Bounce rate là gì và ý nghĩa của Bounce Rate

Bounce rate là gì và ý nghĩa của Bounce Rate

Bounce rate là gì? Đây là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng trang web của bạn, có thể thứ hạng của bạn cao, lượng người truy cập nhiều nhưng bounce rate cao cũng xem như các yếu tố đánh giá khác là vô nghĩa.

Khái niệm Bounce Rate

Bounce Rate đại diện cho tỷ lệ khách truy cập đã vào trang web và rời khỏi trang web ngay sau đó thay vì tiếp tục xem các trang khác trong cùng một website.

Ý nghĩa của Bounce Rate

Bounce Rate là một thông số để xác định tính hiệu quả của một website. Điều này có nghĩa là nếu một website có tỷ lệ Bounce Rate là 30% thì có nghĩa là trong 100 người thì có hết 70 người cảm thấy website thú vị và có nhiều bài hay để đọc tiếp. Nếu Bounce Rate của website bạn cao hơn 30% thì bạn đừng vội buồn, vì Bounce Rate trung bình của các website trên toàn thế giới là khoảng 60% (theo Alexa).

Vì lẽ đó, tỷ lệ Bounce Rate là một thông số hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của website (các thể loại từ website tin tức đến bán hàng,…) cũng như là một trong yếu tố ảnh hưởng lớn đến thứ hạng SEO. Và tất nhiên ở đây xTraffic.pep.vn chỉ bàn đến vấn đề chỉ số thực của Bounce Rate trên website mà không bàn hay ủng hộ các thủ thuật làm giảm Bounce Rate một cách “giả tạo”.

Nguyên nhân gây ra Bounce Rate cao

  1. Web design & tính khả dụng: đừng để người truy cập phải đợi tải trang, khoản thời gian đấy đủ để họ tắt ngay website của bạn và chuyển sang trang web khác.
  2. Nội dung nghèo nàn, không có sức hấp dẫn
  3. Danh mục chính trên website rối mắt, khó tìm được danh mục cần tìm
  4. Hay xảy ra hiện tượng Not responding
  5. Lựa chọn từ khóa chưa tinh tế
  6. Những mẫu quảng cáo PPC và trang đích không tương đồng, sai quảng cáo
  7. Title và description chung chung, không rõ ràng, thú vị

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Bounce Rate là gì rồi, hãy chú ý đến các yếu tố có thể làm tăng bounce rate và điều chỉnh nó hợp lý để giữ chân người truy cập website của bạn được lâu hơn nhé!

5/5 - (1546 bình chọn)
Bài viết này thuộc chuyên mục Blog. Lưu lại liên kết để lưu trữ.

Bình luận đã đóng.