Với tốc độ phát triển như vũ bão của mạng lưới Internet hiện nay, một kỷ nguyên mới về sự thay đổi vượt bậc của hệ thống website đã được mở ra. Trong đó, điển hình là sự xuất hiện của giao thức HTTPS thay thế cho HTTP như trước đây. Vậy bạn đã hiểu HTTPS là gì và tại sao các website nên sử dụng HTTPS chưa? Hãy cùng tìm lời giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây của Minh Duy Solutions nhé!
HTTP là gì?
Trước khi tìm hiểu HTTPS là gì, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu xem HTTP là gì?
HTTP là viết tắt của từ Hyper Text Transfer Protocol – giao thức truyền tải siêu văn bản sử dụng trong WWW. HTTP bản chất là 1 giao thức cho phép nạp tài nguyên. Ví dụ: HTTP DOC
HTTP là nền tảng của sự trao đổi bất kỳ data nào trên website và cũng là một giao thức giữa client (thường là trình duyệt hoặc bất kỳ loại thiết bị hoặc chương trình nào đó) và server – máy chủ (thường là máy tính trên đám mây). 1 DOC hoàn chỉnh tái tạo từ các DOC con khác nhau và được fetch – tìm nạp. Ví dụ: văn bản, layout, ảnh, dạng video,…
Được thiết kế lần đầu tiên từ năm 90s, HTTP được xem là 1 giao thức có thể mở rộng. Và hẳn vậy, nó đã vốn đã phát triển dần theo thời gian. Một giao thức lớp ứng dụng gửi thông qua nền tảng TCP/IP , hoặc qua 1 kết nối TCP đã được mã hóa TLS.
Nhờ vào khả năng mở rộng của HTTP, nó được sử dụng để để tìm nạp các tài liệu siêu văn bản và cả hình ảnh hay video hoặc giúp đăng tải nội dung lên server. Giống như với các kết quả theo form HTML. HTTP cũng có thể được sử dụng trong việc tìm nạp những phần của các DOC nhằm cập nhật trang web theo yêu cầu.
HTTPS là gì?
HTTPS là từ được viết tắt bởi cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure (Giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật). Đây là một dạng giao thức cung cấp khả năng truyền tải siêu văn bản cực kỳ an toàn và bảo mật. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng giao thức HTTPS là một phiên bản của HTTP nhưng mang tính bảo mật và an toàn nhiều hơn.
So sánh HTTP và HTTPS
Giao thức HTTPS được coi là phiên bản an toàn hơn của HTTP. Nhờ HTTPS, những dữ liệu sẽ được gửi từ trình duyệt đến website mà người dùng đang kết nối. Nguồn gốc của chữ “S” nằm ở cuối HTTPS là viết tắt của từ “Secure”, có nghĩa là bảo mật. Điều này đảm bảo một điều rằng tất cả các giao tiếp giữa trình duyệt và website đều sẽ được mã hóa.
Hiện nay, HTTPS thường được sử dụng với mục đích bảo vệ những giao dịch trực tuyến mang tính bảo mật cao. Trong đó, điển hình là giao dịch ngân hàng và mua sắm trực tuyến. Điểm nhận dạng khác biệt giữa HTTP và HTTPS trên các trình duyệt web như Chrome, Internet Explorer hay Firefox là HTTPS có hiệu lực sẽ hiển thị biểu tượng ổ khóa nằm ở đầu bên trái trên thanh địa chỉ URL.
Tại sao nên sử dụng giao thức HTTPS?
Trước đây, giao thức HTTPS thường chỉ được sử dụng dành cho các website liên quan đến ngân hàng, tài chính hay thương mại điện tử để bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng trong quá trình thanh toán online. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, HTTPS đã phổ biến hơn rất nhiều, dần trở thành tiêu chuẩn bảo mật cần thiết của các website. Vậy lý do gì mà các doanh nghiệp thường được khuyến khích sử dụng giao thức HTTPS?
HTTPS cung cấp khả năng bảo mật thông tin người dùng rất tốt
Người dùng khi truy cập vào website có nguy cơ bị hacker ghi lại các thao tác hoặc bị đánh cắp thông tin từ email, thẻ tín dụng, cho đến các password,… Giao thức HTTPS được xây dựng với mục đích đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi giữa máy khách và máy chủ sẽ không bị đọc trộm bởi bên thứ ba nhờ phương thức mã hóa. Khi sử dụng HTTPS, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng mọi thông điệp truyền tải sẽ luôn trong trạng thái nguyên vẹn, không bị chỉnh sửa hoặc sai lệch so với dữ liệu ban đầu.
Sử dụng HTTPS để tránh bị lừa đảo bởi các website giả mạo
Thực tế đã chỉ ra rằng, bất cứ server nào cũng ẩn chứa khả năng lấy cắp thông tin của người dùng. Nếu sử dụng giao thức HTTPS, trình duyệt trên máy khách sẽ được yêu cầu thủ tục kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ trước khi các dữ liệu giữa máy chủ server và máy khách client được mã hóa để trao đổi. Đặc biệt, chứng chỉ SSL/TSL sẽ giúp website được xác minh là chính chủ.
Sử dụng HTTPS sẽ tăng uy tín với người dùng
Các trình duyệt web hiện nay, điển hình là Google Chrome, Mozilla Firefox, Apple Safari hay Microsoft Edge sẽ đều xuất hiện những cảnh báo đến người dùng truy cập đối với các trang web không được bảo mật. Khi sử dụng HTTPS, thông tin của người dùng sẽ được bảo vệ hoàn toàn khi lướt web, bao gồm các thông tin từ thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng hay những dữ liệu mang tính quan trọng cao khác.
Sử dụng HTTPS sẽ đạt hiệu quả cao đối với SEO
Google đã đưa ra thông báo rằng sẽ đẩy nhanh các xếp hạng tìm kiếm đến từ website sử dụng giao thức HTTPS. Điều này đồng nghĩa với việc các trang web vẫn sử dụng giao thức HTTP sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh so với các website HTTPS.
HTTPS hoạt động như thế nào?
Thực chất, giao thức HTTPS có nguyên lý hoạt động tương tự như HTTP nhưng HTTPS được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) – Bảo mật tầng ổ hoặc TLS (Transport Layer Security) – Bảo mật tầng truyền tải với mục đích chính là mã hóa mọi thông tin giao tiếp để tăng tối đa tính bảo mật.
Cho đến thời điểm hiện tại, SSL và TLS được đánh giá là hai tiêu chuẩn có chất lượng bảo mật website hàng đầu trên thế giới. Chúng đều được ứng dụng hạ tầng cơ sở khóa công khai không đối xứng PKI – Public Key Infrastructure. Đặc điểm nổi bật của hệ thống này là sử dụng 2 khóa mã hóa thông tin liên lạc bao gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key).
Khóa bí mật được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt và chỉ có thể truy cập được bởi chủ nhân của nó. Trong trường hợp là một trang web, khóa bí mật sẽ được giữ rất kín trên máy chủ web. Trái lại, khóa công khai lại là loại khóa được phân phối tất cả mọi người. Bất cứ ai cũng cần phải có mới có thể giải mã được các thông tin đã được mã hóa bằng khóa bí mật.
Những thứ được người gửi mã hóa bằng khóa công khai sẽ đều được giải mã bởi khóa bí mật và ngược lại. Trước khi chuyển tải nội dung, những tiêu chuẩn này sẽ được mã hóa đồng thời giải mã khi nhận. Do đó, cho dù thông tin có bị ai lấy cắp đi thì người đó cũng không thể nào hiểu rõ được.
Chứng chỉ HTTPS là gì?
Khi website yêu cầu chuyển đổi kết nối sang giao thức HTTPS với trang web, đầu tiên website sẽ phải gửi chứng chỉ SSL của mình tới trình duyệt. Chứng chỉ này có chứa khóa công khai rất cần thiết để bắt đầu phiên bảo mật. Dựa trên sự trao đổi ban đầu này, trình duyệt và trang web sẽ bắt đầu khởi động giao thức SSL handshake (giao thức bắt tay). Đây là giao thức có liên quan mật thiết đến việc tạo bí mật chia sẻ nhằm mục đích thiết lập kết nối an toàn và bảo mật duy nhất giữa bạn và trang web.
Khi sử dụng chứng chỉ đáng tin cậy SSL trong quá trình kết nối đến giao thức HTTPS, người dùng sẽ nhìn thấy sự xuất hiện của biểu tượng ổ khóa nằm trên thanh địa chỉ URL của trình duyệt. Trong trường hợp một chứng chỉ Extended Validation Certificate được cài đặt trên một website, thanh địa chỉ sẽ tự động chuyển sang màu xanh lá cây.
Tại sao phải có chứng chỉ HTTPS?
Mọi thông tin liên lạc được gửi thông qua các kết nối HTTP đều sẽ nằm trong phạm vi văn bản thuần. Theo đó, bất cứ hacker nào cũng đều có thể bị đột nhập và đọc được kết nối giữa trình duyệt và website của bạn. Điều này được đánh giá là mối nguy hiểm cực kỳ lớn nếu nó có chứa các thông tin như địa chỉ đặt hàng, chi tiết thẻ tín dụng hoặc số căn cước công dân của người dùng.
Khắc phục được hoàn toàn vấn đề này, đối với một kết nối HTTPS, tất cả các thông tin của người dùng sẽ đều được mã hóa một cách an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi có ai đó đột nhập vào kết nối thì họ cũng sẽ không thể nào giải mã được các dữ liệu đi qua giữa người dùng và trang web.
Lời kết
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn HTTPS là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Chính vì vậy, đừng chần chừ gì mà hãy tiến hành các bước bảo mật cho website của bạn ngay từ bây giờ nhé! Chắc chắn rằng một website có độ bảo mật tốt về thông tin sẽ thu hút được nhiều người dùng hơn đấy!
Nguồn: Vietnix