Những sự khác nhau giữa 2 vị trí Sales và Marketing

Những sự khác nhau giữa 2 vị trí Sales và Marketing

Hiểu một cách đơn giản, Sales là bộ phận bán hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Marketing là phương thức hoạt động khác của sale, tác động lên thị trường và người dùng thông qua quảng cáo và tiếp thị. Cả hai lĩnh vực này đều quan trọng và có những nhiệm vụ. Cách thức hoạt động khác nhau. Bài viết dưới đây của Minh Duy Solutions sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về sự khác nhau giữa Sales và Marketing. Qua những thông tin này bạn sẽ dễ dàng định hướng nên đầu tư vào Sales hay Marketing nhiều hơn.

Những sự khác nhau giữa 2 vị trí Sales và Marketing
Những sự khác nhau giữa 2 vị trí Sales và Marketing

Sự khác nhau giữa sales và marketing như thế nào?

Phân biệt Sales và Marketing

Hiểu một cách đơn giản, marketing là làm thị trường – tác động chủ yếu vào người tiêu dùng (consumer) để tạo ra sức kéo (pull), còn sales là bán “những gì trong kho” –  tác động vào người bán hay khách hàng (customer) để tạo ra sức đẩy (push). Cả hai có chung một mục đích là giải quyết đầu ra của doanh nghiệp và đều rất quan trọng trong kinh doanh.

Sales là bán những sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn phải thương lượng về giá buôn sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua càng nhiều hàng hóa càng tốt để thu về lợi nhuận lớn nhất có thể. Marketing là “con đường dài hơi” với khách hàng. Người làm Marketing phải thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.

Mục đích của Sales và Marketing khác nhau

Bộ phận Marketing sẽ chuyên về ấn phẩm, quảng cáo, tiếp thị thị trường. Họ sẽ lan tỏa thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ trên nhiều khía cạnh khác nhau. Số tiền chi cho bộ phận marketing thương cao hơn rất nhiều so với bộ phận sales. Doanh thu của công ty phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm marketing và các phương pháp quảng bá.

Bộ phận Sales chiếm khoảng 35 – 45% doanh số bán hàng. Trong khi đó từ 53% đến 70% đến từ các chiến lược marketing. Vì thế mọi lĩnh vực từ sản phẩm tiêu thụ, dịch vụ, giải trí hiện nay đều rất coi trọng giai đoạn marketing tiếp cận thị trường.

Marketing là cách khơi gợi tâm trí, mong muốn sở hữu và lan tỏa thương hiệu tốt nhất. Không có marketing thì bộ phận Sales sẽ hoạt động không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Marketing sẽ dùng các chiến lược Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thông qua quảng cáo, tối ưu hóa web, tiếp thị truyền thông. Sales sẽ dùng các phần mềm quản lý đơn hàng, quản lý số lượng sản phẩm bán ra thị trường thông qua nhân viên  bán hàng.

Khác nhau về cách thức hoạt động

Những sự khác nhau giữa 2 vị trí Sales và Marketing
Khác nhau về cách thức hoạt động

Marketing dùng rất nhiều cách thức để tiếp cận thị trường. Chẳng hạn như email marketing, cá nhân hóa quảng cáo đến từng trang mạng cá nhân, số điện thoại… Hoặc có thể tạo các group để quảng cáo trên các mạng xã hội, diễn đàn. Marketing còn mở rộng trang web, đưa thông tin của mình lên mọi kênh tiếp thị đang hoạt động trên thị trường.

Thông tin về sản phẩm và dịch vụ sẽ lan tỏa cả trên thực tế lẫn thị trường online. Người mua sẽ tiếp cận và lan tỏa thương hiệu đến những đối tượng liên quan. Đặc biệt là marketing có nghiên cứu thị trường tốt và hiểu rõ tâm lý khách hàng. Họ sẽ dùng những chiến lược khuyến mãi, ngôn từ để đạt đến độ mong muốn về sản phẩm cao nhất của người tiêu dùng. Các lĩnh vực thiết kế web, sáng tạo nội dung web cũng được đưa vào lĩnh vực marketing online.

Về phía nhân viên Sales, thứ mà họ sử dụng để thuyết phục khách hàng chính là thông qua giao tiếp trực tiếp, tư vấn online. Họ cần kiến thức về sản phẩm và dịch vụ. Họ cần được đào tạo về cả giao tiếp lẫn sản phẩm. Một điều ngoại lệ nữa là nhân viên sale cần có ngoại hình ưa nhìn, giọng nói truyền cảm. Điều này bộ phận marketing có thể không cần đến.

Marketing đưa ra giá sản phẩm, địa điểm phân phối, các chương trình khuyến mãi. Kế hoạch Sales sẽ lên thị trường mục tiêu, cơ cấu bán hàng để đạt được kết quả tốt nhất. Có thể nói rằng chúng liên quan đến nhau nhưng hoạt động với quy mô khác nhau.

Quy mô của Sales và Marketing khác nhau

Mục tiêu của Marketing mang tầm vĩ mô hơn. Họ định hướng cho việc tăng lợi nhuận, làm thỏa mãn được mọi nhu cầu của khách hàng. Họ mang đến cho khách hàng những thông tin về sản phẩm và dịch vụ chi tiết hơn. Quy mô của Marketing sâu rộng và được nghiên cứu, phát triển liên tục.

Đối với Sales, mục tiêu cốt lõi là tăng lợi nhuận bán sản phẩm. Họ sẽ giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm thực tế. Cả hai lĩnh vực này đều quan trọng và ràng buộc lẫn nhau.

Mỗi bộ phận, một nhiệm vụ khác nhau

Người làm marketing (marketer) không phải chờ đến khi có sản phẩm mới bắt đầu lên chiến lược.

Trước khi sản xuất, họ phải xác định loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả ra sao? Tiếp đó, các marketer phải theo dõi quá trình sản xuất , tức là giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành sản phẩm, bằng mọi nỗ lực và sáng tạo, người làm thị trường đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR, tiếp thị trực tiếp được tung ra hết sức rầm rộ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng nhất.

Đến giai đoạn cuối này, các sales mới bắt đầu vào cuộc. Có thể nói, bộ phận bán hàng là lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu doanh thu của công ty. Dựa trên những chiến lược đã được marketer vạch ra, những người làm công tác kinh doanh sẽ sử dụng lời đường mật và các chiêu bài để bán được thật nhiều hàng, đem tiền về cho công ty.

Ở giai đoạn này, nếu không có bộ phận sales, dân marketing không thể biến ý tưởng thành hiện thực. Hàng không đến được tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp càng không thể chuyển hàng hóa thành tiền để thu được lợi nhuận. Thông qua lực lượng bán hàng, các kế hoạch của bộ phận marketing mới nên da nên thịt và thu về kết quả như mong muốn.

Hai quan điểm kinh doanh khác nhau: Nên tập trung vào bán hàng hay chú trọng làm Marketing?

 Định nghĩa

Theo quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng: Người tiêu dùng bảo thủ và thường có thái độ ngần ngại, chần chừ trong việc mua hàng. Vì vậy, việc của doanh nghiệp là cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi, mở thêm cửa hàng, huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng vượt qua tâm lý đắn đo, chần chừ bằng bất cứ cách nào. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc chính là việc bán được nhiều hàng và thu được nhiều tiền.

Quan điểm kinh doanh theo cách thức Marketing lại đi theo hướng ngược lại với việc xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu (khách hàng) từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Marketing hướng các nhà quản lý doanh nghiệp đến việc trả lời các câu hỏi:
– Liệu thị trường có cần mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra?
– Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay không?

Nguyên nhân

Có thể nói rằng, sự xuất hiện 2 quan điểm kinh doanh khá đối lập trên dựa trên 4 yếu tố chính: điểm xuất phát, trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức.

 – Điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà máy thì Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh.

 – Trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại, Marketing tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

 – Các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp (marketing hỗn hợp) chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồm marketing đối ngoại-marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketing khách hàng tức là doanh nghiệp phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu của khách hàng và biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp. Marketing đối nội tức là doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành công cho doanh nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.

 – Mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa marketing với việc bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán sản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của marketing mang tầm vĩ mô, hướng tăng lợi nhuận bằng cách doanh nghiệp phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Marketing là phải tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giải pháp tốt hơn, giúp giảm bớt thời gian và sức lực cho việc tìm mua hàng của khách. Nhờ đó đưa đến cho xã hội một tiêu chuẩn sống cao hơn.

Như vậy trên đây là những phân tích chia sẻ giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về 2 ngành nghề sales và marketing, đặc biệt là hiểu được sự khác nhau của mỗi vị trí. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những phương án tuyển dụng và kế hoạch công việc một cách phù hợp và hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là viết hữu ích đối với bạn đọc.

Nguồn: Tham khảo Marketing ai

4.8/5 - (167 bình chọn)