Để thực hiện thành công các chiến lược, chiến dịch marketing, mỗi doanh nghiệp và thương hiệu cần có ngân sách để chi trả cho các loại chi phí marketing.
Tuy nhiên, tùy theo quy mô doanh nghiệp và nhu cầu tiếp thị, có thể tiết kiệm các loại chi phí để tối ưu về ngân sách trong khi vẫn mang đến hiệu quả tiếp thị cao.
Chi Phí Marketing là gì?
Chi phí Tiếp thị bao gồm mọi khoản chi cho các hoạt động trực tiếp và các hoạt động hỗ trợ liên quan khác trong Marketing. Các chi phí marketing thường không bị giới hạn tùy theo nhu cầu tiếp thị và quy mô doanh nghiệp.
Trong đó, một số khoản chi phí phổ biến thường là nghiên cứu thị trường, quảng cáo, phát triển, in ấn và phân phối các tài liệu, chi phí bán hàng bao gồm tiền lương, phúc lợi, hoa hồng và các chi phí liên quan đến bán hàng, các khoản phí hoàn trả cho nhân viên,..
Các loại chi phí Marketing
Chi phí nghiên cứu khách hàng
Quá trình nghiên cứu thị trường thường cần có chi phí để hoàn thiện. Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu có thể được tận dụng trên internet, báo đài, tạp chí, một số loại nghiên cứu, khảo sát trực tuyến sẽ cần phải chi trả chi phí để nhận các dữ liệu chất lượng hơn và chuyên sâu hơn về nhu cầu, sở thích khách hàng, sự phát triển của thị trường hay các đối thủ.
Ngân sách dùng để chi trả cho nghiên cứu thị trường thường bao gồm các yếu tố như hiệu suất thị trường, hoạt động và xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm hành vi, sở thích người dùng, khách hàng tiềm năng, v.v.
Chi phí bán hàng cá nhân
Chi phí bán hàng cá nhân đề cập đến quá trình bán hàng của các nhân viên sales, từ bước tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nói chuyện, trao đổi cùng khách hàng đến giai đoạn chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra, chi phí bán hàng cá nhân thường bao phủ từ giai đoạn tuyển dụng, đào tạo các nhân viên bán hàng, chi phí đào tạo, chi phí cho các ấn phẩm bán hàng, quảng cáo, hay các chi phí xây dựng kịch bản bán hàng, các chương trình livestream và các hoạt động thúc đẩy bán hàng khác.
Chi phí cho xây dựng website
Để hoàn thiện một website cho thương hiệu và doanh nghiệp, cần cân nhắc đến nhiều yếu tố và chi phí để có thể xác định nguồn ngân sách phù hợp.
Các yếu tố trên website thường phát sinh chi phí bao gồm:
- Cấu trúc website và nội dung triển khai cho từng trang web.
- Chi phí mua, mở rộng tên miền.
- Chi phí thiết kế website.
- Chi phí lập trình web và điều chỉnh giao diện phù hợp cho từng thiết bị khác nhau.
- Chi phí lưu trữ dữ liệu.
- Chi phí bảo trì và nâng cấp định kỳ.
- Chi phí cho chứng chỉ SSL và phí gia hạn thường niên.
Chi phí Online Marketing
Chi phí triển khai Marketing online thường sẽ bao gồm ngân sách cho nhiều chiến lược được thực hiện cùng lúc, cụ thể là:
- Chi phí triển khai SEO
- Chi phí quảng cáo
- Chi phí phát triển nội dung, tiếp thị nội dung
- Chi phí phát triển cho các kênh mạng xã hội
- Chi phí cho email marketing
Chi phí Marketing trực tiếp, in ấn
Đây là những yếu tố mang đến khả năng thu hút các đối tượng khách hàng mục tiêu đáng kể, do đó các chi phí này thường sẽ có khả năng mang lại hiệu quả tối ưu và xứng đáng với nguồn ngân sách ban đầu của thương hiệu và doanh nghiệp, hướng đến tối ưu doanh thu cho doanh nghiệp.
Các chi phí thường sẽ được chi trả cho các loại hình tờ rơi, voucher, tài liệu quảng cáo, tài liệu ưu đãi, v.v. Tuy nhiên, để hoàn thiện các loại tài liệu trực tiếp này, doanh nghiệp cần cân nhắc thêm các chi phí cho thiết kế, in ấn và chi phí vận chuyển các tài liệu đến tay khách hàng.
Chi phí cho các công ty, agency quảng cáo
Việc thuê một agency, công ty quảng cáo để thay doanh nghiệp thực hiện marketing cũng là điều cần cân nhắc giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hiệu quả và dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
Agency thường sẽ tính phí từ thời gian hoàn thiện chiến dịch marketing, chi phí quảng cáo và các khoản hoa hồng tùy theo nhu cầu.
5 cách tiết kiệm chi phí Marketing cho doanh nghiệp
Chọn đúng đối tượng Marketing
Cách tiết kiệm chi phí tốt nhất chính là nhắm mục tiêu đến các khách hàng đã mua hàng từ công ty (tốt nhất là nhiều hơn một lần) thay vì tìm kiếm khách hàng mới.
Khi bạn tập trung ngân sách vào những khách hàng thực sự mua những gì bạn cung cấp thay vì những khách hàng có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm cao hơn, bạn sẽ nhận thấy chi phí phải trả là rất lớn để có được một khách hàng mới so với chi phí cho các khách hàng mua hàng thường xuyên.
Nhận thức được những chi phí ẩn (hidden costs)
Khởi động một chiến dịch tiếp thị mới không hề dễ dàng như đăng tải một số hình ảnh hào nhoáng và viết những nội dung chất lượng. Bạn cũng cần phải xem xét số lượng nghiên cứu thị trường cần thực hiện để đảm bảo thành công.
Trước khi đi sâu vào chiến lược mới, hãy cân nhắc về các chi phí cho việc triển khai nó và những chi phí nào sẽ thực sự tạo ra lợi nhuận. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ những chi phí ẩn không cần thiết gây ra sự tốn kém cho ngân sách.
Đẩy mạnh SEO (Search Engine Optimization)
SEO thường có lợi thế khá lớn trong việc tiết kiệm các chi phí tiếp thị cho doanh nghiệp.
Bên cạnh các nguồn lực của doanh nghiệp, chi phí phát sinh cho các hoạt động SEO dường như không nhiều trong khi thường mang lại những hiệu quả đáng kể đối với mức độ hiển thị, độ nhận diện và độ uy tín của thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm.
Việc đẩy mạnh SEO cũng giúp ích đáng kể cho việc phát triển thương hiệu về dài hạn và giúp duy trì một lượng khác giả, người đọc tiềm năng.
Tập trung vào Content Marketing
Xây dựng nội dung chất lượng, thu hút, phù hợp là một trong những cách nhanh nhất và miễn phí để giúp bạn tiếp cận đến các đối tượng mục tiêu.
Tuy nhiên, quá trình đăng tải nội dung cần được lên kế hoạch và xây dựng phù hợp theo từng giai đoạn, từng đối tượng cụ thể.
Đồng thời, cần cân nhắc việc đa dạng hóa các loại hình nội dung để người đọc có thể xem nội dung đó theo nhiều cách khác nhau, hướng đến tối ưu trải nghiệm người dùng.
Sử dụng các công cụ miễn phí
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các công cụ tiếp thị miễn phí ngày càng xuất hiện nhiều hơn và hỗ trợ tối đa cho các nhà tiếp thị. Sử dụng các công cụ miễn phí cũng là một cách hiệu quả để tiết kiệm ngân sách tiếp thị trong quá trình tìm hiểu đối tượng mục tiêu.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng các công cụ phân tích website, nghiên cứu từ khóa, cập nhật xu hướng, thiết kế hình ảnh, v.v, để xây dựng các hoạt động marketing với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều.
Kết luận
Qua bài viết trên, có lẽ bạn đã hiểu rõ về các chi phí marketing chiếm bao nhiêu ngân sách của doanh nghiệp để từ đó có thêm những cân nhắc phù hợp hơn cho chiến lược marketing trong tương lai.
Bên cạnh những cách tiết kiệm chi phí, việc đo lường hiệu quả cũng sẽ giúp bạn dễ kiểm soát nguồn chi phí hơn để tối ưu chất lượng.
Theo dõi Minh Duy Solutions để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!