Phân biệt Strategy và Tactics trong Marketing

phan-biet-strategy-va-tactics
Strategy (chiến lược) và Tactics (chiến thuật) là hai khái niệm thường gặp trong kinh doanh nhưng nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, đặc biệt là khi bắt tay vào thực hiện các kế hoạch Marketing. Tuy nhiên, việc phân biệt hai khái niệm này lại đơn giản hơn rất nhiều nếu như chúng ta hiểu được bản chất của từng yếu tố.
 
Strategy (chiến lược) là một kế hoạch tổng thể hoặc một tầm nhìn dài hạn của một tổ chức hoặc cá nhân để đạt được một mục tiêu cụ thể. Thuật ngữ này tập trung vào việc xác định hướng đi chung và nguyên tắc cơ bản để đạt được mục tiêu dài hạn, và thường liên quan đến việc quản lý tài nguyên và mối quan hệ trong một phạm vi lớn. Chiến lược định ra lựa chọn toàn diện và phạm vi rộng, và thường được thiết lập bởi ban lãnh đạo cấp cao.
 
Tactics (chiến thuật) sẽ là bước tiếp theo sau khi bạn đã xác định chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Không có doanh nghiệp nào có khả năng hội tụ đủ tất cả các nguồn lực cần thiết để vận hành doanh nghiệp một cách tối ưu và trơn tru nhất. Điều này có nghĩa là các quyết định sẽ phải được thực hiện dựa trên những gì được ưu tiên tùy thuộc vào từng thời điểm của công ty. Cụ thể ở đây là những hành động cụ thể được thực hiện để đạt được mục tiêu hoặc phần nào của chiến lược.
 

Phân biệt Marketing Strategy và Marketing Tactics

Marketing Strategy (chiến lược Marketing) và Marketing Tactic (chiến thuật Marketing) là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, và thường được sử dụng để định hình và triển khai kế hoạch truyền thông. Vậy chúng khác nhau như thế nào?
 
Marketing Strategy
Chiến lược Marketing liên quan đến việc định hình mục tiêu, hướng đi chung và cách tổng quan để đạt được mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp. Chiến lược bao gồm việc xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, vị trí cạnh tranh, và giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ.
Đặc điểm trong chiến lược Marketing thường được biểu hiện qua 3 yếu tố như sau:
 
  • Mang tính dài hạn: Chiến lược sẽ tập trung vào kế hoạch dài hạn, thường kéo dài từ một năm trở lên. Việc này định hình sự phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Kế hoạch thường cố định: Chiến lược thường mang tính chất cố định, không thay đổi thường xuyên và các chiến thuật cụ thể được xây dựng dựa trên đó.
  • Mục tiêu: Xác định những mục tiêu cụ thể và đo lường sự thành công trong tương lai.
Marketing Tactics
Chiến thuật Marketing liên quan đến các hành động cụ thể để thực hiện chiến lược Marketing. Đây chính là cách thương hiệu thực hiện kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu tiếp thị.
Đặc điểm trong chiến thuật Marketing cũng được biểu hiện qua 3 yếu tố như sau:
 
  • Mang tính ngắn hạn: Chiến thuật chỉ các hành động ngắn hạn, thường chỉ kéo dài từ vài tuần đến một năm.
  • Thay đổi thường xuyên: Chiến thuật sẽ linh hoạt thay đổi thường xuyên để phản ánh tình hình thị trường thay đổi hoặc để thích nghi với hiện tại.
  • Mục tiêu: Xác định rõ những hoạt động cụ thể như quảng cáo trên mạng xã hội, chiến dịch email, khuyến mãi và nhiều hoạt động khác.
 
Dù có những sự khác biệt nhất định, tuy nhiên, chiến lược Marketing và chiến thuật Marketing phải hoạt động cùng nhau để đảm bảo rằng tổ chức đạt được mục tiêu tiếp thị và thành công trong lĩnh vực của họ.
 
Nguồn: advertisingvietnam. com
4.7/5 - (117 bình chọn)