Temu, Shein có thể bị chặn nếu chậm đăng ký tại Việt Nam

Temu, Shein có thể bị chặn nếu chậm đăng ký tại Việt Nam

Thời gian qua, một loạt sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein… đã đổ bộ, hoạt động rầm rộ tại thị trường Việt Nam nhưng chưa đăng ký với Bộ Công Thương.

Tại sao các sàn TMĐT này chưa đăng ký vẫn có thể dễ dàng vào thị trường Việt Nam như vậy? Khâu quản lý các sàn TMĐT xuyên biên giới hiện đang được quy định như thế nào?

Để làm rõ câu hỏi này, hãy cùng Minh Duy Solutions tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Diễn biến mới nhất về việc đăng ký hoạt động của các sàn TMĐT xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein.. tại Việt Nam

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, các đơn vị thuộc Cục đang khẩn trương rà soát tổng thể về tác động cũng như các giải pháp đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới như Temu, 1688 và Shein để đảm bảo các nền tảng này cần tuân thủ các quy định pháp luật khi hoạt động tại Việt Nam.

Bộ đã liên hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng xuyên biên giới thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam để yêu cầu các nền tảng này thực hiện các bước đăng ký chính thức và tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, minh bạch thông tin và an toàn dữ liệu. Nếu không thực hiện đầy đủ, Bộ sẽ xem xét các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.

Trong bối cảnh quốc tế, các nền tảng này cũng đang chịu áp lực từ các quốc gia khác về tuân thủ pháp lý và chất lượng sản phẩm. Việc đăng ký và tuân thủ các yêu cầu tại Việt Nam là điều cần thiết để đảm bảo môi trường TMĐT công bằng, minh bạch và có trách nhiệm.

Nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Nhưng thời gian giao hàng nhanh cũng là một điểm cộng lớn khiến nhiều người tiêu dùng háo hức muốn thử mua sắm trên Temu.

Temu, Shein có thể bị chặn nếu chậm đăng ký tại Việt Nam
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã.

Trước khi Temu vào Việt Nam, Shein – một ứng dụng mua sắm thời trang nhanh khác cũng đã hoạt động âm thầm theo cách tương tự. Ứng dụng Shein hiện đã có hỗ trợ tiếng Việt cũng như hỗ trợ đặt hàng gửi về Việt Nam, cho phép thanh toán khi nhận hàng hoặc qua thẻ tín dụng. Hàng tháng, nền tảng cũng có các các chương trình giảm giá lớn và trang fanpage của Shein cũng hiển thị tiếng Việt cùng những hoạt động quảng bá rầm rộ.

Thực tế, các sàn thương mại điện tử từ Trung Quốc như Shein, Temu, 1688, Taobao, và Alibaba nắm trong tay lợi thế cạnh tranh rất lớn tại Việt Nam nhờ nguồn hàng phong phú, hệ thống logistics tối ưu và chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi ấn tượng. Theo thống kê của JP Morgan, Temu đã chi hơn 1,7 tỷ USD chỉ để quảng cáo tại Hoa Kỳ vào năm ngoái, và dự kiến năm 2024 sẽ tăng lên 3 tỷ USD. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Temu và Shein dễ dàng thực hiện các chiến dịch giảm giá sâu, miễn phí vận chuyển, và chấp nhận lỗ để thu hút người tiêu dùng.

Khuyến cáo người dân không mua hàng ở Temu, Shein và 1688

Có thể thấy, việc Temu xuất hiện tại thị trường Việt Nam phần nào cho thấy sự bị động của cơ quan chức năng. Một ngày sau khi Cục Kinh tế số và Thương mại điện tử, Bộ Công thương khẳng định với cơ quan báo chí, Temu hoạt động chưa đăng ký tại Việt Nam; ngày 24/10, Temu có văn bản chính thức gửi đơn vị về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam khi gia nhập thị trường.

Cần nhìn nhận và đánh giá kỹ lưỡng thực tế này, bởi sự xâm lấn thị trường của hàng hóa Trung Quốc đang tạo sức ép rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và sản xuất trong nước.

Đặc biệt, nếu như hàng hóa đó xâm nhập một cách bất hợp pháp, trốn thuế và gian lận thương mại hoặc hoạt động khi chưa được cấp phép thì cần phải nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát.

Bình luận về sự việc Temu, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng: “Đây là sự cảnh báo rất lớn, bởi sản phẩm giá rẻ nước ngoài tràn vào qua kênh này sẽ triệt tiêu hàng hóa trong nước. Chúng ta cần hành động, phải kiểm soát về chất lượng hàng hóa, chứ không thể buông lỏng”. Ông Hoàng Văn Cường cũng đưa ra dẫn chứng khi cho biết, nhiều nước như Indonesia đã ra lệnh cấm, Thái Lan tăng thuế, còn Âu – Mỹ định siết các quy định hoạt động và nhập khẩu. Với hàng loạt vụ việc đã được lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện thời gian qua, việc quản lý hàng hóa ngày càng chặt chẽ hơn, từng bước ngăn chặn và loại bỏ được hàng gian, hàng giả và trốn thuế trên thị trường.

Đồng thời, hiện Chính phủ đang trình Quốc hội sửa một số luật thuế, nhưng theo ông Hoàng Văn Cường, để đảm bảo tính đồng bộ, ngăn chặn được các sản phẩm gian lận thương mại, trốn thuế trên các kênh thương mại điện tử, đây là vấn đề cần phải đánh giá thấu đáo.

Ứng phó với việc xé rào nêu trên, Bộ Công thương cảnh báo, thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký hoạt động với Bộ.

Do đó, ngày 26/10, Bộ Công thương đã ban hành Văn bản 8598/BCT-TMĐT, chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử trong bối cảnh các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký hoạt động.

Bộ Công thương khuyến cáo người dân không nên mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688… nói riêng. Bộ cũng chỉ đạo Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát các yếu tố pháp lý, đề xuất phương án xử lý các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động trái phép.

Tại văn bản này, Bộ Công thương cũng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.

Temu, Shein có thể bị chặn nếu chậm đăng ký tại Việt Nam

Temu, Shein có thể bị chặn nếu chậm đăng ký tại Việt Nam
Temu, Shein có thể bị chặn nếu chậm đăng ký tại Việt Nam

Liên quan đến sự kiện Temu trong những ngày qua, ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, các đơn vị thuộc Cục đang khẩn trương rà soát tổng thể về tác động cũng như các giải pháp đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688 và Shein để đảm bảo các nền tảng này cần tuân thủ các quy định pháp luật khi hoạt động tại Việt Nam.

Bộ Công thương đã làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng xuyên biên giới thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam để yêu cầu các nền tảng này thực hiện các bước đăng ký chính thức và tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, minh bạch thông tin và an toàn dữ liệu. Thời hạn cụ thể để các doanh nghiệp nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoàn tất hồ sơ đăng ký hoạt động với Bộ Công thương hiện được quy định tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP. Không hoàn tất hồ sơ sẽ chặn truy cập các sàn từ Việt Nam.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cũng cho biết, đối với các sàn thương mại điện tử mà có đăng ký hiện diện tại Việt Nam, doanh nghiệp được phép khuyến mãi dưới 50% mà không phải thông báo, khuyến mãi trên 50% chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến mãi tập trung quốc gia như tết, các dịp lễ lớn theo quy định.

Nếu các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký hoạt động ở Việt Nam sẽ rất khó xử lý, vì họ chưa hiện diện ở Việt Nam, do vậy cần nghiên cứu các giải pháp xử lý mạnh hơn như gỡ app, chấm dứt hoạt động như cách mà một số quốc gia đã làm. Thời gian qua, Bộ Công thương đã chỉ đạo các sở công thương rà soát trên địa bàn, nếu phát hiện vi phạm vượt mức khuyến mại có quyền phạt trực tiếp.

Các doanh nghiệp nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam có thể bị chặn truy cập nếu chưa hoàn thành hồ sơ đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương.

Ngày 31/10, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương cho biết, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, các đơn vị thuộc Cục đang khẩn trương rà soát tổng thể về tác động cũng như các giải pháp đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới như Temu, 1688 và Shein nhằm đảm bảo các nền tảng này cần tuân thủ các quy định pháp luật khi hoạt động tại Việt Nam.

Theo đó, Bộ Công Thương hiện đã liên hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng xuyên biên giới thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam để yêu cầu họ thực hiện các bước đăng ký chính thức và tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, minh bạch thông tin và an toàn dữ liệu.

Nếu không thực hiện đầy đủ, Bộ Công Thương sẽ xem xét các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Thời hạn cụ thể để các doanh nghiệp nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam hoàn tất hồ sơ đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương được quy định tại Nghị định 85/2021.

Do đó, các nền tảng cần khẩn trương nộp hồ sơ ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam hoặc ngay khi đáp ứng các điều kiện xác định là đang hoạt động tại Việt Nam.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng nhấn mạnh, nếu quá thời hạn mà các sàn vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, Bộ Công Thương có thể áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét chặn truy cập từ Việt Nam đối với các nền tảng này nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia.

Theo cơ quan quản lý, việc cấm các sàn TMĐT xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng. Trước hết, cần có đánh giá tổng thể về tác động của các nền tảng này đối với thị trường Việt Nam, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý.

Do đó, trước mắt, Bộ Công Thương chỉ thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn này, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các vấn đề pháp lý khác.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật TMĐT, không phải tất cả các sàn xuyên biên giới đều thuộc phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu. Vì vậy, Cục cho rằng cần có thời gian để làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng này nhằm giúp họ hiểu rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý của họ tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các kế hoạch tuân thủ quy định trong tương lai.

Nguồn: Marketing Trips

4.7/5 - (192 bình chọn)