Sau hơn hai năm tăng trưởng vượt bậc, các nhà bán lẻ trực tuyến có thể mong đợi gì từ xu hướng thương mại điện tử trong năm 2023? Cùng Minh Duy Solutions khám phá ngay sau đây!
Trong khi người mua sắm đang quay trở lại mua hàng truyền thống, thì thói quen thương mại điện tử của họ đã hình thành. Các chuyên gia dự đoán doanh số bán lẻ thương mại điện tử trên toàn thế giới sẽ tăng vọt từ khoảng 5 nghìn tỷ đô la Mỹ lên hơn 8 nghìn tỷ đô la vào năm 2026.
Từ việc chuyển sang mua sắm tại cửa hàng đến nỗi sợ tài chính, thương mại điện tử sẽ có sự thay đổi như thế nào?
- 73% người tiêu dùng thương mại điện tử cho biết họ sử dụng nhiều kênh khác nhau trong hành trình khách hàng của họ. Theo Statistic, thiết bị di động chiếm 71% lưu lượng bán lẻ và tạo ra 61% đơn đặt hàng mua sắm trực tuyến. Doanh số toàn cầu thông qua các nền tảng truyền thông xã hội ước tính đạt 992 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 và các dự báo cho thấy doanh số thương mại xã hội sẽ đạt khoảng 2,9 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2026.
- 52% người tiêu dùng cho biết đại dịch khiến họ coi trọng tính bền vững hơn. Đến năm 2025, ngành thời trang và may mặc được dự đoán sẽ vượt quá 1 nghìn tỷ USD. 65% người mua sắm sử dụng một số sản phẩm/dịch vụ từ Re-commerce. 60% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ trở thành khách hàng trung thành sau trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.
- Người bán kỹ thuật số và thị trường trực tuyến đang thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và doanh thu với các mô hình đăng ký. Gần 35% người mua sắm trực tuyến sử dụng dịch vụ đăng ký định kỳ mỗi tuần. Trên toàn cầu, BOPIS được dự đoán là thị trường trị giá 703 tỷ USD vào năm 2027.
- Theo Statistic, ví kỹ thuật số và ví di động chiếm khoảng một nửa số giao dịch thanh toán thương mại điện tử trên toàn thế giới, khiến ví kỹ thuật số trở thành phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất cho đến nay. 55% Gen Z sử dụng điện thoại thông minh hơn 5 giờ mỗi ngày và 26% sử dụng điện thoại của họ hơn 10 giờ mỗi ngày. Gen Z sử dụng mạng xã hội làm nguồn cảm hứng mua sắm hàng đầu của họ
- Người mua sắm tương tác với hình ảnh 3D của sản phẩm nhiều hơn gần 50% so với hình ảnh tĩnh. Trên TikTok, video UGC hiệu quả hơn 22% so với video thương hiệu.
Xu hướng thương mại điện tử: Tìm kiếm bằng giọng nói
Theo PwC, 65% người ở độ tuổi 25-49 nói chuyện với các thiết bị hỗ trợ giọng nói của họ ít nhất một lần mỗi ngày. Và theo Capgemini, trong năm 2022, có đến 70% người tiêu dùng sử dụng giọng nói để mua sắm thay vì mua sắm theo kiểu truyền thống.
Khi một thương hiệu sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói nghĩa là thương hiệu đó tạo điều kiện cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng trực tuyến mà không cần bất kỳ thao tác nhập bàn phím thủ công nào.
Thông thường, mọi người thực hiện tìm kiếm thủ công bằng cách nhập, có thể lỗi đánh máy, lỗi đánh vần sai tên thương hiệu… sẽ xảy ra. Tuy nhiên, với công cụ tìm kiếm bằng giọng nói, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp khách hàng xác định lỗi và gợi ý các tìm kiếm chính xác hơn đối với khách hàng. Điều này giúp khách hàng rút ngắn thời gian, tạo sự thuận tiện và dễ dàng khi tìm kiếm.
Tập trung vào trải nghiệm sau mua hàng
Một trong những xu hướng thương mại điện tử quan trọng nhất là trải nghiệm sau mua hàng. Dịch vụ khách hàng sau khi mua hàng tốt là điều cần thiết để thuyết phục khách hàng quay trở lại. Đối với các shop online, giao dịch bán hàng là phần được chú ý nhiều nhất, nhưng những trải nghiệm sau khi mua hàng mới là điều khách hàng quan tâm nhất.
Để đảm bảo trải nghiệm tích cực sau khi mua hàng, bạn có thể thực hiện các chính sách sau:
- Cung cấp chính sách hoàn trả tốt, hỗ trợ chi phí khi trả lại.
- Thường xuyên theo dõi các đơn hàng đã giao để xem hỗ trợ khách hàng giải đáp thắc mắc và cung cấp cho khách hàng phương án tốt nhất
- Cung cấp mã giảm giá hoặc ưu đãi khác nếu khách hàng gửi đánh giá và giới thiệu bạn bè đến trang web của bạn.
Sử dụng công nghệ 4.0: trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR)…
Trong thế giới hiện đại, AR, VR, Metaverse… là những công nghệ thay đổi cuộc chơi trong xu hướng thương mại điện tử. Những công nghệ tiên tiến này cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm sống động và hấp dẫn, điều không thể thực hiện được trong thế giới thực. Ví dụ:
- Trí tuệ nhân tạo (AI) đem đến các giải pháp nhằm tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng như: tương tác trực tiếp với khách hàng 24/7 (chatbots), tạo nội dung và đề xuất cá nhân hóa phù hợp với từng khách hàng cụ thể, phân tích dữ liệu thương mại điện tử để dự đoán hành vi mua hàng, …
- Thực tế tăng cường (AR) cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm sống động ngay ở nhà. Ví dụ: Reactive Reality tạo ra một ứng dụng thử đồ thực tế ảo cho phép khách hàng thử quần áo để nhìn rõ form dáng của bộ quần áo, cách mix match sản phẩm với nhau… trước khi ra quyết định mua hàng.
- Thực tế ảo (VR) tạo ra một môi trường mô phỏng các trải nghiệm thực tế, chẳng hạn như ghé thăm cửa hàng hoặc dùng thử sản phẩm ngay tại nhà. Bằng cách sử dụng tai nghe, kính đeo VR, người tiêu dùng có thể điều hướng xung quanh và tương tác với các mặt hàng trong cửa hàng ảo. Điều này đem lại trải nghiệm chân thực, giúp khách hàng tự tin hơn khi đưa ra quyết định mua hàng.
- Metaverse là cơ hội mới để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Khách hàng có thể khám phá các dòng sản phẩm khác nhau thông qua các cửa hàng ảo hoặc tham dự các sự kiện trực tiếp được tổ chức trong metaverse mà không cần rời khỏi nhà.
Những công cụ này, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, biến đổi cách người dùng tương tác với các thương hiệu thương mại điện tử bằng cách cung cấp cho người mua sắm mức độ hòa nhập nâng cao không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Sử dụng những công nghệ này, các công ty có thể tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo, làm mờ ranh giới giữa mua sắm trực tuyến và trực tiếp, đồng thời tăng mức độ tương tác của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Cá nhân hóa trải nghiệm
Trải nghiệm được cá nhân hóa là xu hướng thương mại điện tử tương lai, là cách để các nhà bán lẻ tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành với khách hàng.
Cá nhân hóa tìm kiếm là chiến lược điều chỉnh kết quả tìm kiếm phù hợp cho từng khách hàng dựa theo hành vi trước đây trên trang web, dữ liệu hồ sơ khách hàng và nhiều khía cạnh khác. Một số chiến lược cá nhân hóa hiệu quả bao gồm.
- Cung cấp cho khách hàng các đề xuất sản phẩm dựa trên các giao dịch mua trước đây
- Gửi email ưu đãi cho một sản phẩm mới tương tự như sản phẩm họ đã mua gần đây
- Tùy chỉnh các trang thanh toán để cung cấp thêm thông tin liên quan
- Tạo trải nghiệm email mang tính cá nhân hơn (tạo hình ảnh, gọi tên khách hàng, nhắc về sở thích khách hàng và các sản phẩm liên quan, …) so với các email chung trên thị trường đại chúng truyền thống.
Cá nhân hóa mang đến cho khách hàng trải nghiệm phù hợp dựa trên sở thích, nhu cầu,mối quan tâm, … Các thương hiệu có thể cung cấp dịch vụ cá nhân hóa bằng cách sử dụng dữ liệu khách hàng để tạo trải nghiệm độc đáo và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Thương mại xã hội
Thương mại xã hội là một phần của thương mại điện tử, thương hiệu có thể sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, … để tiếp thị và bán sản phẩm trực tuyến. Các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng phổ biến là cơ hội rộng mở cho mô hình thương mại xã hội phát triển.
Mô hình này cho phép khách hàng hoàn tất việc mua hàng mà không cần rời khỏi các ứng dụng mạng xã hội. Khách hàng có thể sử dụng thương mại xã hội để: khám phá thương hiệu, nghiên cứu sản phẩm, tương tác với bộ phận hỗ trợ khách hàng, xem xét đánh giá sản phẩm, mua hàng, … Dự báo doanh số thương mại trên mạng xã hội sẽ tăng từ 992 tỷ đô la trong năm 2022 lên 2,9 nghìn tỷ đô la vào năm 2026. Các xu hướng thương mại điện tử gần đây cho thấy: Thế hệ Z sử dụng Tik Tok nhiều hơn Google để tìm kiếm và lựa chọn các sản phẩm, có đến 97% Gen Z sử dụng mạng xã hội làm nguồn cảm hứng trước khi mua sắm sản phẩm.
Vì vậy, các doanh nghiệp có thể khai thác sức mạnh của các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter, Instagram và Facebook để xây dựng mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng, tạo ra chuyển đổi bán hàng.
Một số yếu tố chính của chiến lược thương mại xã hội bao gồm kết hợp với những người có tầm ảnh hưởng (Celeb, KOL, KOC, …) hoặc kết nối, tạo quan hệ đối tác với các thương hiệu khác, đăng tải hình ảnh sản phẩm hấp dẫn, cung cấp ưu đãi độc quyền, tạo chương trình khách hàng thân thiết, flash sale, ưu đãi khi mua combo, chương trình khuyến khích khách hàng giới thiệu, chia sẻ thương hiệu…
Bằng cách tận dụng các cơ hội mà các nền tảng truyền thông xã hội mang lại, các doanh nghiệp có thể tăng nhận thức về thương hiệu theo cấp số nhân, tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng trong vòng vài phút.
Đa dạng phương thức thanh toán
Quá trình thanh toán liền mạch, các bước thanh toán nhanh chóng và phương thức thanh toán đa dạng có thể giúp thương hiệu của bạn gia tăng doanh số bán hàng. Nếu người mua cảm thấy khó hoàn thành giao dịch mua hàng online, họ sẽ để sản phẩm trong giỏ hàng và tìm kiếm một thương hiệu khác có quá trình thanh toán nhanh gọn và có đa dạng phương thức thanh toán để việc mua hàng của họ trở nên đơn giản hơn. Các loại thanh toán phổ biến trên các nền tảng thương mại điện tử là:
- Ví điện tử (PayPal, Google Pay, Shopee Pay, …)
- Thẻ (Visa, Mastercard, thẻ nội địa, …)
- Nhận hàng thanh toán
- Internet Banking
Cung cấp một loạt các tùy chọn thanh toán là một cách tiếp cận tuyệt vời để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hơn nữa, nếu khách hàng có thể lưu thông tin thanh toán của họ trên trang web, họ sẽ có thể thanh toán nhanh hơn vào lần mua hàng tiếp theo.
Với sự phát triển không ngừng, trong tương lai có thể sẽ có nhiều cách hơn nữa để thanh toán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Ngoài các phương pháp truyền thống như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, tương lai khách hàng có thể sử dụng ví kỹ thuật số, tiền điện tử và thậm chí cả sinh trắc học. Xu hướng thương mại điện tử này đang được thúc đẩy bởi nhu cầu giao dịch nhanh hơn, an toàn hơn.
Bán hàng qua Livestream hay video
Livestream/video bán hàng đã nhanh chóng trở thành một công cụ mạnh mẽ để các thương hiệu tiếp cận và tương tác với khán giả toàn cầu. Các thương hiệu đang tận dụng và kết hợp nội dung video vào chiến lược thương mại điện tử để tạo ra một xu hướng thương mại điện tử mới – mua sắm qua video.
Xu hướng thương mại điện tử này đang phát triển đều đặn trong những năm gần đây và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2023. Đối với khách hàng, tính năng mua sắm qua video giúp họ có được trải nghiệm mua sắm phong phú ngay tại chính ngôi nhà của họ. Khách hàng có thể xem chi tiết sản phẩm, cận chất sản phẩm, … để đưa ra quyết định sáng suốt khi mua hàng. Livestream/video bán hàng cũng cho phép khách hàng tương tác trực tiếp, đặt câu hỏi về sản phẩm và nhận câu trả lời từ các cộng tác viên, nhân viên bán hàng.
Đối với các doanh nghiệp, mua sắm qua video cung cấp thông tin có giá trị về hành vi của khách hàng, cho phép họ điều chỉnh các dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cung cấp cho khách hàng dịch vụ chất lượng và hỗ trợ khách hàng 24/7.
Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng
Các phần mềm quản lý bán hàng đã trở thành một phần thiết yếu cho sự thành công của doanh nghiệp. Tích hợp các phần mềm quản lý bán hàng với các nền tảng thương mại điện tử có thể đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Dịch vụ khách hàng được triển khai tốt hơn
- Xem lịch sử mua hàng, hiểu rõ hơn về cung và cầu của khách hàng
- Phân tích hành vi khách hàng
- Phân khúc đối tượng
- Theo dõi hành trình của khách hàng trên tất cả các kênh
- Theo dõi doanh số bán hàng, hàng tồn… trên tất cả các nền tảng thương mại điện tử
- Giảm tổn thất và chi phí (do khả năng lưu trữ thông tin doanh số bán hàng tốt hơn)
Việc triển khai tích hợp các phần mềm quản lý bán hàng với các nền tảng thương mại điện tử, không chỉ ghi nhớ và lưu trữ dữ liệu khách hàng 24/7, mà còn vì nó có khả năng thiết lập mối quan hệ sâu sắc với khách hàng, giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh hơn, .. đem đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Đây cũng là ứng dụng marketing được Google đề xuất sau khi phân tích insight khách hàng Việt Nam qua phân tích hàng tỷ lượt tìm kiếm năm 2022.
Xu hướng thương mại điện tử trong tương lai mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và khả năng tiếp cận các sản phẩm chân thực hơn từ khắp nơi trên thế giới tại chính căn nhà của mình. Chú ý đến những xu hướng thương mại điện tử 2023 đang phát triển giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt tình hình thị trường, gia tăng cơ hội nâng cao doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Luôn nhận thức được những thay đổi sắp tới không chỉ đảm bảo bạn không bị bỏ lại phía sau mà còn giúp bạn nổi bật hơn trong mắt khách hàng giữa các đối thủ cạnh tranh.
Nguồn: Tham khảo Internet