Trong khi mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến vẫn là những mãnh đất màu mỡ để các thương hiệu tiếp cận khách hàng, bắt đầu xây dựng một chiến dịch quảng cáo một cách bài bản là yêu cầu bắt buộc.
Từ việc xác định đúng mục tiêu của thương hiệu thông qua các chiến dịch, đến các bản nghiên cứu thị trường và thử nghiệm quảng cáo, dưới đây là chi tiết các bước để xây dựng một chiến dịch quảng cáo hoàn chỉnh.
1. Xác định mục tiêu của thương hiệu.
Cũng tương tự như trước khi thực hiện bất cứ hoạt động marketing nào, đầu tiên, điều quan trọng là thương hiệu phải hiểu mục tiêu hiện tại là gì. Đây sẽ là nền tảng thúc đẩy mọi quyết định đằng sau các chiến dịch quảng cáo.
Trong khi với doanh nghiệp này, mục tiêu có thể là lưu lượng truy cập vào website (Traffic), lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay độ nhận biết thương hiệu, đối với các doanh nghiệp khác thì đó lại là doanh số bán hàng (Sales).
Tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có những KPIs khác nhau, và từ đó những người làm marketing cần lựa chọn các nền tảng quảng cáo khác nhau với các kiểu chiến dịch và định dạng quảng cáo khác nhau.
2. Sử dụng hình ảnh (Visual) chất lượng cao.
Trong bối cảnh hiện tại, khi hàng ngày người tiêu dùng có thể được xem vô số các nội dung quảng cáo từ thương hiệu (dù là chủ động hay bị động), việc khiến họ chú ý và ghi nhớ đến một nội dung nào đó ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh việc các thương hiệu cần xây dựng sự khác biệt về nhận diện thương hiệu, sử dụng các hình ảnh và video chất lượng cao, một lời khuyên khác là nên sử dụng và khai thác các hình ảnh tự nhiên, chân thực và ít mang tính quảng cáo (Authentic Marketing).
Nếu một hình ảnh hay video nào đó trông có vẻ quá trau chuốt hay sử dụng nhiều các hiệu ứng, khách hàng của bạn sẽ coi đó là một quảng cáo.
Ngược lại với những hình ảnh tự nhiên hay thậm chí là hình ảnh được cung cấp từ những người có ảnh hưởng (thay vì từ studio hay từ các nhà thiết kế đồ hoạ), nó lại có khả năng thuyết phục và xây dựng niềm tin cao hơn.
3. Tiến hành nghiên cứu thị trường bằng thử nghiệm phân tách (A/B Testing).
Một khi bạn đã có thể tiến đến bước khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, bạn nên lên các phương án thử nghiệm để xem thị trường hay khách hàng tiềm năng phản hồi như thế nào đến các nội dung khác nhau của thương hiệu.
Trong khi với phân khúc khách hàng này, họ lại tỏ ra hào hứng với các nội dung khuyến mãi, một nhóm khác lại quan tâm nhiều hơn đến cách thức sản xuất sản phẩm.
Một công cụ khác để bạn có thể củng cố thêm sự hiểu biết của mình về đối tượng mục tiêu đó là tiến hành nghiên cứu thị trường để xem đâu là mối bận tâm thực sự của họ khi tìm kiếm các giải pháp giải quyết các nỗi đau.
Các thử nghiệm phân tách (A/B Testing) đóng vai trò đánh giá xem kiểu chiến dịch nào có thể mang lại hiệu suất cao nhất dựa trên các KPIs đã có, tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, thương hiệu cần một số kiểu chiến dịch khác nhau.
4. Xây dựng chân dung khách hàng và chiến thuật nhắm mục tiêu.
Hãy nhớ rằng thành phần quan trọng cuối cùng quyết định mức độ hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo đó là mức độ am hiểu đối tượng mục tiêu hay chân dung khách hàng.
Nếu chiến dịch quảng cáo của bạn không hoạt động như mong đợi, thì đó có thể là vấn đề liên quan đến việc nhắm mục tiêu. Nhắm mục tiêu (Targeting) là cả một nghệ thuật và khoa học.
Bạn có nhiều cách khác nhau để nhắm mục tiêu quảng cáo, từ các mục tiêu về tâm lý học, nhân khẩu học, đến các mục tiêu về xã hội học. Một phương thức tiếp cận khác là nhắm mục tiêu dựa trên động cơ mua hàng hay giá trị cá nhân của khách hàng.
Trong khi các kỹ năng tối ưu quảng cáo bạn có thể học và phát triển dần theo thời gian, tư duy tiếp cận quảng cáo, tư duy về khách hàng hay tư duy chiến lược quảng cáo là nền tảng ban đầu bạn cần học và nắm bắt từ sớm.
Bây giờ là lúc để bạn làm điều đó.