Hầu hết các website sau một thời gian đi vào hoạt động sẽ đều có mong muốn được tối ưu hoá hiệu quả, nâng cao năng suất bằng những công cụ hữu ích. Và đó chính là “tín hiệu” thông báo rằng đã đến lúc bạn cần nâng cấp website. Vậy nâng cấp website là gì? Hãy cùng đi tìm đáp án trong bài viết sau đây.
1. Nâng cấp website là gì?
Nâng cấp website là một trong các bước quan trọng nằm trong quy trình vận hành website. Tại bước này, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hoặc sửa chữa các lỗi trên web. Ngoài ra, chỉnh sửa giao diện, thêm các công cụ, tính năng mới để cũng là một trong những hạng mục thuộc nâng cấp website. Mục đích cuối cùng của việc này là tối ưu hoá chất lượng trang web, nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm các chi phí cho doanh nghiệp đó.
Việc nâng cấp website là điều kiện tất yếu để theo kịp xu hướng phát triển của công nghệ cũng như giảm tỷ lệ cạnh tranh giữa các công ty đối thủ với nhau. Một trang web càng được coi trọng việc nâng cấp, càng rút ngắn con đường tiếp cận khách hàng.
Mặc dù việc nâng cấp website là quan trọng và cần thiết, tuy nhiên đây lại không phải là hoạt động được thực hiện thường xuyên của các doanh nghiệp. Các nguyên nhân chủ yếu đến từ việc bỏ quên, hoặc khi bàn giao web, các đơn vị thiết kế website không báo điều này đến người tiếp nhận web.
Chính vì vậy, nhiều trang web doanh nghiệp dù 1 năm, 2 năm hay bao nhiêu năm đi nữa bạn vẫn sẽ thấy không có bất cứ thay đổi nào, từ giao diện cho đến chức năng, thậm chí là vị trí các nút chuyển đổi.
2. Những lý do nên nâng cấp website là gì?
Như đã nói ở trên, nâng cấp website sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng bắt kịp sự phát triển của công nghệ. Ngoài những lý do dễ nhận thấy đó ra, bạn nên nâng cấp website vì những điều dưới đây.
– Dễ dàng quản trị website hơn: Mỗi một lần nâng cấp website, trang web của bạn sẽ được tối ưu về quy trình hoạt động, rút ngắn các thao tác trên trang quản trị. Và tất nhiên, với những cập nhật này, người quản trị web sẽ được đơn giản hóa công việc đăng bài, quản lý thông tin và nhiều tác vụ khác.
– Tối ưu SEO: Các thuật toán Google được cập nhật liên tục và không cố định các hạng mục. Đôi khi Google sẽ chú trọng vào trải nghiệm người dùng, các link dẫn hoặc nội dung,… Vì vậy, việc nâng cấp website chính là cách để kênh online của doanh nghiệp dễ dàng SEO on Top hơn.
– Nâng cao tỷ lệ tiếp cận khách hàng: Hành vi và mong muốn trải nghiệm của khách hàng thay đổi theo ngày, vậy nên nâng cấp website là việc làm rất cần thiết để thay đổi theo người dùng. Bên cạnh đó, nâng cấp website giúp tối ưu SEO, nếu cộng thêm việc bạn làm tốt các hạng mục khác (nội dung, link…) thì trang web của bạn sẽ càng có thêm nhiều cơ hội được khách hàng biết đến.
– Quản lý thông tin một cách khoa học: Điều này đặc biệt phù hợp với các website kinh doanh. Các thông tin đồ sộ trên trang web nếu không được quản lý tốt chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng chồng chéo nhau. Nâng cấp website cũng có nghĩa hệ thống quản trị được tối ưu hơn. Nhà quản trị sẽ dễ dàng quản lý sản phẩm, các đơn hàng, khách hàng cũng sẽ có nhiều trải nghiệm tích cực hơn khi truy cập trang web của bạn.
– Cập nhật các hệ thống đo lường hiệu quả: Hầu hết những thiết kế website trước đây đều chưa tích hợp công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả Analytics. Và đó là lý do nên nâng cấp website để sở hữu hệ thống đo lường đầy đủ và hoàn chỉnh.
– Bảo vệ các dữ liệu: Trong quá trình vận hành, hầu hết các website đều sẽ phát sinh các lỗi. Nếu lỗi nhỏ thì có thể chưa sao, nhưng nhiều trường hợp các lỗi lớn có thể làm mất các dữ liệu website. Nâng cấp website vừa là phương án để sửa các lỗi phát sinh, vừa là cách bảo vệ tất cả dữ liệu trang web.
3. Đâu là dấu hiệu cho thấy bạn nên nâng cấp website?
Doanh nghiệp sẽ nhận được vô vàn lợi ích nếu như thường xuyên nâng cấp website. Thế nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện điều này. Hãy kiểm tra, nếu trang web của bạn đang gặp các vấn đề sau đây có nghĩa là đã đến lúc bạn nên nâng cấp website ngay hôm nay:
– Khi bạn đã làm tất cả nhưng kết quả SEO vẫn không có biến chuyển. Rất có thể việc SEO trên một website đã cũ chính là nguyên nhân khiến bạn không thể cải thiện chất lượng SEO của mình.
– Khi bạn cần đo lường hiệu quả trang web và việc phải sử dụng các công cụ bên ngoài khiến bạn cảm thấy bất tiện. Đừng ngần ngại nâng cấp website vì bạn sẽ tìm thấy tất cả các công cụ cần thiết ở mỗi lần cập nhật.
– Khi khách hàng phàn nàn quá nhiều về trải nghiệm truy cập web, ví dụ như giỏ hàng, giao diện đã lỗi thời hoặc bất cứ điều gì khiến khách hàng cảm thấy không vui. Hãy tiến hành nâng cấp website vì rất có thể đây là cách khắc phục nhanh nhất.
– Khi các đối thủ của bạn đang làm mọi cách để trang web trông thật ấn tượng, đừng ngần ngại, trước hết hãy nâng cấp website để xem có cải thiện không trước khi suy nghĩ đến việc thiết kế website mới.
4. Cách để nâng cấp website
Để “làm mới” lại website của mình, bạn sẽ có 2 cách:
- Thứ nhất: Thiết kế website mới hoàn toàn
- Thứ hai: Là kiểm tra, khắc phục và cập nhật những tính năng mới
Thông thường, nếu trang web của bạn vẫn ổn, không quá cũ thì bạn chỉ cần nâng cấp website mà thôi. Nhưng làm sao để nâng cấp website?
Nếu bạn website của bạn là website tự code, việc cập nhật và nâng cấp sẽ hơi phức tạp vì đội ngũ kỹ thuật bên bạn sẽ phải tự lập trình các mã nguồn mới để cài đặt các tính năng theo nhu cầu. Điều này khá mất thời gian nhưng lại đảm bảo kết quả nâng cấp website đúng như mong muốn và kỳ vọng.
Nếu bạn thiết kế website từ các đơn vị thiết kế web như Sapo thì việc nâng cấp website sẽ được cập nhật từ đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp. Những cập nhật này chủ yếu sẽ liên quan đến tính năng nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Còn về phần giao diện, bố cục bạn có thể tự điều chỉnh theo ý. Hạn chế duy nhất là bạn sẽ không thể chủ động được các hạng mục cập nhật.
Nhìn chung, nâng cấp website là việc làm quan trọng mà các nhà quản trị web cần phải lưu tâm để website chất lượng và hiệu quả hơn. Và nếu bạn muốn thường xuyên được cập nhật những tiện ích mới nhất có thể tìm đến các đơn vị thiết kế website để được đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ bạn từ a-z, kể cả nâng cấp website.