Các ý tưởng Marketing ẩm thực cho các doanh nghiệp F&B

Các ý tưởng Marketing ẩm thực cho các doanh nghiệp F&B

Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt nhà nhà mở nhà hàng, việc cho ra đời một thương hiệu bất kì đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể nhất định. Kinh doanh nhà hàng cũng không nằm ngoài quy luật này. Để đưa một nhà hàng vào vận hành và mang lại lợi nhuận, các chủ nhà hàng, chủ đầu tư hay quản lý cần phải vạch ra một chiến lược kinh doanh online hiệu quả cho nhà hàng đó.

Một chiến dịch marketing đúng đắn sẽ định vị được hình ảnh của nhà hàng trong lòng khách hàng. Nhưng làm thế nào để marketing cho nhà hàng mới một cách đúng đắn? Minh Duy Solutions xin chia sẻ cho bạn tổng hợp cách marketing ẩm thực ngành F&B hiệu quả.

Các ý tưởng Marketing ẩm thực cho các doanh nghiệp F&B
Các ý tưởng Marketing ẩm thực cho các doanh nghiệp F&B

Marketing ẩm thực là gì?

Marketing ẩm thực hay còn gọi là Marketing F&B (Food and Beverage Service) là hoạt động quảng bá hình ảnh và thương hiệu, tăng doanh thu cho các nhà hàng, quán ăn hay dịch vụ kinh doanh ẩm thực nói chung. Hầu hết các ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn đều không thể thiếu bộ phận F&B để đáp ứng nhu cầu ăn uống khi khách hàng có nhu cầu.

Marketing ẩm thực hướng đến “chiếc bụng đói” của khách hàng. Nhu cầu ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của con người, ngay cả khi khủng hoảng kinh kế hay thậm chí dịch bệnh Covid 19 vừa qua, nhu cầu này cũng không hề sụt giảm mà chỉ chuyển sang hình thức khác là đặt đồ ăn Online. Bởi vậy, Marketing F&B cần không ngừng đổi mới, chuyển hướng để tiếp cận đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Marketing F&B là hành động đi tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, cả về mặt chất lượng món ăn đến cảm nhận từ dịch vụ. Để kinh doanh hiệu quả, hầu như mọi nhà hàng mới, dù quy mô lớn hay nhỏ đều xây dựng riêng cho mình chiến lược Marketing ngay từ đầu.

Marketing không trực tiếp mang lại doanh thu cho nhà hàng nhưng lại gián tiếp định vị trương hiệu của nhà hàng, tạo nên chỗ đứng cho nhà hàng trong thị trường. Tuy nhiên, Marketing cũng giống như một con dao 2 lưỡi, biết cách sử dụng sẽ mang lại hiệu quả to lớn, nhưng nếu như không biết cách, marketing sẽ khiến nhà hàng của bạn thất bại.

Một số thách thức trong Marketing ẩm thực 

Nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm. Trong thời buổi mà thực khách có quá nhiều sự lựa chọn, món ăn của bạn ngon, bổ, rẻ không thôi dường như vẫn chưa đủ. Bởi có hàng trăm, hàng ngàn dịch vụ ăn uống khác cũng đang chạy theo những giá trị đó. “Khác biệt hay là chết” – đúng như cuốn sách nổi tiếng của Marketing Guru Jack Trout, chiến lược Marketing dịch vụ ẩm thực ngành F&B cần khác biệt trước khi bị đào thải bởi các đối thủ.

Thông thường, trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing ẩm thực, các Marketers sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:

1. Khó khăn trong việc tạo bản sắc riêng biệt

Đối với Marketing ẩm thực, “càng nhiều lại càng ít”. Tại sao lại như vậy?

Bởi một nhà hàng khi tuyên bố có thể cung cấp tất cả các món ăn trên rừng dưới biển, đủ món Âu món Á, đủ cơm đủ phở… Tức là nhà hàng đó đang gặp sai lầm nghiêm trọng trong xây dựng thương hiệu. Dịch vụ ẩm thực thực không phải quán tạp hóa bán đồ ăn cho khách hàng mỗi khi họ thấy đói. Đừng nghĩ rằng cứ cho họ nhiều sự lựa chọn thì họ sẽ chọn bạn. Hãy tập trung vào một thế mạnh ẩm thực nhất định nào đó, chẳng hạn quán chuyên món Hàn, chuyên đặc sản vùng cao, quán ăn chuyên các món gà ta, chuyên lẩu…

2. Khó giữ chân khách hàng

Bạn không thể kháng lại một thực tế rằng, khách hàng củaMarketing ngành F&Bluôn có xu hướng “Chán cơm thèm phở”. Ngày hôm nay họ có thể đánh giá 5 sao cho nhà hàng của bạn, nhưng ngày mai, ngày kia họ lại muốn được trải nghiệm một quán ăn khác với những dịch vụ mới mẻ hơn.

Vì vậy, chiến lược Marketing ngành F&B nhà hàng không những phải tạo được sức hút với khách hàng mới, mà còn cần đủ sức giữ chân được khách hàng cũ, xây dựng tệp khách hàng trung thành lớn cho doanh nghiệp. Để làm đươc điều đó, bên cạnh chất lượng các món ăn, thái độ phục vụ thì các Marketer cần đẩy mạnh chính sách quà tặng, giảm giá, thẻ thành viên, thẻ ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết.

Chẳng hạn như bạn có thể xin thông tin cá nhân của khách hàng đến ăn tại quán để tích điểm, quan tâm đến ngày sinh nhật của họ, tặng bánh hoặc tặng siêu Voucher ưu đãi khi tổ chức sinh nhật tại quán. Một khi bạn nhớ những chi tiết nhỏ đó của khách hàng, khách hàng cũng sẽ tự động nhớ tới thương hiệu của bạn. Mình đã có một số cách làm tại đây: Cách xây dựng hệ thống Chatbot cho ngành nhà hàng đột phá doanh số

3. Luôn phải chạy đua theo “gu” ẩm thực của khách hàng

Ngoài các chi phí cố định, giới kinh doanh ẩm thực luôn lo ngại về hành vi tiêu dùng của thị trường bởi người Việt có xu hướng đổi “gu” ẩm thực liên tục. Chắc hẳn bạn còn nhớ trào lưu mỳ cay 7 cấp độ nổi như cồn cách đây 4-5 năm về trước. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các quán mỳ cay đã lần lượt phải đóng cửa do sự xuất hiện của các xu thế mới và sự “hạ nhiệt” của món ăn từng gây sốt này.

Trong điều kiện thị trường như vậy càng đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được hướng đi mới, không chỉ “đánh trúng” thị hiếu của người tiêu dùng mà còn tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong ngành.

Những ý tưởng Marketing ẩm thực

1. Đầu tư hình ảnh cho món ăn

Các ý tưởng Marketing ẩm thực cho các doanh nghiệp F&B
Đầu tư kỹ lưỡng vào mỗi hình ảnh cho món ăn

Nếu bạn sử dụng Instagram, bạn sẽ hiểu rằng những người nghiện đồ ăn hiện hữu khắp mọi nơi. Chính vì thế, cách tốt nhất để thúc đẩy sản phẩm của bạn là đầu tư những hình ảnh chất lượng tốt và hấp dẫn cho món ăn của mình. Nội dung bằng hình ảnh ngày càng quan trọng trong marketing online hiện tại. Có những hình ảnh đồ ăn đẹp mắt và hấp dẫn trên website hay các trang social media là điều vô cùng cần thiết để tạo thèm muốn cho cái dạ dày đã rỗng của khách hàng.

2. Tạo sự trung thành của khách hàng

Để người tiêu dùng trở thành partner với app đồ ăn của bạn là điều tối quan trọng trong kế hoạch Marketing của bạn. Các chính sách hàng tặng, giảm giá luôn có tác động vô cùng lớn trong hoạt động tạo độ trung thành của khách hàng. Khách hàng sẽ nhớ đến bạn ngay cả khi họ không dùng sử dụng dịch vụ của bạn.

3. Tạo ngay một tài khoản Google+

Hãy cài đặt ngay cho nhà hàng của bạn một tài khoản Google+. Khi bạn tìm kiếm hoạt động kinh doanh của mình trên Google, Google’s Knowledge Graph cung cấp cho bạn một biểu đồ chi tiết về việc kinh doanh của bạn. Việc bạn có tài khoản Google+ sẽ giúp bạn đưa dịch vụ của mình đến những kết quả tìm kiếm của Google, đây là một món bonus khá hời

4. Sử dụng quảng cáo định vị vị trí

Đối với hầu hết các nhà hàng, có một cái tên địa phương là một lợi thế. Đa số mọi người đều tìm kiếm một nhà hàng gần nhà, chính vì thế sẽ rất có giá trị nếu bạn đầu tư một khoản vào việc quảng cáo dựa theo mục tiêu địa lý. Việc quảng cáo này giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền và giúp bạn dám chắc khách hàng của bạn ở xung quanh nhà hàng đều nhìn thấy quảng cáo này.

5. Sử dụng email Marketing hiệu quả

Hãy nhớ nhé, email marketing, thư bạn gửi khách hàng không cần phải hàng tuần, lá thư ấy có thể gửi hàng tháng và thậm chí là lâu hơn như thế. Việc sử dụng email cũng rất đa dạng: có thể là khi bạn kỷ niệm những thành công của mình, thảo luận về thực đơn mới của cửa hàng hay thông báo những chính sách khuyến mại.

6. Hãy để các kênh báo vào cuộc

Hãy share thông tin của nhà hàng tới những trang báo được cho là tin cậy. Một bài báo với nội dung tích cực sẽ giúp tăng uy tín của bạn rất nhiều trên thị trường nhiều cạnh tranh. Các kênh báo online có lượng tương tác lớn sẽ giúp kéo khách về nhà hàng của bạn khá khá đấy

7. Khởi động ngay một blog

Khởi động một blog của riêng bạn là một cách tuyệt vời để tạo cộng đồng và gắn kết người dùng. Blog như kênh đại diện những kinh nghiệm cũng như tiếng nói của bạn. Chia sẽ những câu chuyện thành công, khó khăn hay cả những câu chuyện cười và những công thức nấu ăn … sẽ giúp người dùng cảm giác thân thiết với nhà hàng của bạn hơn nữa.

8. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Có một bộ nhận diện thương hiệu riêng có một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bạn trên các phương tiện xã hội. Mục tiêu của bạn sẽ là xây dựng bộ phận diện thương hiệu hướng tới các khách hàng mục tiêu. Nhận diện thương hiệu có thể là website, logo, ấn phẩm truyền thông hay chỉ đơn giản là thương hiệu của chủ cửa hàng.

9. Hợp tác với các dịch vụ chuyển phát

Ngày nay, mạng internet tạo ra một môi trường để các dịch vụ về phương tiện vận tải phát triển mạnh. Việc bạn tìm được một partner ship hàng hiệu quả nhanh chóng và chất lượng sẽ tạo nên những lợi thế không thể cạnh tranh của bạn đối với khách hàng.

10. Sử dụng Mobile Ads

Dự đoán của các chuyên gia trong vài năm tới phân nửa lượng click trên google sẽ đến từ mobile. Nhà hàng là một đối tượng tuyệt vời để sử dụng mobile ads. Người sử dụng có thể tìm kiếm những nhà hàng gần mình khi đang di chuyển. Tìm cho mình một nhà cung cấp uy tín và đăng tin quảng cáo trên mobile hiệu quả trong chiến dịch marketing ẩm thực sẽ là đem lại cho bạn hiệu quả không ngờ.

Nguồn: Marketing Ai 

4.9/5 - (167 bình chọn)