Sự khác biệt giữa Content Writer và Copywriter là gì?

Sự khác biệt giữa Content Writer và Copywriter là gì?

Hai vị trí và khái niệm về vị trí Content Writer và Copywriter thường bị nhầm lẫn với nhau hoặc được cho là giống nhau do cùng có nhiệm vụ liên quan đến viết lách và lên nội dung. Tuy nhiên trên thực tế đây lại là hai vị trí với hai vai trò và cách thức làm việc cũng như mục đích khác nhau. 

Khái niệm về Content Writer và Copywriter

Thông thường mỗi người làm content đều đóng vai trò Content Marketing Specialist trong doanh nghiệp. Đối với các bạn có kinh nghiệm dưới 1 năm thường không thể phân biệt được điểm giống và khác nhau của hai công việc này. Content Writer và Copywriter có vai trò và công việc tương đối giống nhau.

Content Writer là gì?

Content Writer là gì – Content Writer là thuật ngữ được dùng chỉ vị trí người tạo ra nội dung hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp như: Marketing, kinh doanh,… thông qua các kênh như SEO website, PR, thông cáo báo chí.

Dung lượng bài viết của một Content Writer thường dài, cung cấp các thông tin giá trị và đầy đủ nhằm thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng. Thông qua đó chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp hay thương hiệu đó.

Copywriter là gì?

Copywriter là thuật ngữ để chỉ các nhân viên tại vị trí người sáng tạo nội dung có giá trị cao, nhằm quảng bá trực tiếp sản phẩm/dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Copywriter thường viết các nội dung ngắn gọn, súc tích như campaign line, tagline cho sản phẩm, đặt tên thương hiệu,…

Công việc của Copywriter vô cùng đa dạng, không chỉ dừng lại ở việc viết bài mà còn là người xây dựng ý tưởng. Mục đích công việc của Copywriter thường nhắm trực tiếp vào việc bán sản phẩm và giúp đẩy mạnh doanh số cho doanh nghiệp. 

Sự khác biệt giữa Content Writer và Copywriter là gì?
Copywiter là thuật ngữ dùng để chỉ những người sáng tạo nội dung có giá trị nhằm quảng bá trục tiếp sản phẩm/dịch vụ. hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp

Phân biệt Content Writer và Copywriter

Hầu hết mọi người khi nghe đến vị trí Content đều nghĩ đến các công việc liên quan đến nội dung. Trên thực tế không một nhân viên content nào có thể hoàn thành tất cả các nội dung của outbound marketing (ad copy, paid media, email outreach, facebook ads, google ads,…) và inbound marketing (content, SEO content,…). Trên thực tế hai vị trí này có các điểm khác nhau như sau

Mô tả công việc của Content writer trong doanh nghiệp

Content Writer trong doanh nghiệp là vị trí tạo ra traffic cho website, landing page. Vị trí này phải đảm nhiệm các công việc chính như: các bài SEO đăng trên blogg; các trang dịch vụ SEO; nội dung SEO cho doanh nghiệp; trang dịch vụ; PPC cho trang đích; xây dựng nội dung liên kết;…

Công việc của Copywriter

Nhân viên Copywriter trong các doanh nghiệp là vị trí chuyển từ traffic thành sales hoặc leads. Nhiệm vụ và công việc chính của vị trí này bao gồm: Google ads; Facebook ads; Instagram ads; Social media posts; Email campaigns; Print marketing materials; Video scripts; Sales pages,…

Mục đích viết

Có thể nói điểm khác biệt lớn nhất của nhân viên Content Writer và Copywriter là ở mục đích viết. Cụ thể: 

Content Writer viết nội dung nhằm hướng tới mục đích cung cấp các thông tin quan trọng về sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, khi họ ghé thăm fanpage, website hoặc bài viết PR. Từ đây khách hàng sẽ tăng sự tương tác đối với thương hiệu, tăng khả năng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu, hình thành thói quen tìm hiểu về thương hiệu. Đích đến cuối cùng chính là biến người đọc thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. 

Mục đích chính của nội dung mà Copywriter hướng tới chính là thúc đẩy và hỗ trợ bán sản phẩm và giúp đẩy mạnh doanh số cho doanh nghiệp. Thông qua sức mạnh nội dung ngắn tại các bài viết, quảng cáo, câu chuyện truyền thông tiếp thị, TVC, viral clip,… Copywriter đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, kêu gọi hành động mua hàng từ họ, và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa Content Writer và Copywriter là gì?
Content Writer và Copywriter đều có những mục đích nội dung khác nhau

Cách viết

Đối với Content Writer cách viết thường đi theo xu hướng của truyền thông hoặc thị trường sản phẩm. Hướng viết của Content Writer rộng hơn, mới mẻ và cung cấp thông tin chuyên sâu hơn, tạo ra nội dung độc đáo nhằm tiếp cận hoặc tăng sự tương tác với khách hàng. 

Đối với Copywriter nội dung thường chú trọng về chiều sâu, hướng tới việc mang đến các giá trị và chạm tới insight của khách hàng. Nội dung do Copywriter tạo ra thường được đánh giá cao, cung cấp các thông tin mà khách hàng đang mong đợi về sản phẩm, thương hiệu một cách khéo léo thông qua nội dung mà họ tạo ra.

Hình thức viết

Ngoài nội dung thì hình thức của Content writer và Copywriter cũng có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể: 

Đối với Content Writer, nhiệm vụ của vị trí này là thực hiện các nội dung liên quan đến post fanpage, bài PR, bài giới thiệu sản phẩm, tin bài trên website, hay thông cáo báo chí. Nội dung do Content Writer tạo ra yêu cầu đầy đủ thông tin về sản phẩm, thông tin lý tính, chính vì vậy hình thức và dung lượng bài viết thường bao quát và dài hơn. 

Hình thức các bài viết của Copywriter thường ngắn gọn hơn, người đảm nhiệm vị trí này được ví như bậc thầy về viết ngắn. Sản phẩm mà Copywriter tạo ra thường là tagline cho sản phẩm, tên thương hiệu, campaign line,… Cũng như lên nội dung cho các clip quảng cáo TVC, salekit bán hàng, nội dung hiển thị cho website, brochure.

Thời hạn viết bài

Một trong những khác biệt to lớn của Content writer và Copywriter chính là thời hạn hoàn thành bài viết. Cụ thể: 

Content Writer thường là người viết bài chuẩn SEO, thời hạn hoàn thành bài viết tại vị trí này thường dài hơn so với Copywriter. Quy trình làm việc của Content Writer là tạo ra thông tin gây được hứng thú và ấn tượng cũng như tạo ra giá trị cho người xem. Content Writer cần kiểm soát thời hạn viết bài của mình sao cho kịp deadline được giao. 

Copywriter thường được giao nhiệm vụ gấp, cần hoàn thành việc xây dựng và lên thông tin vào phút chót. Chính vì vậy các nhân viên tại vị trí này cần linh hoạt, thông minh và nhanh nhẹn trong mọi kế hoạch và nhiệm vụ. Cũng vì tính chất công việc nên các Copywriter thường không làm việc dựa trên quy trình cụ thể và tuần tự như các Content Writer.

Doanh nghiệp cần Copywriter hay Content Writer?

Sự khác biệt giữa Content Writer và Copywriter là gì?
Doanh nghiệp cần Content Writer hay Copywriter?

Nếu doanh nghiệp đang cần cung cấp nội dung dưới dạng bài đăng trên trang web hoặc blog. Tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi không như mong muốn, doanh nghiệp nên lựa chọn Copywriter. Cụ thể nếu trang web của doanh nghiệp có ít lượt người truy cập, hoặc đứng hạng thấp trên Google, bạn nên đẩy mạnh các bài viết mang tính quảng cáo đến từ Copywriter.

Nếu doanh nghiệp có nhiều lưu lượng truy cập với tỷ lệ thoát thấp, thì rất có thể khách hàng tiềm năng không đánh giá cao trang web của bạn. Lúc này doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn Content writer. Content writer cung cấp các bài viết mang tính chuyên sâu, có giá trị, tạo nền tảng giúp thu hút người xem, từ đó đánh giá cao hơn trang web của doanh nghiệp. 

Còn nếu doanh nghiệp vừa mới xây dựng hoặc đang khôi phục lại trang web và thương hiệu, bạn cần cả hai vị trí Content writer và Copywriter. Việc sử dụng linh hoạt và hợp lý cả hai vị trí này trong doanh nghiệp sẽ giúp tăng hiệu quả marketing tối ưu. Các doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ Content chuyên nghiệp bên ngoài, hoặc tuyển dụng nhân viên content riêng cho mình. Về cơ bản cả hai vị trí này đều là người tạo nội dung, tuy nhiên công việc và mục đích sẽ có sự khác nhau.

Nguồn: Fast work

4.3/5 - (1845 bình chọn)