng dụng PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Cách ứng dụng PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Bằng cách kết hợp sức ảnh hưởng của PR với các hoạt động marketing khác như Branding, Content Marketing, Quảng cáo hay Digital Marketing, thương hiệu có thể thúc đẩy mạnh mẽ hiệu suất của doanh nghiệp và thương hiệu.

Cách ứng dụng PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu
Cách ứng dụng PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, khi PR dường như ít được các doanh nghiệp đầu tư hơn và thay vào đó coi các nền tảng mạng xã hội là chìa khoá chính, bản chất và vai trò của PR với doanh nghiệp vẫn ít thay đổi. Bằng cách kết hợp nó với các phương thức tiếp cận marketing khác, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để gây sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu và xây dựng lợi thế trên thị trường.

Một chiến lược PR thành công không chỉ tạo ra được tiếng vang trên thị trường, xây dựng danh tiếng thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu trở thành một điểm lựa chọn trong tâm trí của người tiêu dùng.

Tại sao PR lại có sức hút như vậy.

Khi nói đến khái niệm PR, người ta thường nghĩ đến các bài báo in, các sự kiện trực tiếp hay các nội dung trên các phương tiện truyền thông truyền thống khác, tuy nhiên, trong bối cảnh khi mà các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing trở nên phổ biến, PR còn được tích hợp trực tuyến một cách mạnh mẽ với nhiều nền tảng khác.

Cách ứng dụng PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu
Tại sao PR lại có sức hút như vậy

Với tư cách là người làm PR (Public Relations), bạn có thể hợp tác với các nhà báo và những nhà sáng tạo nội dung khác để xây dựng uy tín cho thương hiệu.

Độ phủ truyền thông (Media Coverage) lớn không chỉ giúp thương hiệu có được một sự hiện diện rộng rãi, mà còn xây dựng mức độ tín nhiệm và niềm tin của khách hàng với thương hiệu, điều mà ít có hoạt động marketing nào khác có thể tạo ra.

Trên thực tế, so với các phương thức marketing hay truyền thông tích hợp khác, khó có thể tìm ra được một phương tiện của bên thứ ba nào khác tốt hơn PR.

Cho dù bạn đang muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu, thiết lập doanh nghiệp như là một “nhà lãnh đạo tư tưởng ngành”, hay giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng truyền thông (đã xảy ra lẫn tiềm ẩn), những gì mà khách hàng nghĩ và nói về là yếu tố quyết định, và nó chính là một phần kết quả của một bản kế hoạch PR hiệu quả.

Theo số liệu từ Statista, mức chi tiêu của PR dự kiến sẽ tăng từ 88 tỷ USD vào năm 2020 lên 129 tỷ USD vào năm 2025. PR tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch khi toàn bộ ngành quảng cáo và tiếp thị bị thu hẹp.

Cách tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR.

Để tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR và tối đa hóa lợi ích mà nó có thể mang lại cho một thương hiệu, người làm marketing và PR cần nhận ra những điểm mạnh của PR.

Mặc dù các hoạt động marketing khác như Brand Marketing hay Performance Marketing có thể mang lại các kết quả tức thời cho thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn, sức ảnh hưởng PR sẽ phát triển mạnh theo thời gian.

Ngoài ra, bằng cách kết hợp với các hoạt động khác, PR sẽ thể hiện rõ hơn vai trò của nó.

Làm PR thì cần tập trung vào dài hạn.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, khác với quảng cáo, bản chất của PR là dài hạn, do đó trước khi đánh giá các kết quả mà nó mang lại, người làm PR cần chủ động xây dựng các mối quan hệ với báo giới, với những người có ảnh hưởng (Influencer, KOL), hay với bất cứ nhà sáng tạo nội dung phù hợp nào khác.

Với từng nguồn tin, người làm PR cần xây dựng các kiểu phong cách nội dung khác nhau, cung cấp những nội dung khác nhau phù hợp với tệp đối tượng mục tiêu riêng của nguồn tin đó. Có được mối quan hệ vững chắc với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương, lẫn quốc tế là điểm cốt lõi.

PR nên được sử dụng như là một thành phần tập trung vào trung và dài hạn trong chiến lược marketing tổng thể của một thương hiệu.

Kết hợp sức mạnh của PR với các hoạt động marketing khác.

PR không chỉ là phương tiện để xây dựng độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu, nó còn có khả năng thúc đẩy lưu lượng truy cập website (traffic), tham gia vào quá trình hỗ trợ ra quyết định mua hàng, và thiết lập doanh nghiệp hay thương hiệu như là một nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, là một điểm đến đáng tin cậy.

Với hầu hết các doanh nghiệp, hiếm khi PR nằm tách rời khỏi bộ phận marketing, tuy nhiên, việc nằm trong cùng một phòng ban là chưa đủ, các hoạt động PR, từ thông điệp truyền tải, hình ảnh, đến tuyên ngôn định vị thương hiệu đều cần phải được thực hiện một cách nhất quán với marketing, quảng cáo, thương hiệu và hơn thế nữa.

Mặc dù PR khó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, những câu chuyện được kể, những hình ảnh tích cực liên tục được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông có thể tạo ra những cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu, điều cuối cùng cũng sẽ dẫn đến doanh số bán hàng.

Cách kết hợp PR với quảng cáo (Digital Ads), Digital Marketing, Social Media Marketing.

Trong khi PR là phương tiện lý tưởng để cải thiện hình ảnh của thương hiệu trong dài hạn và kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua bên thứ ba, các hoạt động quảng cáo có trả phí (Paid Ads) mang lại các cơ hội ngắn hạn.

Khi digital marketing hay quảng cáo trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, khi nó có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) và chuyển đổi khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể kết hợp đan xen các chương trình PR để thúc đẩy niềm tin, giảm bớt sự nghi ngờ hay cân nhắc lựa chọn giữa các thương hiệu.

Bạn cứ thử hình dung thế này, bằng một cách thức quảng cáo nào đó, bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu những gì mà họ có được từ các nguồn tin bên ngoài (ví dụ như báo chí) gây bất lợi cho thương hiệu, cụ thể, họ nghe quá nhiều tin đồn hay tiếng xấu về thương hiệu.

Phải chăng bạn đã thấy được nhu cầu của sự kết hợp?

Tích hợp mọi thứ lại với nhau.

Đối với những ai làm marketing, chưa có một thời điểm nào trong lịch sử khi mà thương hiệu phải sử dụng nhiều nền tảng (kênh), phương tiện hay cách thức như hiện tại để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.

Thương hiệu giờ đây có nhiều hơn các điểm chạm trên các kênh, với từng kênh, thương hiệu lại cần tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau với những sở thích và nhu cầu khác nhau.

Để đáp ứng mục tiêu lớn là tín nhất quán khi xây dựng thương hiệu, khi thương hiệu cần khách hàng nghĩ về mình với một hình ảnh rõ ràng và cụ thể nào đó, tích hợp hay đồng nhất chính là chìa khoá chính.

Vì mỗi phương thức marketing, dù là quảng cáo hay tiếp thị nội dung, chúng đều có những lợi thế riêng, làm marketing thành công là phải biết cách kết hợp các điểm mạnh của các kênh khác nhau để đạt được mục tiêu chung.

Nguồn: Marketing Trips 

4.6/5 - (179 bình chọn)