Chiến lược marketing 4P của Starbucks đã thành công ra sao?

Chiến lược marketing 4P của Starbucks đã thành công ra sao?

Starbucks hiện đang là một trong những thương hiệu café nổi tiếng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để có thể tạo ra thương hiệu mang tính toàn cầu như vậy, Starbucks đã rất thành công khi áp dụng các chiến lược marketing mix. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Minh Duy Solutions phân tích chiến lược marketing 4P của Starbucks đã thành công ra sao nhé!

Giới thiệu sơ qua về chiến lược marketing 4P

Chiến lược marketing 4P hay còn gọi là marketing hỗn hợp được phát triển bởi Neil Borden vào năm 1953. Mô hình marketing này được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản đó chính là: Product – Sản phẩm, Price – Giá cả, Place – Địa điểm, Promotion – Hoạt động quảng bá. 

Giới thiệu sơ qua về chiến lược marketing 4P.
Giới thiệu sơ qua về chiến lược marketing 4P.

Vai trò của Marketing mix 4P là để tổng hợp những phẩm chất hữu hình và vô hình của một sản phẩm với nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Marketing mix cho sản phẩm được sản xuất sẽ khác hoàn toàn với sản phẩm được coi là dịch vụ.

Chiến lược marketing này được ảnh hưởng bởi 4 chữ P quan trọng quyết định hành vi mua hàng của khách bao gồm:

  • Product (Sản phẩm): Sản phẩm doanh nghiệp cung cấp là gì?
  • Price (Giá): Mức giá của sản phẩm là bao nhiêu?
  • Place (Địa điểm): Khách hàng có thể tìm mua sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Promotion (Quảng bá): Khách hàng có thể tìm thấy các sản phẩm của bạn như thế nào? 

Tổng quan về thương hiệu Starbucks

Quán cà phê mang thương hiệu Starbucks đầu tiên được thành lập vào ngày 30/03/1971 tại số 2000, đường Western Avenue, Washington. Thương hiệu này được gây dựng bởi 3 thành viên: Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker.

Trước đây Starbucks chỉ là một tiệm nhỏ chuyên bán các loại cà phê hảo hạng và thiết bị xay cà phê. Sau này khi đã trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Starbucks hiện tại đã trở thành một thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới. Hiện nay, thương hiệu này sở hữu hơn 40.000 cửa hàng đặt tại 77 quốc gia.

Tổng quan về thương hiệu Starbucks.
Tổng quan về thương hiệu Starbucks.

Năm 2013, thương hiệu cà phê Starbucks chính thức có mặt tại Việt Nam và trở thành một hiện tượng trong giới trẻ lúc đó. Theo thông kê cho thấy, mỗi tuần Starbucks phục vụ hơn 40 triệu khách và bán ra 4 tỷ cốc cà phê mỗi năm. Và thương hiệu cà phê Starbucks không phát triển theo hướng nhượng quyền thương hiệu mà tự mở cửa hàng và phát triển chuỗi hệ thống trong tương lai.

Phân tích sự thành công của Starbucks trong chiến lược marketing 4P

Sự thành công của Starbucks trong chiến lược marketing 4P.
Sự thành công của Starbucks trong chiến lược marketing 4P.

Chiến lược Marketing của Starbucks về sản phẩm (Product)

Starbucks là một thương hiệu tập trung rất nhiều thời gian vào phát triển sản phẩm. Hãng thường xuyên đổi mới sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tốt hơn. Ban đầu, thương hiệu chỉ đơn giản là một cửa hàng cung cấp các loại hạt cà phê và thiết bị pha cà phê.

Nhưng sau này, Starbucks đã mở rộng mô hình kinh doanh của mình và phát triển các sản phẩm dựa trên những loại cà phê của cửa hàng. Các sản phẩm này được chia thành 4 tiêu chí khác nhau bao gồm:

  • Phân loại dựa trên loại hạt cà phê: Cà phê nguyên hạt và cà phê đã qua rang xay
  • Dựa trên độ chín của cà phê: cà phê rang vừa (medium), cà phê rang sơ (blonde), cà phê rang kỹ (dark)
  • Dựa trên nồng độ caffeine: cà phê thường (chứa caffeine) và cà phê decaf không chứa hoặc đã được loại bỏ caffeine. 
  • Dựa trên mùi hương: cà phê không vị và cà phê có vị đã qua tẩm ướp. 

Trong hành trình phát triển thương hiệu, Starbucks luôn muốn chinh phục nhiều nhóm khách hàng hơn. Chính vì thế mà họ đã tìm cách đa dạng hoá các dòng sản phẩm:

  • Cà phê
  • Trà
  • Sinh tố
  • Bánh ngọt
  • Frappuccino
  • Các loại đồ uống khá…

Ngoài ra, hãng còn cung cấp thêm một số mặt hàng đi kèm như: bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ,…Nhờ chiến lược đa dạng hoá sản phẩm mà Starbcks đã đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Chiến lược giá của Starbucks

Một điều rất dễ nhận thấy là các sản phẩm đồ uống hay bánh của Starbuck đều có giá cao hơn so với thị trường. Nhưng có nhiều người vẫn trung thành với thương hiệu cà phê “sang chảnh” này? Lý do là Starbucks không tập trung đánh vào giá trị sản phẩm bằng cách đưa ra các thông điệp truyền thông rằng họ cung cấp những sản phẩm có giá trị cao cho khách hàng.

Chiến lược giá của Starbucks.
Chiến lược giá của Starbucks.

Cà phê của Starbuck được chọn lọc cẩn thận và trải qua quy trình chế biến nghiêm ngặt với sự thực hiện của đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách bài bản. Chính vì thế mà giá các sản phẩm của Starbucks chắc chắn sẽ không thể rẻ. Starbucks đã áp dụng mức giá tầm trung bình – cao để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Các chiêu thức về giá mà thương hiệu nổi tiếng này đã sử dụng bao gồm:

  • Chỉ thêm $1 là khách hàng đã có thể sở hữu thêm một cốc cà phê không giới hạn cho lần mua tiếp theo. 
  • Đưa ra mức giá cạnh tranh hơn cho khách hàng lựa chọn đồ uống có size lớn.
  • Cung cấp thêm các combo sản phẩm như bữa sáng tiết kiệm chi phí,…
  • Tung thêm các sản phẩm cà phê giá rẻ
  • Tổ chức nhiều chương trình ưu đãi vào những dịp lễ, ngày kỷ niệm của Starbucks hay ngày sinh nhật của khách hàng.

Chiến lược marketing của Starbucks về địa điểm phân phối (Place)

Trong thời gian đầu, Starbucks chỉ bán các sản phẩm của mình ở các quán Starbucks Coffee. Nhưng ngày nay khi internet phát triển, Starbucks đã cung cấp sản phẩm của mình trên các cửa hàng Starbucks Online. Ngoài ra, một số sản phẩm còn được hãng bán thông qua các nhà bán lẻ trên toàn thế giới. 

Đặc biệt hãng còn cho phép khách hàng sử dụng Starbucks App để đặt hàng mọi lúc, mọi nơi. Điều này chứng tỏ, Starbucks đã thích nghi khá mạnh và nhanh chóng đối với sự thay đổi của thời gian, công nghệ hiện nay. Họ còn liên kết với các khách sạn, sân bay và cửa hàng cà phê cho dân công sở để mở rộng thị trường của mình và tối đa hóa lợi nhuận bán hàng.

Tính cho đến nay, các sản phẩm của Starbucks đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng tạp hóa và 33,000 cửa hàng tại Hoa Kỳ. Con số khổng lồ này chính là minh chứng cho thấy Starbucks đã tối ưu hóa thành công chữ P thứ ba – Place. Từ đó giúp cho Starbucks thể hiện vị thế số một của mình trên thị trường đồ uống cao cấp.

Chiến lược marketing quảng cáo hỗn hợp (Promotion)

Trong chiến lược marketing hỗn hợp bán hàng của mình, Starbucks đã sử dụng kết hợp rất nhiều hình thức như: 

  • Marketing truyền miệng
  • Marketing quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội. 
  • Marketing thông qua các chương trình khuyến mãi
  • Marketing PR
Chiến lược marketing quảng cáo hỗn hợp (Promotion).
Chiến lược marketing quảng cáo hỗn hợp (Promotion).

Cần phải khẳng định chi phí đầu tư vào truyền thông thì Starbucks có phan “khiêm tốn” so với những thương hiệu khác trong ngành F&B. Nhưng cách mà Starbucks đầu tư lại rất hiệu quả. Vì thương hiệu này tập trung nhiều hơn vào mặt bằng và sản phẩm hơn là chạy các chương trình quảng cáo. 

Họ đã tìm cách khuếch trương tên tuổi của mình bằng những sự kiện khai trương hoành tráng, các chương trình ra mắt sản phẩm mới. Ngoài ra, hãng còn đẩy mạnh việc pr bằng sản phẩm cộp mạc Starbucks như: cốc, bình giữ nhiệt và các loại đồ dùng cá nhân… 

Starbucks cũng biết vị trí thương hiệu của mình trên thị trường nên họ cũng tập trung vào những kênh marketing truyền thống. Ví dụ như việc sử dụng Starbuck Gift Card cũng là một chương trình marketing khá thành công của hãng. Họ đã tập trung vào việc xây dựng các chương trình khuyến mại, ưu đãi cho thành viên được cấp thẻ khách hàng thân thiết. Hình thức marketing này nhận được sự hưởng ứng của các khách hàng trên thị trường. 

Tạm kết:

Chiến lược marketing 4P của Starbucks chính là một minh chứng mẫu mực cho sự kết hợp – áp dụng thành công mô hình marketing mix 4P vào hoạt động kinh và quảng bá. Trong chiến lược marketing của mình, Starbucks đã biết cách ứng dụng linh hoạt từng yếu tố để đem lại hiệu quả cao nhất và hướng đi lâu dài cho thương hiệu. Ngày nay, Starbucks đã và đang khẳng định được vị thế số 1 trên thị trường kinh doanh cà phê – đồ uống cao cấp trên thế giới.

Hy vọng bài viết ngày hôm nay của Minh Duy Solutions sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức và những xu hướng marketing mới nhé!

 

Nguồn: giaiphapmarketing

4.5/5 - (1619 bình chọn)