Trong khi việc sản xuất và tối ưu nội dung là hết sức quan trọng, quá trình phân phối các nội dung cũng là yếu tố quyết định sự thành công của các hoạt động Content Marketing.
Dù bạn là một Content Marketer hay một Marketer đơn thuần, có thể bạn đã quá quen thuộc với các cụm từ kiểu như “Content is King” hay “Content is everything”.
Content hay Nội dung là một trong những thành phần quan trọng nhất và cũng là thiết yếu nhất của bất cứ chiến dịch marketing nào.
Và khi bạn biết rằng có đến hơn 50% các doanh nghiệp ngày nay có đội ngũ phát triển nội dung riêng trong doanh nghiệp, bạn càng thấy nó quan trọng và mức độ cạnh cao đến như thế nào.
Trong bối cảnh này, vai trò của các nhà phát triển nội dung không chỉ là sản xuất và tối ưu nội dung mà còn là phân phối các nội dung đó (trên các nền tảng Content Marketing).
Trước khi khám phá các nền tảng nơi bạn có thể phát triển công việc Content Marketing của mình bên dưới, bạn cũng cần tìm hiểu về khái niệm Nội dung hay Content trong Marketing.
Và đây là các nền tảng phổ biến trên thế giới mà bạn có thể tham khảo.
1. Exploding Topics.
Exploding Topics là nền tảng tổng hợp dữ liệu và sử dụng thuật toán nâng cao để có thể cung cấp tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của các chủ đề cụ thể được lựa chọn.
Với các dữ liệu này, bạn có thể bắt đầu viết trước nội dung để xây dựng lợi thế của mình so với đối thủ.
2. BuzzSumo.
BuzzSumo là nền tảng đã bắt đầu bùng nổ từ năm 2013.
Kể từ đó, nơi đây là địa chỉ dành cho các Content Marketer thực thụ, những người muốn xây dựng nội dung một cách tử tế và có giá trị cho khách hàng.
BuzzSumo cung cấp khả năng khám phá, nghiên cứu, theo dõi nội dung và một số tuỳ chọn liên quan đến người có ảnh hưởng (Influencer Insights).
3. Outbrain.
Outbrain là một trong những nền tảng tiên phong hàng đầu về nội dung tự nhiên (native content) và cũng là nền tảng có thị phần lớn nhất so với các đối thủ cùng ngành.
Hiện Outbrain cung cấp khoảng 344 tỷ đề xuất nội dung (content recommendations) hàng tháng ở hơn 55 quốc gia khác nhau.
4. Patreon.
Patreon cung cấp mô hình thành viên có trả phí (premium membership) cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).
Được thành lập vào năm 2013, Patreon nhanh chóng trở thành nền tảng phù hợp cho những nhà sáng tạo muốn xây dựng một mạng lưới khách hàng trung thành.
Nếu bạn là nhà sáng tạo nội dung muốn kiếm thêm thu nhập mà không cần bắt đầu với việc viết blog thì Patreon là lựa chọn phù hợp.
5. Contently.
Contently là nền tảng chuyên dành để lập kế hoạch phân phối nội dung.
Với Contently, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch theo thời gian và ngày tháng để phân phối nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau. Ngoài ra, Contently cũng cung cấp các đề xuất SEO và kiểm tra nội dung.
Một tính năng đáng chú ý khác của Contently đó là cung cấp tuỳ chọn truy cập vào mạng lưới sáng tạo nội dung có trả phí, nơi bạn có thể tiếp cận với nhiều nhà sáng tạo nổi tiếng trên nền tảng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng Content Marketing cho doanh nghiệp thì Contently là ứng cử viên hàng đầu.
6. Scoop.it.
Scoop.it là một nền tảng quản lý nội dung dựa trên công nghệ đám mây giúp bạn khám phá và nghiên cứu nội dung thông qua nền tảng web và mạng xã hội. Hơn 30 triệu website được thu thập thông tin từ Scoop.it.
7. Uberflip.
Uberflip cung cấp một số tùy chọn khác nhau cho các nhà tiếp thị nội dung, nhưng một trong những tính năng đáng giá nhất mà Uberflip cung cấp là khả năng cá nhân hóa nội dung cho đối tượng mục tiêu.
Từ tính năng này, những người làm marketing có thể khởi chạy các chiến dịch cá nhân hoá cho từng khách hàng khác nhau.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, trong khi sản xuất nội dung là công việc hết sức quan trọng, việc lựa chọn các nền tảng hỗ trợ phù hợp cũng có vai trò tương ứng, bằng cách bắt đầu thử nghiệm với một số nền tảng phù hợp, bạn đang cho mình nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy hiệu suất của hoạt động Content Marketing của mình.
Nguồn: marketing trips