4 sai lầm khi bán hàng trên website khiến người mua rời đi

4 sai lầm khi bán hàng trên website khiến người mua rời đi

Website gần như là nơi mà khách hàng sẽ tìm đến đầu tiên để tìm hiểu về sản phẩm hay dich vụ của một thương hiệu. Vì vậy, việc sở hữu một website đủ sức tạo niềm tin và níu chân người dùng là yếu tố vô cùng quan trong. Nhưng trong thực tế, nhiều nhà kinh doanh vẫn vô ý mắc một số sai lầm khi xây dựng website bán hàng. Các doanh nghiệp ấy đã sử dụng một số lớn ngân sách để kéo khách hàng về website rồi lại để họ rời đi mà không mua hàng chỉ vì website có lỗi cơ bản sau.

1. Website không thân thiện với người dùng

Khách hàng vào trang web không bao giờ muốn mình rơi vào một mớ thông tin được sắp xếp phi logic, hình ảnh quá to hoặc quá nhỏ, mặt hàng hiện ra một cách lộn xộn,… Những lỗi này thường gặp phải khi chủ doanh nghiệp tự thiết kế website theo các nền tảng miễn phí sẵn có. Vì họ chưa có kinh nghiệm xây dựng website hoặc tính năng của các nền tảng đó đã quá cũ kỹ.

Website không thân thiện với người dùng là nguyên nhân hàng đầu khiến khách hàng rời đi ngay khi vào website. Vậy nên, khi tạo website bán hàng cho doanh nghiệp, bạn cần lưu ý những tiêu chí sau:

– Giao diện đơn giản, không dẫn dắt vòng vo để xem được cái cần xem.

– Nội dung hấp dẫn, ngắn gọn và dễ hiểu

– Thông tin sắp xếp logic, rõ ràng và dễ tra cứu

– Yêu cầu khách để lại thông tin mua hàng chỉ cần những thông tin cần thiết, đừng cố khảo sát họ

– Cho người dùng biết họ đang đứng ở đâu và có thể quay về đúng vị trí lúc trước

– Sử dụng hiệu ứng đúng chỗ: Click vào button thì button đổi màu,…

Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng các nền tảng xây dựng website từ các nhà cung cấp uy tín, bởi những website này đã có sẵn toàn bộ các yếu tố trên, đảm bảo trải nghiệm mua hàng của người dùng ở mức cao nhất. Có như vậy, khách hàng cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu và quyết định đặt hàng.

2. Không chăm chút nội dung website

Khi đã sở hữu một trang web thân thiện với người dùng, đừng quên chăm chút nội dung để tối ưu hiệu quả website. Dù sản phẩm có chất lượng cao hay, giao diện website vô cùng bắt mắt và ấn tượng, nhưng nếu các danh mục hay nội dung sản phẩm, bài viết đều sáo rỗng và nghèo nàn thì cơ hội tiếp cận khách hàng đã bị giảm đi một nửa.

Các bài viết chất lượng là một công cụ mạnh mẽ để bạn kết nối với những người dùng mới, những người chưa biết bạn là ai. Nó cho bạn cơ hội để giới thiệu bản thân mà không khiến khách hàng có cảm giác bị hối thúc. Cập nhật blog thường xuyên cho thấy bạn đã đầu tư vào doanh nghiệp, ngành công nghiệp cũng như các vấn đề của khách hàng. Điều này luôn là một dấu hiệu tốt cho người tiêu dùng.

Nội dung bài viết cũng giúp khách hàng tiềm năng làm quen với thương hiệu của bạn, đặc biệt nếu bạn chia sẻ những câu chuyện thương hiệu riêng biệt. Điều này thể hiện tính cách thương hiệu và giúp mọi người cảm thấy họ có thể tin tưởng bạn. Các bài viết cũng là một cách đặc biệt để thể hiện sự hiểu biết của bạn. Nếu người tiêu dùng thấy rằng bạn thực sự hiểu rõ những sản phẩm bạn đang có, họ sẽ tin vào chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

3. Website có tốc độ tải trang chậm

53% khách hàng sẽ rời đi nếu website của bạn mất hơn 3 giây để tải những thông tin mà họ quan tâm. Và bạn để mất khách hàng vào các đối thủ chỉ vì vài ba giây ít ỏi đó. Để tránh mắc phải sai lầm này, bạn cần lưu ý đến các yếu tố về hosting, băng thông,… khi bắt đầu xây dựng website. Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải trang web, và tất nhiên, ảnh hưởng đến doanh thu của bạn.

4. Khách hàng cảm thấy khó liên lạc

Rất nhiều doanh nghiệp khi phát triển website không hề chú ý đến dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến. Đây là một nhược điểm vô cùng lớn. Đa phần khách hàng xem thông tin trên website sẽ có rất nhiều thắc mắc cần hỏi thêm, và họ thích hình thức nhắn tin hơn là trò chuyện qua điện thoại.

Bạn cần tích hợp các kênh livechat phổ biến vào website để đảm bảo khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng thuận tiện hơn cho khách. Những kênh livechat được nhiều người sử dụng là Zalo chat, Tawkto và đặc biệt là Messenger. Bạn cũng có thể tích hợp chatbot tư vấn tự động vào Messenger để giải đáp ngay những thắc mắc của khách hàng bất kể ngày đêm.

Trên đây là 4 sai lầm thường gặp khiến website bán hàng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Nếu bạn đã có website, hãy kiểm tra xem liệu website có gặp phải lỗi nào trong các ý trên và khắc phục chúng theo các gợi ý. Còn nếu bạn còn đang trong quá trình tìm hiểu để bắt đầu tạo website bán hàng cho riêng mình, đừng quên những yếu tố trên nhé.

5/5 - (1190 bình chọn)