Benchmark là gì? Thấu hiểu về Benchmark trong Marketing

Benchmark là gì? Thấu hiểu về Benchmark trong Marketing

Việc đo lường hiệu suất của các hoạt động kinh doanh đã dần trở nên đơn giản trong bối cảnh hiện đại và phát triển ngày nay. Để có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động nào đó, doanh nghiệp cần một chỉ số được xem là điểm tiêu chuẩn, đóng vai trò như hệ quy chiếu mang tính so sánh để đánh giá các chỉ số cùng hệ khác.

Benchmark hay Benchmarking ra đời từ đây. Nó trở thành công cụ phổ biến để doanh nghiệp phân tích, nhìn nhận, đánh giá trạng thái của mình.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Benchmark và thấu hiểu hơn về Benchmark trong Marketing.

Benchmark là gì?

Benchmark là những điểm số hay hệ số tiêu chuẩn được sửa dụng làm hệ quy chiếu khi so sánh những thứ tương tự khác (cùng hệ) theo định nghĩa từ của từ điển Cambridge.

Benchmark là gì?
Benchmark là gì?

Thông thường, Benchmark gắn liền với các cấp độ đánh giá chất lượng chẳng hạn như tốt – xấu, cao – thấp hay ngắn – dài. 

Theo đó, Benchmark (Benchmarking) được sử dụng bằng cách so sánh một thứ hay một việc gì đó với một điểm số tiêu chuẩn được công nhận trước đó để đo lường chất lượng của chúng.

Trong một số trường hợp, Benchmark có thể là một sản phẩm hay dịch vụ nào đó tốt nhất trên thị trường, chứ không phải là một điểm tiêu chuẩn chung chung được sửu dụng làm điểm đánh giá những thứ khác.

Ví dụ: Hầu hết các hãng điện thoại đều lấy dòng sản phẩm của Apple và Samsung để làm điểm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm của họ. Vậy, trong thị trường điện thoại thông minh (Smartphone), Apple và Samsung được xem là Benchmark.

Benchmark được áp dụng cho những ngành nào?

Benchmark là khái niệm mang tính tương đối và mang những hệ số hay ý nghĩa khác nhau đối với từng ngành hay trong từng bối cảnh khác nhau.

Benchmark có thể được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, marketing, hay bất cứ hoạt động nào cần đánh giá mức độ hiệu quả dựa trên các chỉ số tiêu chuẩn chung (thay vì tự đánh giá với các chỉ số tự chọn).

Benchmark trong Marketing là gì?

Trong Marketing, Benchmark có thể hiểu là các chỉ số trung bình của ngành (hoặc từ các doanh nghiệp tốt nhất), nơi các doanh nghiệp hay marketer có thể dựa vào để đánh giá xem các hoạt động marketing của họ hiện có đang hiệu quả hay không.

Giả sử rằng, khi bạn là nhân viên marketing và cần đánh giá xem chỉ số quảng cáo (chẳng hạn CPL – chi phí để có được một khách hàng tiềm năng) có hiệu quả hay không, bạn sẽ dựa trên điều gì? 

Có nhiều cách khác nhau để đánh giá, bạn có thể sử dụng chỉ số CPL trung bình của ngành, tức giữa các doanh nghiệp hiện đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự như bạn để đánh giá.

Ví dụ: Giả sử nếu CPL trung bình của ngành là 10 đồng, và chỉ số của bạn là 15 đồng, về cơ bản, bạn có thể rút ra kết luận là chi phí của bạn quá cao hay bạn đang làm việc chưa hiệu quả.

Benchmarking là gì?

Benchmarking chính là động từ của từ gốc Benchmark.

Trong phạm vi kinh doanh, Benchmarking là khái niệm dùng để mô tả một quá trình đo lường hiệu suất (hoặc nhiều hệ số khác) của các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình của một doanh nghiệp này so với các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình của một doanh nghiệp khác được coi là tốt nhất trong ngành.

Bằng cách nghiên cứu Benchmarking hay các điểm Benchmark, một doanh nghiệp có thể nhận diện được các cơ hội cải tiến, những chiến lược phát triển và tối ưu mới, những thứ có thể giúp họ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Đó có thể là cập nhật các tính năng sản phẩm mới, thay đổi hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM) mới hay nhiều hành động khác.

Các loại Benchmarking trong Marketing

Benchmarking trong Marketing có những loại nào?
Benchmarking trong Marketing có những loại nào?

Benchmarking nội bộ (Internal Benchmarking)

Doanh nghiệp đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ với 1 hay nhiều sản phẩm/dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất/cung cấp.

Benchmarking cạnh tranh (External Benchmarking/Competitive Benchmarking)

Doanh nghiệp đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ với 1 hay nhiều sản phẩm/dịch vụ được sản xuất/cung cấp bởi các doanh nghiệp khác.

Benchmarking chuyên sâu (Functional Benchmarking)

Phương thức đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ dựa trên các yếu tố, khía cạnh chuyên sâu của sản phẩm/dịch vụ như hiệu năng, tính năng, khả năng..

Benchmarking phổ thông (Generic Benchmarking)

Phương thức đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ dựa trên các yếu tố, khía cạnh phổ thông của sản phẩm/dịch vụ như chức năng, công dụng, phương thức sử dụng…

Quy trình thực thi Benchmarking?

Sau khi đã hiểu được Benchmark là gì và nó được ứng dụng như thế nào, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số bước có thể tham khảo để bắt đầu quá trình này dễ dàng hơn.

  • Chọn một sản phẩm, dịch vụ hoặc chỉ số tiêu chuẩn để so sánh.
  • Xác định những doanh nghiệp (thương hiệu) tốt nhất trong phân khúc mà doanh nghiệp đang theo đuổi hay chọn những chỉ số tốt nhất có được từ các doanh nghiệp tốt nhất.
  • Thu thập thông tin về hiệu suất nội bộ hoặc các chỉ số liên quan.
  • So sánh dữ liệu từ các phía để xác định các khoảng trống trong hiệu suất.
  • Áp dụng các quy trình và chính sách được cho là tốt nhất.

Benchmarking cuối cùng sẽ chỉ ra những thay đổi nào mà doanh nghiệp nên thực hiện để tạo ra sự khác biệt (USP).

Một số công thức tính Benchmark phổ biến là gì?

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể bạn có thể tính toán Benchmark theo những cách khác nhau, dưới đây là một số cách đơn giản để bạn có thể tính toán Benchmark cho doanh nghiệp của mình.

Một số công thức tính Benchmark phổ biến
Một số công thức tính Benchmark phổ biến
  • Tính Benchmark dựa trên dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp.

Ví dụ: Để tính toán mức chi phí trung bình cần bỏ ra để có được một khách hàng mới (CAC), công ty A đã tính bằng cách chia trung bình tất cả các mức chi phí CAC mà công ty đã có trước đó. CAC càng được tối ưu thì CAC Benchmark càng chính xác và có lợi doanh nghiệp.

CAC Benchmark = (CAC của NV A + CAC của NV B + CAC của NV C)/3 = (100+200+300)/3 = 200.

  • Tính Benchmark dựa trên dữ liệu là chỉ số trung bình của ngành hay đối thủ.

Ví dụ: Để tính toán mức chi phí trung bình cần bỏ ra để có được một khách hàng mới (CAC), công ty A đã tính bằng cách lấy Benchmark trung bình của ngành (vào một thời điểm nhất định). Lưu ý: Benchmark này chỉ mang tính tương đối vì có các sự khác nhau về quy mô, thương hiệu…

CAC Benchmark = CAC trung bình của ngành = Ví dụ 0.064% là tỷ lệ tương tác trung bình với mỗi bài đăng trên Facebook năm 2022.

  • Tính Benchmark dựa trên dữ liệu kết hợp giữa đối thủ và doanh nghiệp.

Ví dụ: Để tính toán mức chi phí trung bình cần bỏ ra để có được một khách hàng mới (CAC), công ty A đã tính bằng cách chia trung bình giữa các chỉ số của ngành vs lịch sử doanh nghiệp.

Nếu CAC lịch sử của công ty A là 100 và CAC của ngành hay đối thủ là 50 thì CA Benchmark lúc này = (100 + 50)/2 = 75.

Kết luận 

Dù bạn đang làm Marketing hay trong bất kì lĩnh vực nào, việc đánh giá hiệu suất, mức độ hiệu quả dựa trên một chỉ số mang tính tiêu chuẩn chung (Benchmark) là điều hết sức quan trọng.

Bằng việc hiểu bản chất của Benchmark, sẽ giúp bạn sớm tìm ra được những chiến lược mới để tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn: Tham khảo Marketing Trips

4.6/5 - (139 bình chọn)
Bài viết này thuộc chuyên mục Blog và thẻ .