Emotional Marketing: Áp dụng 6 hiệu ứng tâm lý này để chiếm lĩnh tâm trí khách hàng

Emotional Marketing: Áp dụng 6 hiệu ứng tâm lý này để chiếm lĩnh tâm trí khách hàng

Tìm hiểu hành vi khách hàng hay stalk chặt chẽ hành trình mua của họ chỉ là phần nhỏ trong Marketing. Không chỉ dừng lại ở đó, Marketing khôn ngoan còn phải đánh trực tiếp vào góc khuất tâm lý, dẫn lối cảm xúc của khách hàng, để có thể thu hút và kích thích mua hàng cực lớn từ họ.

Hãy cùng Minh Duy Solutions tìm hiểu 6 hiệu ứng tâm lý giúp chiếm lĩnh tâm trí khách hàng thường gặp và cách ứng dụng nó ra làm sao nhé!

Emotional Marketing: Áp dụng 6 hiệu ứng tâm lý này để chiếm lĩnh tâm trí khách hàng
Emotional Marketing

Hiệu ứng thiên kiến xác nhận (Confirmation bias)

Khi con người có khuynh hướng ưu tiên những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính họ thì đó là hiệu ứng thiên kiến xác nhận.

  • Tạo kênh nuôi dưỡng khách hàng

Ví dụ: Bạn có thể yêu cầu họ cung cấp email để nhận tài liệu miễn phí sau khi đã thu hút được người đọc. Kế tiếp là mời họ tham dự sự kiện hoặc hội thảo và mời dùng thử hoặc cung cấp miễn phí

  • Chia nhỏ nhiều phần nội dung để khách hàng theo dõi dài ngày

Ví dụ: Thay vì cung cấp toàn bộ thông tin ngay trong lần đầu tiếp cận, bạn hãy áp dụng chia nhỏ nhiều phần nội dung và được gửi đến từng ngày.

  • Nói với khách hàng của bạn tự nhận thức

Ví dụ: Bạn đang marketing cho tour du lịch, thay vì sử dụng nút CTA quen thuộc “đặt lịch ngay”, hãy thử thay bằng “Tôi muốn đặt lịch” để kiểm chứng hiệu quả nhé!

Hiệu ứng nghịch lý lựa chọn (Paradox of choices)

Khi khách hàng đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn, thay vì hài lòng, điều này có thể khiến họ căng thẳng và gây khó khăn cho việc ra quyết định. Khách hàng có thể thể không lựa chọn đúng sản phẩm mình cần hoặc từ bỏ không muốn lựa chọn nữa.

Emotional Marketing: Áp dụng 6 hiệu ứng tâm lý này để chiếm lĩnh tâm trí khách hàng
Hiệu ứng nghịch lý lựa chọn
  • Đơn giản hóa sự lựa chọn

Ví dụ: Việc nhấn chọn màu (đen, trắng, be,…) sau khi chọn được sản phẩm yêu thích sẽ đơn giản hóa sự lựa chọn cho khách hàng hơn việc chọn từng link cùng một sản phẩm nhưng khác màu.

  • Ứng dụng trong website: giảm số mục lục trên trang điều hướng

Ví dụ: Ưu tiên 3 danh mục (hàng mới, hàng sale, hàng best seller) vì khách hàng chắc chắn sẽ không xem hết tất cả các danh mục, nên đừng nghĩ rằng dàn trải càng nhiều danh mục thì càng tốt (áo ba lỗ, áo phông, áo sơ mi,…).

Hiệu ứng tương hỗ (Reciprocity)

Đây là một hiệu ứng về sự trao đổi trong cuộc sống, tồn tại trong bản chất con người.  Khi đưa ra quyết định, khách hàng sẽ có xu hướng “trao trả lại” để thỏa mãn bản năng có đi có lại này. 

Điều này đã được các Marketer áp dụng trong việc tặng quà, trao nhiều giá trị hơn những gì đã cam kết, khách hàng sẽ dễ dàng trao đi sự yêu thích và lòng trung thành. 

  • Cung cấp thông tin, tài liệu miễn phí

VD: Các blog có danh sách các thông tin (tài liệu) gợi ý phong phú và để lại thông tin để nhận tài liệu sẽ khơi dậy cảm giác có đi có lại trong lòng khách hàng của bạn.

  • Đề xuất bản dùng thử cao cấp

VD: Đối với các sản phẩm phần mềm hoặc thiết kế, nếu bạn sẵn sàng trao cho khách hàng demo, dùng thử 7 ngày, chắc chắn, họ sẽ dễ dàng yêu quý hơn.

Hiệu ứng mỏ neo

Hiệu ứng này khiến cho khách hàng tập trung vào những thông tin đầu tiên mà họ nhận được khi đưa ra quyết định.

Emotional Marketing: Áp dụng 6 hiệu ứng tâm lý này để chiếm lĩnh tâm trí khách hàng
Hiệu ứng nghịch lý lựa chọn
  • Nhấn mạnh mức giá giảm với chương trình khuyến mãi

Ví dụ: Đặc biệt hiệu quả khi sử dụng trong chương trình giảm giá. Các Marketer sẽ show cả giá trước khi giảm và sau khi giảm để khách hàng so sánh được món hời chênh lệch so với giá ban đầu họ phải bỏ ra.

  • Tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm nổi bật nhất

VD: Thay vì nói rằng, sản phẩm của chúng tôi giúp tóc suôn mượt, hãy nói rằng dầu gội của chúng tôi giúp tóc bạn suôn mợt hơn Sunsilk.

Hiệu ứng lan truyền/ bằng chứng xã hội (Social proof)

Ở hiệu ứng này, khách hàng thường e dè, không dám sử dụng sản phẩm cho đến khi có một ai đó hoặc tập thể nào đó thực hiện trước hoặc tạo động lực để người khác noi theo.. Marketing đạt hiệu quả nhất khi hiệu ứng này kết hợp với hiệu ứng “FOMO” – fear of missing out – nỗi lo sợ khi bỏ lỡ những gì đám đông đang thực hiện.

Ví dụ: Khi khách hàng lựa chọn một nhà hàng, họ sẽ tin tưởng những đánh giá của những người đã trải nghiệm trước đó. Nếu những đánh giá là tốt thì khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng và chọn đến nhà hàng đó một cách vô thức. 

  • Liên kết với reviewer, người nổi tiếng, người có kinh nghiệm để khuyên dùng sản phẩm
  • Đánh dấu “best-seller” trên sản phẩm
  • Làm nổi bật từ những thương hiệu nổi tiếng
  • Liên kết, truyền thông chéo với đối tác
  • Sử dụng số liệu để thu hút (số người đã tin tưởng, sử dụng,..)

Hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần 

Hiệu ứng này gợi ý rằng khách hàng càng quen thuộc với thương hiệu của bạn, họ sẽ càng yêu thích bạn hơn, ngay cả ở cấp độ tiềm thức. Điều này tương tự hiện tượng Baader-Meinhof (còn gọi là hiện tượng ảo giác tần số) của PS Mag.

  • Tăng cường xuất hiện
  • Tạo ra phong cách thương hiệu nhất quán
  • Lan truyền thông điệp nhất quán trên mọi phương diện (email, truyền thông trực tiếp, nền tảng truyền thông xã hội,…)
  • Tích cực sử dụng ads và retargeting đối với ads

Nguồn: Tham khảo BrandsVietnam

4.4/5 - (124 bình chọn)