Nếu bạn đang tìm cách xây dựng hay tối ưu chiến lược Social Media hoặc Social Media Marketing hiệu quả, hoàn chỉnh, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Chiến lược là gì?
Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.
Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.
Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.
Chiến lược Social Media Marketing là gì?
Theo góc nhìn nói trên của khái niệm chiến lược, chiến lược Social Media Marketing chính là việc vận dụng các chiến lược marketing vào các nền tảng mạng xã hội.
Quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing theo đó cũng là một phần của chiến lược marketing tổng thể.
Xây dựng chiến lược Social Media Marketing với 10 bước đơn giản.
1. Xác định sứ mệnh.
Là giai đoạn bạn, với tư cách là những marketer cần xác định rõ đâu là những thứ mà bạn muốn đạt được khi sử dụng Social Media.
Hay nói cách khác, tại sao bạn lại cần sử dụng Social Media cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu của mình.
2. Xây dựng mục tiêu chiến lược.
Mục tiêu chiến lược đơn giản là cách bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành sứ mệnh chiến lược của mình ở bước 1.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa ra các chỉ số hay định hướng cụ thể mà bạn cần đạt được sau quá trình triển khai chiến lược.
Bạn cũng có thể sử dụng SMART làm công thức xây dựng mục tiêu của mình.
3. Xác định nhóm đối tượng mục tiêu (TA).
Bạn cần xác định chính xác ai là đối tượng mục tiêu của mình. Bằng cách chi tiết hoá chân dung của các nhóm khách hàng mục tiêu (Buyer Personas), bạn có thể tiếp cận chính xác những người có khả năng mua hàng cao nhất.
4. Xác định đối thủ cạnh tranh.
Trước khi xây dựng bất cứ chiến lược nào, trừ khi bạn tự tin nói rằng sản phẩm hay thương hiệu của bạn khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm còn lại trên thị trường, bạn cần hiểu rõ những đối thủ đang bán các sản phẩm tương tự.
Bạn có thể xem xét các yếu tố như: đối thủ đang tập trung vào nền tảng nào, chiến lược nội dung của họ là gì, hay họ có bất cứ USP nào mà bạn không có không?
5. Lựa chọn nền tảng.
Rõ ràng là với từng nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đã xác định ở bước 3, họ có thể sử dụng hoặc sử dụng nhiều nhất ở một nền tảng mạng xã hội nhất định, chẳng hạn Gen Z sẽ tập trung nhiều trên TikTok so với Facebook hay LinkedIn chẳng hạn.
6. Xây dựng chiến lược nội dung.
Nội dung (Content) vẫn là một trong những thành phần quan trọng nhất của bất cứ kế hoạch truyền thông marketing nói chung nào.
Về cơ bản, từng nhóm khách hàng khác nhau trên từng nền tảng khác nhau, họ sẽ cần những kiểu nội dung khác nhau và nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem kiểu nội dung ưa thích của họ đó là gì.
Bạn có thể xem content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ Content.
7. Đo lường hiệu suất.
Bạn có thể sử dụng nhiều các công cụ khác nhau để đo lường cách đối tượng mục tiêu tương tác với thương hiệu của bạn trên các nền tảng mạng xã hội.
Từ các công cụ cơ bản sẵn có trên các nền tảng, đến Google Analytics hay thậm chí là sử dụng các công cụ Social Listening, bạn có thể có được những bức tranh đầy đủ hơn về các dữ liệu hiệu suất của mình.
8. Sử dụng các công cụ Social Media.
Bước thứ 8 trong quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing là sử dụng các công cụ quản lý Social Media (nếu cần thiết).
Bằng cách sử dụng các phần mềm hay công cụ hỗ trợ, bạn có thể đơn giản hoá quá trình từ việc đăng bài đến thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu suất.
9. Phân bổ nhiệm vụ cho các thành viên.
Nếu đội nhóm của bạn có nhiều thành viên khác, việc phân bổ rõ ràng vai trò của từng cá nhân trong chiến lược tổng thể cũng là một cách để bạn có thể tối ưu kết quả đạt được.10
10. Tối ưu chiến lược.
Bước cuối cùng bạn cần làm là đảm bảo rằng chiến lược Social Media Marketing của mình đang đi đúng với các định hướng hay mục tiêu chiến lược ban đầu.
Hãy đối sánh các mục tiêu đạt được với sứ mệnh ban đầu, hãy đánh xem khách hàng của bạn phản ứng như thế nào với các thông điệp của thương hiệu, bạn cũng cần nhớ rằng, ngoài việc đạt được các mục tiêu đề ra, học hỏi cũng nên là mục tiêu bạn cần hướng tới, từ góc nhìn này, việc thử nghiệm các ý tưởng mới sẽ không còn là rào cản của chiến lược.
Kết luận.
Hy vọng với bài viết trên của Minh Duy Solutions, bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến lược Social Media Marketing hoàn chỉnh, hiệu quả.
Nguồn: Marketing trips