Tiếp thị liên kết là gì? Ưu và nhược điểm tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết là gì? Ưu và nhược điểm tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết là gì? cách làm tiếp thị liên kết? có những mô hình tiếp thị liên kết nào, vai trò của tiếp thị liên kết đối với doanh nghiệp, tiếp thị liên kết shopee hay TikTok là gì và hơn thế nữa.

Tiếp thị liên kết là khái niệm mô tả một hình thức tiếp thị trong đó người làm tiếp thị liên kết sẽ nhận được một khoản gọi là hoa hồng khi một đơn hàng được bán từ các nỗ lực của chính họ

Kể từ khi Marketing Technology (Martech) và Digital Marketing trở nên phổ biến hơn, các cách thức làm tiếp thị dựa vào yếu tố công nghệ trên môi trường trực tuyến cũng đa dạng hơn. Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ làm tiếp thị dựa trên các nguồn lực nội bộ, họ còn có thể tận dụng các nguồn lực liên kết từ bên ngoài, đó là lúc khái niệm tiếp thị liên kết ra đời

Tiếp thị liên kết là gì?

Tiếp thị liên kết là gì? Ưu và nhược điểm tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết là khái niệm mô tả một phương thức làm Tiếp thị (mà đúng hơn là bán hàng) trong đó các doanh nghiệp thông qua các đối tác trung gian có thể thúc đẩy việc phân phối và bán các sản phẩm hay dịch vụ của họ tới tay khách hàng.

Tiếp thị liên kết là khái niệm mô tả một phương thức làm Tiếp thị (mà đúng hơn là bán hàng) trong đó các doanh nghiệp thông qua các đối tác trung gian có thể thúc đẩy việc phân phối và bán các sản phẩm hay dịch vụ của họ tới tay khách hàng.

Với tiếp thị liên kết, các đối tác trung gian (còn được gọi là Publisher) có thể là các cá nhân sử dụng các nền tảng hay kênh truyền thông của riêng họ, hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp có các nền tảng riêng.

Quy trình hợp tác hết sức đơn giản, khi một doanh nghiệp nào đó mở các chương trình liên kết (Affiliate Programs), các đối tác có thể đăng ký và bắt đầu nhận được một cái gọi là liên kết (Link), đây chính là công cụ để doanh nghiệp lẫn các đối tác đo lường hiệu quả có được (doanh số bán) sau khi nội dung được phân phối đi.

Số tiền mà các đối tác có được gọi là “Hoa hồng” (Commission).

Trong khi mục tiêu của Tiếp thị liên kết thường là bán hàng, trong một số trường hợp, kết quả của các hoạt động này là khách hàng tiềm năng (Lead), lưu lượng truy cập vào website của doanh nghiệp mở chương trình, lượi tải xuống ứng dụng và hơn thế nữa.

Theo ghi nhận của MarketingTrips, thuật ngữ tiếp thị liên kết bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam và phát triển mạnh sau đó từ năm 2014.

Liên kết là gì?

Để bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Tiếp thị liên kết, bạn cũng cần hiểu về thuật ngữ Liên kết (Affiliate).

Theo từ điển Cambridge, Liên kết là khái niệm mô tả một cách thức hợp tác giữa các bên với nhau (ít nhất là từ 2 phía), trong đó một đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với một bên khác (thường là lơn hơn) hoặc một đơn vị (nhỏ) là một phần của một tổ chức (lớn) nào đó.

Tiếp thị là gì?

Cũng tương tự bất cứ hình thức Tiếp thị hay Marketing nào khác như Content Marketing hay Performance Marketing, bản chất của Tiếp thị liên kết vẫn là Tiếp thị.

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Tiếp thị là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Tiếp thị như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân).

Để có thể hiểu sâu hơn về ngành Tiếp thị, bạn có thể xem tiếp thị là gì

Cách làm tiếp thị liên kết như thế nào hay Tiếp thị liên kết hoạt động ra sao?

Như đã đề cập ở phần đầu bài, cách làm tiếp thị liên kết khá đơn giản. Tiếp thị liên kết hoạt động theo một mô hình khép kín (vòng tròn) trong đó có hai đầu nối chính là doanh nghiệp (đơn vị mở chương trình liên kết) và các đối tác trung gian (đăng ký tham gia chương trình).

Một khi việc đăng ký hoàn thành (thường là miễn phí), các đối tác (Publisher) sẽ nhận được một liên kết (affiliate link), liên kết này là riêng biệt cho từng đối tác, sau đó Publisher sẽ bắt đầu giới thiệu (quảng cáo, phân phối…) liên kết đến tất cả những nơi nào mà họ có thể như trang blog cá nhân, tài khoản mạng xã hội hay bất cứ kênh nào khác.

Điểm đến của các liên kết này là các nền tảng nơi mà người nhấp chuột vào (khách hàng) có thể thực hiện các hành động như mua hàng, đăng ký tư vấn hay tải xuống ứng dụng.

Khi hành động được thực hiện, các Publisher sẽ nhận được một khoản tiền chia sẻ.

Tuỳ thuộc vào từng chương trình khác nhau mà tiếp thị liên kết hướng đến các mục tiêu khác nhau với từng mức hoa hồng khác nhau.

Nhìn chung, các đối tác có thể kiếm được từ khoảng 5% đến 50% doanh số bán được (số tiền mà khách hàng đã chi trả sau khi nhấp vào liên kết).

Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp chương trình liên kết cũng có thể chi trả một số tiền cố định trên mỗi hành động của khách hàng thay vì là tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán.

Ví dụ, cứ mỗi lần một người dùng nào đó nhấp vào liên kết của Publisher và tải xuống một ứng dụng (chẳng hạn là ứng dụng Game), Publisher sẽ nhận được 5000 đồng, cho dù người dùng sau đó có chi trả cho doanh nghiệp (trong ví dụ này là đơn vị sỡ hữu nền tảng Game) hay không hay đã chi trả bao nhiêu.

Các mô hình hay hình thức Tiếp thị liên kết chính hiện có là gì?

Khi bắt đầu tìm hiểu về mô hình Tiếp thị liên kết, bạn thấy rằng, người chia sẻ và giới thiệu các sản phẩm đến bạn (thông qua các liên kết) không hẳn là người đã sử dụng hay hiểu về sản phẩm đó, tuy nhiên họ lại thể hiện theo cách họ quen thuộc với nó.

Mãi cho đến năm 2009, khi nhà tiếp thị liên kết (Affiliate Marketer) nổi tiếng Pat Flynn chia Tiếp thị liên kết thành các loại hay mô hình khác nhau bạn mới có thể hiểu rõ hơn về hình thức tạm gọi là Marketing này (vì nó theo hướng bán hàng nhiều hơn là Marketing).

3 hình thức Tiếp thị liên kết chính bao gồm: Tiếp thị liên kết không liên kết (Unattached Affiliate Marketing), Tiếp thị liên kết có liên quan (Related Affiliate Marketing) và Tiếp thị liên kết bao hàm (Involved Affiliate Marketing).

Tiếp thị liên kết không liên kết là gì?

Hình thức Tiếp thị liên kết đầu tiên được gọi là mô hình “không liên kết” (Unattached) khi người chia sẻ liên kết về sản phẩm (affiliate link), tức là Publisher, không có bất cứ một chuyên môn hay tính liên quan nào đến sản phẩm.

Ý tưởng chính đằng sau mô hình này là, các đối tác chỉ cần chia sẻ các liên kết đó để kiếm hoa hồng khi có hành động phát sinh mà không cần phải quan tâm đến việc khách hàng sẽ mua và sử dụng đó như thế nào, hay có an toàn không.

Như bạn có thể thấy, bởi vì quá trình này diễn ra hết sức đơn giản và ai ai cũng có thể làm được, nó chính là mô hình Tiếp thị liên kết phổ biến nhất hiện tại.

Nếu bạn vô tình bắt gặp ai đó thậm chí là bạn không quen biết gửi liên kết đến bạn hay bạn vô tình nhấp phải một liên kết tương tự trên các nền tảng trực tuyến, đó thường là các liên kết theo mô hình này.

Tiếp thị liên kết không liên kết theo đó cũng là hình thức Tiếp thị liên kết mang tính “có đạo đức” thấp nhất.

Tiếp thị liên kết có liên quan là gì?

Ngược lại với mô hình nói trên và cũng có phần tiến bộ và nhân văn hơn, Tiếp thị liên kết có liên quan là hoạt động giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mà Publisher không sử dụng nhưng lại có liên quan đến chuyên môn hay tính có thẩm quyền của họ.

Nói một cách dễ hiểu, hãy coi bạn là một “người có ảnh hưởng” và hiển nhiên bạn cũng có các vòng kết nối (khác giả) của riêng mình, sau đó bạn giới thiệu đến họ các sản phẩm có liên quan đến nghề nghiệp hay chuyên môn của bạn.

Vì những vòng kết nối này biết bạn là ai và cũng tin tưởng bạn, họ có thể nhấp vào các liên kết và thực hiện các hành động sau đó.

Ví dụ, bạn là một bác sỹ và bạn giới thiệu các sản phẩm dinh dưỡng cho những người biết và theo dõi bạn.

Tiếp thị liên kết bao hàm là gì?

Hình thức Tiếp thị liên kết cuối cùng và cũng là hình thức nhân văn nhất (và ít phổ biến nhất) được gọi là Tiếp thị liên kết bao hàm (Involved Affiliate Marketing), khái niệm đề cập đến việc Publisher chỉ giới thiệu hay quảng cáo các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã sử dụng và thự sự tin tưởng nó.

Trong loại hình Marketing này, các đối tác liên kết sử dụng sức ảnh hưởng của họ để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ mà những người theo dõi họ có thể thực sự cần.

Thay vì doanh nghiệp chi tiêu vào các hoạt động quảng cáo có trả phí, họ sử dụng hình thức này để bán sản phẩm của mình.

Bạn cứ tưởng tượng thế này, các đối tác (hay thậm chí là khách hàng) trải nghiệm các sản phẩm của một thương hiệu nào đó mà họ yêu thích sau đó họ lại chia sẻ câu chuyện đó lên mạng xã hội Facebook, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bè của họ cũng có nhu cầu về các tính năng mà sản phẩm đó có thể mang lại.

Nếu được sử dụng đúng cách, đây thực sự là một hình thức Marketing nhân văn, vừa mang lại giá trị cho doanh nghiệp vừa có lợi cho người sử dụng sản phẩm (khi họ được sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao).

Ưu điểm và nhược điểm của Tiếp thị liên kết.

Cũng tương tự như Inbound Marketing hay Outbound Marketing, Tiếp thị liên kết cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm của Tiếp thị liên kết là gì?

  • Dễ thực hiện.

Không giống như các phương thức Marketing dựa trên nguồn lực nội bộ khác, vì Tiếp thị liên kết tận dụng mạng lưới tiếp cận của các đối tác bên ngoài, quá trình khởi chạy một chương trình là hết sức đơn giản và ít tốn kém.

  • Rủi ro thấp.

Nếu bạn đã hiểu bản chất của Tiếp thị liên kết là gì, bạn thấy rằng doanh nghiệp chỉ cần trả hoa hồng cho Publisher khi có đơn hàng hay hành động phát sinh, do đó thay vì phải lo lắng rằng doanh nghiệp sẽ tốn kém rất nhiều ngân sách quảng cáo nhưng vẫn không bán được hàng, với Tiếp thị liên kết, điều này cơ bản là không thể xảy ra.

  • Dễ dàng mở rộng quy mô.

Vì doanh nghiệp đang tận dụng nguồn lực của rất nhiều bên, trong trường hợp nếu các đối tác này đã có sẵn một số lượng khán giả hay người dùng đủ lớn, quá trình mở rộng quy mô (scale up) thậm chí còn trở nên nhanh hơn.

Mặc dù cũng có khá nhiều ưu điểm, các nhược điểm của phương thức này cũng có thể khiến bạn phải suy nghĩ một cách cẩn trọng hơn.

Nhược điểm của Tiếp thị liên kết là gì?

  • Có thể mất nhiều thời gian để xây dựng.

Từ các phân tích ở trên, có thể bạn sẽ nghĩ rằng, Tiếp thị liên kết quá tốt và quá hiệu quả, sự thật lại không đơn giản như vậy.

Để các đối tác bán được hàng, họ cũng cần thời gian để cho các khán giả hay mạng lưới mối quan hệ (network) của họ hiểu về những gì họ đang làm, điều này không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Tiếp đó, cả họ và doanh nghiệp của bạn cũng cần phải thử nghiệm nhiều nền tảng hay kênh khác nhau để xem đâu là nơi mà khách hàng mục tiêu thích tương tác nhất, đó là trên mạng xã hội hình ảnh Instagram, hay nền tảng video ngắn TikTok.

  • Khó kiểm soát các đối tác và do đó khá rủi ro cho doanh nghiệp và thương hiệu về lâu dài.

Sau khi đăng ký thành công và trở thành đối tác Tiếp thị liên kết của doanh nghiệp, những người này bắt đầu quá trình chia sẻ liên kết để tìm kiếm các khoản thu nhập.

Bạn thử hình dung xem, liệu họ có gửi mỗi cái liên kết (Affiliate Link) không, chắc chắn là không, vì để có thể thúc đẩy đối tượng mục tiêu tương tác, họ cần phải cung cấp thêm một số nội dung đi kèm nào đó (ví dụ là những thông tin về sản phẩm hoặc thông điệp về thương hiệu).

Đây chính là lúc vô số các vấn đề sẽ phát sinh.

Vì muốn đối tượng mục tiêu tương tác và hành động (họ mới có hoa hồng), họ sẵn sàng cung cấp những nội dung (Content) thiếu chính xác, chẳng hạn như là nói quá về công dụng hay thành phần của sản phẩm.

Tất cả những rắc rối hay phàn nàn sau đó từ phía người dùng hiển nhiên sẽ không chỉ liên quan đến Publisher, mà chính là thương hiệu.

Đây cũng là lý do chính khiến nhiều thương hiệu, đặc biệt các thương hiệu uy tín và lớn trên thị trường rất ngần ngại.

Một loạt các rủi ro khác như việc các Publisher sử dụng công cụ gian lận để khiến người dùng nhấp vào các liên kết một cách không mong muốn (clickbait) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu.

Suy cho cùng, thứ mà người dùng nhận được và biết chính là sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu chứ không phải là của các đối tác hay Publisher.

Có thể bắt đầu thực hiện Tiếp thị liên kết như thế nào hay những bước cần làm là gì ?

Tuỳ thuộc vào từng cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như là doanh nghiệp cần triển khai các chương trình cho sản phẩm của họ, hay bạn, với tư cách là một Affiliate Marketer muốn bắt đầu kiếm tiền từ chương trình, mà các bước cần làm là khác nhau.

Bắt đầu làm Tiếp thị liên kết với tư cách là doanh nghiệp.

Để bắt đầu triển khai Tiếp thị liên kết, bạn có thể phải làm các bước dưới đây.

  • Bước 1: Chuẩn bị sản phẩm và chương trình chiết khấu (trả hoa hồng cho đối tác).
  • Bước 2: Lựa chọn các nền tảng (ví dụ như Amazon hay Shopify) nơi các Publisher hay đối tác có thể đăng ký chương trình và bắt đầu bán hàng cho bạn.
  • Bước 3: Theo dõi và thanh toán cho các nền tảng Affliliate Marketing.

Bắt đầu làm Tiếp thị liên kết với tư cách là Publisher hay Affiliate Marketer.

Cũng có phần tương tự như các doanh nghiệp, bạn sẽ cần thực hiện các bước dưới đây để bắt đầu thực thi các chiến dịch Tiếp thị liên kết và tìm kiếm thu nhập.

  • Bước 1: Dựa vào thế mạnh của bản thân, bạn cần lựa chọn các kênh nơi sau đó bạn sẽ bắt đầu chia sẻ các nội dung của mình, hiển nhiên là kèm với các liên kết (Affiliate Link). Đó có thể là blog cá nhân, tài khoản Instagram, kênh YouTube hay bất cứ nơi nào khác mà bạn có thể đăng và chia sẻ được liên kết.
  • Bước 2: Lựa chọn các sản phẩm và nền tảng: Trong vô số các sản phẩm mà các doanh nghiệp có triển khai Tiếp thị liên kết như đã phân tích ở trên, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm mà mình thích nhất hoặc các sản phẩm mà đối tượng mục tiêu của bạn có khả năng mua cao nhất. Khi bạn truy cập vào các nền tảng như Amazon hay Shopify và đăng ký thành công chương trình Tiếp thị liên kết của họ, có vố các sản phẩm có sẵn cho bạn lựa chọn.
  • Bước 3: Bắt đầu viết bài và chia sẻ liên kết.

Ví dụ về mô hình Tiếp thị liên kết.

Một khi bạn đã hiểu tiếp thị liên kết là gì và nó được vận hành như thế nào, và bạn cũng muốn bắt đầu triển khai nó, hãy bắt đầu với một chương trình Tiếp thị liên kết của một nền tảng uy tín nào đó. Trong ví dụ này, MarketingTrips sẽ phân tích về Shopify.

Sau khi truy cập vào trang đăng ký Affiliate Programs của Shopify, bạn cần điền các thông tin theo yêu cầu và bấm chọn đăng ký (Apply Now).

Nền tảng sau đó sẽ mất một khoảng thời gian để xem xét hồ sơ. Sau khi được chấp thuận, bạn sẽ nhận được một liên kết duy nhất (unique affiliate link) chính là thứ mà sau đó bạn sẽ chia sẻ với các đối tượng mục tiêu của mình.

Trong vô số các danh mục sản phẩm hiện có như giáo dục, công nghệ hay các khoá học về Marketing, bạn có thể chọn bất cứ sản phẩm nào để bắt đầu chia sẻ (quảng cáo).

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Tiếp thị liên kết.

  • Đường dẫn tiếp thị liên kết là gì?

Chính là các đường dẫn (URL) hay các liên kết duy nhất (có thể nhấp vào được) mà bạn được các nền tảng Tiếp thị liên kết cung cấp. Bạn sử dụng nó để chia sẻ tới cộng đồng của mình.

  • Chương trình tiếp thị liên kết là gì?

Là các chương trình liên kết của các nền tảng. Trong ví dụ nói trên của Shopify, chương trình liên kết là nơi bạn có thể đăng ký cùng với các chính sách (chẳng hạn như chính sách hoa hồng) hiện có về các sản phẩm trên nền tảng.

  • Tiếp thị liên kết Shopee là gì?

Cũng tương tự như tiếp thị liên kết trên Lazada, Tiki hay TikTok, tiếp thị liên kết Shopee đơn giản là chương trình tiếp thị liên kết của nền tảng thương mại điện tử Shopee.

Tuỳ thuộc vào từng nền tảng khác nhau, các chính sách (chẳng hạn như “hoa hồng”) được đưa ra là khác nhau.

Kết luận.

Như bạn có thể thấy, dù với tư cách là người làm Liên kết hay là chủ doanh nghiệp, việc hiểu rõ bản chất thực sự của tiếp thị liên kết là gì cũng đều rất cần thiết.

Trong khi hình thức này cũng có những lợi ích và hạn chế nhất định, bằng việc hiểu rõ các lý thuyết liên quan đến nó, bạn có thể sáng suốt hơn trong các quyết định của mình.

 

4.9/5 - (165 bình chọn)