Trong thời đại hiện nay, phải ít nhất một lần bạn đã nghe qua từ Marketing rồi đúng không nào. Marketing được biết đến là ngành của mọi ngành, chính vì thế dù ở bất kỳ thời đại nào thì ngành Marketing vẫn luôn hot và được rất nhiều bạn trẻ quan tâm theo đuổi. Nhưng đa phần các bạn đều có chung một sự băn khoăn, lo lắng rằng học ngành này có khó không hay là làm Marketing thì sẽ làm những gì? Bài viết sau đây, Minh Duy Solutions sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.
Marketing là gi?
Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Marketing là một tập hợp các hoạt động và quy trình để tạo ra, giao tiếp, phân phối và trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội nói chung”.
Marketing thường đề cập đến các hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp thực hiện để thúc đẩy việc mua hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Marketing bao gồm tất cả các hoạt động quảng cáo, bán, cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng mục tiêu hoặc cho các doanh nghiệp khác.
Có thể hiểu đơn giản hơn về Marketing như sau: Ngành học này thường tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và phân tích các hoạt động thương mại của công ty nhằm thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng, cũng như khơi dậy lòng trung thành với thương hiệu.
Học Marketing khó hay dễ?
Mỗi ngành nghề đều có những thuận lợi và khó khăn riêng trong quá trình học tập cũng như làm việc, ngành Marketing cũng vậy. Tuy là ngành sinh sau đẻ muộn nhưng có tốc độ phát triển của nó rất nhanh, các kiến thức, thông tin liên quan đều được thay đổi, cập nhật mới theo từng ngày. Điều này đã tạo ra rất nhiều thách thức cho những bạn trẻ, buộc họ phải luôn tìm tòi, học hỏi để trau dồi kiến thức lẫn kĩ năng để theo đuổi ngành nghề lý tưởng này.
Học Marketing có khó hay dễ sẽ phụ thuộc vào chính khả năng của người học.
Việc học sẽ cực kì dễ dàng đối với những bạn có đam mê, sáng tạo và kiên trì theo đuổi ngành Marketing. Chính vì vậy mà đừng ngại thử sức và lựa chọn lĩnh vực này nếu thực sự đam mê và có hứng thú. Ngược lại, nếu bạn không có đam mê, không yêu thích hoặc có tính cách không phù hợp thì việc học Marketing đối với bạn sẽ vô cùng khó khăn, dễ chán nản, thậm chí là bỏ cuộc rất nhanh.
Có thể nói Marketing là một nghề nghiệp thú vị và xứng đáng được lựa chọn để định hướng và phát triển nghề nghiệp cho bản thân. Nếu bạn có sự kiên trì và hết sức cố gắng thì mọi khó khăn, thử thách trong học tập và làm việc đều có thể vượt qua.
Học Marketing ra trường làm gì?
Khi nhắc đến ngành Marketing, nhiều người thường liên tưởng đến hình ảnh những cô nàng, chàng trai tay xách những sản phẩm đi đến đám đông chào mời, quảng bá, một số khác lại nghĩ rằng đây là công việc đăng quảng cáo, hoặc các chương trình khuyến mãi,…Cách nghĩ này chưa thực sự đúng và đầy đủ.
Rất khó để có một định nghĩa chính xác về ngành học này, nhưng có thể hiệu đơn giản, Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng cũng vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong việc kinh doanh.
Làm Marketing là làm những gì là một câu hỏi mà hầu hết những ai đang có ý định muốn học ngành này đều rất băn khoăn. Với thời đại công nghệ 4.0 phát triển thì cơ hội làm việc cho sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân Marketing rất rộng mở. Thậm chí ngay từ năm nhất, năm hai nhiều bạn đã được tuyển dụng và đi làm chính thức. Các bạn học ngành này hoàn toàn có khả năng ứng tuyển vào các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực
Làm Marketing thực sự là hoạch định chiến lược:
- Điều đầu tiên kể đến chính là bản kế hoạch Marketing (Brand Marketing Plan) được xây dựng hàng năm, vạch rõ mục tiêu và hoạt động chiến lược của nhãn hàng trong năm đó.
- Từ đó, các hoạt động mà mọi người thường thấy như quảng cáo, chạy TVC, tổ chức sự kiện, PR, Digital, SEO,…sẽ được triển khai. Kế hoạch Marketing sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng Chiến lược thương hiệu (Brand Vision Plan) được xây dựng và làm mới mỗi 3-5 năm, giúp định hướng cho mọi hoạt động Marketing, đảm bảo thương hiệu đi đúng định vị và đúng tầm nhìn nhất quán.
- Cuối cùng, kế hoạch Marketing và chiến lược thương hiệu đều được chi phối bởi 2 nền tảng quan trọng và cũng là phần chìm sâu nhất dưới tảng băng: Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture), Định vị thương hiệu (Brand Positioning). Đây là một mô hình làm việc khá chuẩn được nhiều công ty áp dụng. Tuy nhiên, tùy vào mô hình và quy mô có thể điều chỉnh cho phù hợp. Lưu ý, Brand Architecture và Brand Positioning được thiết lập khi thương hiệu vừa được khai sinh, chỉ điều chỉnh khi có sự thay đổi lớn về chiến lược phát triển của nhãn hàng. Vì vậy, bạn sẽ có ít cơ hội được xây dựng 2 nền tảng đó khi quản lý một thương hiệu có từ lâu đời.
Các sinh viên học Marketing sau khi tốt nghiệp có khả năng sẽ đảm nhiệm các vị trí sau: chuyên viên PR (quan hệ công chúng), chuyên viên nghiên cứu thị trường, nhân viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên quản trị thương hiệu, chuyên viên tại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Marketing,…
Đối với mức lương của bất kỳ một ngành nghề nào cũng đều phụ thuộc rất nhiều và năng lực và năng suất làm việc của cá nhân. Với Marketing, điều đó là hiển nhiên, bởi làm việc trong ngành này đòi hỏi nhiều ở khả nẵng của mỗi cá nhân như sự sáng tạo, tư duy logic,…
Đối với nhân viên Marketing, lương mỗi tháng sẽ chỉ rơi vào khoảng 7 – 9 triệu. Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm và cống hiện, ở vị trí quản lí, trưởng phòng hay giám đốc sẽ là 20 – 30 triệu. Vậy nên học viên luôn phải năng động tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như nâng cao năng lực bản thân, đáp ứng thị trường.
Hy vọng nội dung bài viết mà Minh Duy Solutions cung cấp trên đây có thể giúp bạn biết được học Marketing khó hay dễ và học Marketing ra trường làm những việc gì để đưa ra quyết định liệu có nên theo học Marketing hay không.
Nguồn: Megaweb