CDP là gì? Vai trò của CDP với hoạt động Digital Marketing

CDP là gì? Vai trò của CDP với hoạt động Digital Marketing

Theo nhiều nghiên cứu, việc triển khai CDP (Customer Data Platform) có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người làm Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, bao gồm cả việc cải thiện các chiến dịch D2C (Direct-to-consumer). Vậy thực chất CDP là gì và cách triển khai CDP như thế nào trong doanh nghiệp.

CDP là gì? Vai trò của CDP với hoạt động Digital Marketing
CDP là gì? Vai trò của CDP với hoạt động Digital Marketing

CDP là gì?

CDP là gì? Vai trò của CDP với hoạt động Digital Marketing
Mô hình CDP

CDP là từ viết tắt của Customer Data Platform trong tiếng Việt có nghĩa là Nền tảng dữ liệu khách hàng.

Theo định nghĩa của CDP Institute, “CDP là một hệ thống công nghệ khép kín tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất, bền vững mà các hệ thống khác có thể truy cập được.”

Hành trình với CDP (Customer Data Platform).

Bà Gabrielle Schneider, nhà tư vấn giải pháp tại BlueVenn, một nhà cung cấp CDP, cho biết:

“CDP giúp loại bỏ các quy trình thủ công cho nhiều các hoạt động khác nhau. Các nhà marketers, ngay cả trong các tổ chức giàu dữ liệu, đang phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến dữ liệu và do đó họ cần có CDP.”

Những thứ như dữ liệu thường nằm trong các kho chứa dữ liệu khác nhau trong toàn tổ chức, nếu bạn đang từ một phòng ban này và bạn muốn truy cập nhiều dữ liệu hơn, bạn sẽ cần phải làm việc với nhiều phòng ban hơn và chính điều này khiến cho việc có một nguồn dữ liệu đầy đủ nhất trong một tổ chức gần như là không thể.

Để chuẩn bị cho một hành trình với CDP, những người làm marketing hay digital nên có một chiến lược được hoạch định tốt với cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Sử dụng cơ hội triển khai CDP mới cũng để sắp xếp và xem xét hiệu suất các hoạt động marketing của bạn, đảm bảo không có công cụ hoặc nền tảng bị lặp lại.

Sự sắp xếp nên được ưu tiên bởi các tính năng, hoạt động và hành động xảy ra thường xuyên nhất trong hành trình của người tiêu dùng.

Việc triển khai CDP cho phép các nhà marketer đặc biệt là digital marketer phân tích sâu hơn về hành trình của khách hàng thông qua các nguồn dữ liệu đáng tin cậy.

Bà Schneider cho biết thêm rằng CDP cũng sẽ giúp bạn bắt đầu khám phá những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm vốn đã bị che giấu trước đó.

Mục đích khi sử dụng CDP là gì?

Khi nhắc đến CDP, có thể bạn sẽ tự hỏi tại sao bạn cần có CDP hay mục đích của bạn khi sử dụng CDP là gì? Dưới đây là 3 mục đích chính khi sử dụng CDP.

1. CDP giúp thu thập và đồng nhất tất cả các dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data).

Nhiều hệ thống — chẳng hạn như email, phân tích, CRM, eCommerce website hay các nền tảng mạng xã hội — mà những người làm marketing sử dụng thường hoạt động riêng lẻ và không có mối quan hệ qua lại.

Từ góc nhìn này, thật khó để họ có thể có được một bức tranh hoàn chỉnh về khách hàng cũng như các dữ liệu mà họ đang phân tích.

Mục đích của CDP hay nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng là loại bỏ những vấn đề đó bằng cách kết nối tất cả các công cụ mà các nhà tiếp thị sử dụng đồng thời các nguồn dữ liệu này được hoạt động một cách đồng nhất với nhau.

2. CDP giúp quản lý dữ liệu khách hàng.

CDP quản lý dữ liệu của bên thứ nhất và quyền riêng tư của người tiêu dùng. Khi thế giới đang hướng về GDPR và quyền riêng tư của dữ liệu; các doanh nghiệp cần chủ động quản lý và thiết lập mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của họ.

3. CDP có thể kích hoạt dữ liệu khách hàng.

Khi bạn đã nhận được quyền thu thập dữ liệu người dùng của bên thứ nhất, CDP có thể tạo ra các phân khúc đối tượng có thể được sử dụng trên các kênh và nền tảng khác nhau.

CDP hoạt động như thế nào.

Công việc chính của các CDP là thu thập càng nhiều dữ liệu về khách hàng càng tốt, tạo ra hồ sơ cá nhân, đồng nhất các khách hàng để từ đó thương hiệu có thể cung cấp các nội dung được cá nhân hóa trên tất cả các kênh.

Để tạo các hồ sơ đó, CDP phải thu thập nhiều thông tin về người dùng, xây dựng nên chân dung của một ‘khách hàng lý tưởng’ và sau đó sử dụng dữ liệu này để tìm kiếm những người dùng tương tự.

Những người làm marketing từ đây cũng có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của các chiến dịch quảng cáo của họ.

Vai trò của CDP trong doanh nghiệp và với hoạt động Digital Marketing là gì?

Với việc loại bỏ các ngăn chứa dữ liệu, các nhóm hoạt động marketing trải nghiệm quy trình dữ liệu hiệu quả hơn, cho phép phân tích sâu hơn dữ liệu của họ, từ cả dữ liệu mới và xem xét các nguồn hiện tại.

Bà Schneider nói tiếp: “Điểm mấu chốt là trong suốt hành trình khách hàng, khách hàng đang cung cấp cho chúng ta rất nhiều dữ liệu và đây cũng là nơi chúng ta có thể nắm bắt được càng nhiều dữ liệu càng tốt”.

Việc sắp xếp hợp lý dữ liệu cũng giúp các hoạt động ít tắc nghẽn hơn đối với các vấn đề quy định và cập nhật dữ liệu. Nó giúp giải phóng bộ phận CNTT để giải quyết các nhu cầu dữ liệu khác của bộ phận marketing.

Bằng cách có thể nhập dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào, việc triển khai CDP cho phép những người làm marketing xem xét toàn bộ chi tiết của dữ liệu và trong ngữ cảnh thích hợp.

Với dữ liệu được cập nhật và thu thập chính xác và trong bối cảnh phù hợp, các nhóm marketing hiện có thể phát triển hồ sơ khách hàng thống nhất, giảm thiểu nhu cầu về các chiến dịch khác nhau, cho phép marketers tập trung vào chất lượng của chiến dịch chứ không phải số lượng.

Bà Schneider chia sẻ thêm: “Là những nhà marketers theo hướng dữ liệu (data driven marketing), chúng ta mong muốn thu thập dữ liệu từ nhiều hành trình nhất có thể, cho dù đó là thông qua tương tác online hay offline”.

“Tuy nhiên, thông thường, dữ liệu này kết thúc theo kênh hoặc bộ phận, hoặc thậm chí được viết ra trên một mảnh giấy nhỏ.

Kết quả là, chúng ta có một cái nhìn rời rạc về khách hàng mà không tính đến tất cả các tương tác của họ với thương hiệu. Triển khai một CDP phù hợp sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề này”.

Phân biệt CDP với CRM và DMP.

CDP là gì? Vai trò của CDP với hoạt động Digital Marketing
Phân biệt CDP với CRM và DMP.

Mặc dù thường được gọi với cái tên gọi chung là nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng, CDP, CRM và DMP là những thuật ngữ khác nhau.

CDP (Customer Data Platform).

Các CDP được thiết kế chủ yếu cho Marketing với mục tiêu là thu thập dữ liệu và đồng nhất dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất. Sau đó, Marketer sử dụng dữ liệu này để nhắm mục tiêu với các chiến dịch được cá nhân hoá (personalized marketing campaigns).

DMP hay Data Management Platform.

DMP được thiết kế dành cho quảng cáo (Ads), đặc biệt với các quảng cáo hiển thị trên nền tảng web (Display Banner), không giống với dữ liệu của CDP, DMP thu thập dữ liệu ẩn danh thông qua cookies và thường được lưu trữ trong phạm vi khoảng 90 ngày.

CRM hay Customer Relationship Management.

CRM là nền tảng đơn giản hơn so với CDP và DMP, nó là nền tảng công nghệ quản lý thông tin và các mối quan hệ với khách hàng.

Một số quan điểm sai lầm thường thấy về CDP là gì?

CDP là MarTech (Marketing Technology).

Theo các định nghĩa phổ biến nhất, CDP có 2 sứ mệnh chính:

Một là CDP là một nền tảng software phục vụ cho Marketing và các hoạt động khác về trải nghiệm khách hàng (customer experience use cases)” nhờ vào năng lực unify dữ liệu khách hàng từ đa kênh (marketing, sales, service…).

CDP tối ưu hoá hành trình trải nghiệm & tương tác của khách hàng (04 yếu tố cốt lõi: offer, price, channel, timing) dựa trên phân tích ở cấp độ cá nhân (individual-level analytics).

Ngoài ra, CDP còn là nguồn data source tốt về customers, transactions, product consumption…theo thời gian thực cho các phân tích chuyên sâu cho nhiều bộ phận toàn tổ chức chứ không chỉ là marketing (product, retail, sales, service, planning & forecasting, business intelligence/Power BI). Đây là các giá trị Business Insight.

Do vậy, những gì mà CDP mang lại là cho toàn bộ doanh nghiệp (cross-functional benefits) chứ không chỉ là Marketing. CDP là DataTech, là ExperienceTech, và là Martech.

Cứ có unified data & engagement thì được xem là CDP.

CDP được sinh ra với sứ mệnh làm nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp nắm giữ insight từng khách hàng (customer insight), kiến tạo phân khúc có ý nghĩa & theo mục tiêu, hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm cao nhất, phức tạp nhất…

Do đó, một nền tảng được gọi là CDP cần phải có khả năng “đi lâu dài” với lộ trình trưởng thành & tăng trưởng của doanh nghiệp (nhu cầu mới).

Dù không nêu trong định nghĩa CDP, nhưng các C-level giỏi chọn CDP đều lưu ý một năng lực quan trọng: FUTUREPROOF.

Nghĩa là, với vai trò là “nền tảng”, CDP phải có khả năng mở rộng về cả cấu trúc, hình thái dữ liệu và năng lực hỗ trợ engagement (tương tác – trải nghiệm) bằng cách setup/config trực quan mà không phải dùng đến engineering (coding thêm).

Nhờ năng lực này, CDP sẽ tránh trở thành obsolete (không còn tương thích nhu cầu doanh nghiệp, bị loại bỏ, làm mới).

Kết luận.

Trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ và digital marketing đang tiếp tục phát triển và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh, việc thấu hiểu được khái niệm CDP là gì và những tác dụng mà CDP mang lại được xem là những gì cần thiết nhất mà các Digital Marketer nên có.

Nguồn: Marketing Trips

4/5 - (132 bình chọn)
Bài viết này thuộc chuyên mục Blog và thẻ .