Kinh doanh năm 2022 có cần phải có website không?

Kinh doanh năm 2022 có cần phải có website không?

Hiện nay, trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ thì bán hàng online qua các website bán hàng đã trở thành một xu thế mà người bán không thể bỏ qua. Kinh doanh năm 2022 có cần website bán hàng hay không? Kinh doanh mặt hàng gì thì cần website bán hàng? Làm sao để có 1 website bán hàng chuẩn SEO? Hãy cùng minhduy.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Kinh doanh năm 2022 có cần website không?

Việc nên lập website bán hàng hay chỉ kinh doanh online qua các nền tảng như Facebook, Shopee, Lazada phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của cửa hàng. Tuy nhiên, hàng ngày, hàng giờ có tới hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm được giao bán trên các nền tảng mạng xã hội. Điều đó sẽ gây loãng sản phẩm, khó tạo dựng hình ảnh thương hiệu riêng. Vì thế, về lâu dài, đã kinh doanh thì nên có website bán hàng. Đây là điều vô cùng cần thiết đối với những shop kinh doanh cáo quy mô vừa trở lên, kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như đồ gia dụng, thiết bị điện tử,..  và có ý định kinh doanh lâu dài.Website bán hàng sẽ giúp người bán dễ dàng khắc phục những hạn chế của việc kinh doanh qua các nền tảng mạng xã hội thông thường.

Kinh doanh năm 2022 có cần phải có website không?

Kinh doanh liệu có cần web?

2. Vì sao nên có website bán hàng?

2.1. Làm đẹp, tăng độ nhận diện thương hiệu:

Thương hiệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của công việc kinh doanh, vì thế, luôn được các nhà  kinh doanh chú ý gây dựng. Website chính là bộ mặt truyền thông của doanh nghiệp. Thông qua website, các doanh nghiệp, cửa hàng có thể xây dựng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu của mình, tạo dấu ấn riêng với khách hàng.

Khách hàng có thể chưa biết về cửa hàng của bạn, chưa từng trải nghiệm sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, khi họ ghé thăm website bán hàng với sự giao diện chỉn chu, nổi bật, hình ảnh được đầu tư kỹ lưỡng thì ấn tượng đầu tiên của họ về cửa hàng của bạn sẽ là sự chuyên nghiệp, uy tín. Chính điều đó sẽ thôi thúc khách hàng tiềm năng mua và sử dụng sản phẩm mà cửa hàng của bạn đang cung cấp.

2.2. Tăng hiệu quả bán hàng:

Một lợi thế rất lớn của website bán hàng là khả năng giao dịch trực tuyến mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng. Website bán hàng có thể được coi như cửa hàng thu nhỏ. Giao dịch cũng có thể được thực hiện 24/7 mà không bị giới  hạn về mặt thời gian. Quy trình đặt hàng tự động giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu sản phẩm mà không phải gọi điện hay nhắn tin cho chủ shop. Sự tiện lợi này sẽ góp phần gia tăng động cơ mua hàng, giúp cửa hàng của bạn đạt được doanh số cao hơn.

2.3. Tối ưu hóa SEO:

Đây được xem là ưu điểm quan trọng nhất của website bán hàng. Nếu website cũng như các nội dung trên website của bạn được đầu tư chỉn chu, đạt được các tiêu chí chuẩn SEO onpage sẽ làm tăng độ hiện diện của website cũng như sản phẩm trên công cụ tìm kiếm Google.  Đây chính là cơ hội để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng và bán được nhiều sản phẩm hơn bởi người tiêu dùng thường có thói quen tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ thông qua Google. Khách hàng thay vì chỉ nhìn thấy thương hiệu của bạn ở một vài cửa hàng thì giờ đây có thể nhìn thấy bạn ở khắp mọi nơi trên Internet.  Một vị trí cao trong top tìm kiếm Google cũng góp phần tăng độ uy tín cho website cũng như sản phẩm của bạn. 

2.4. Chạy quảng cáo không giới hạn:

Quảng cáo chính là một trong những yếu tố “ngốn” nhiều chi phí nhất của doanh nghiệp, dẫn tới giá sản phẩm bị đẩy lên cao, khiến cho sản phẩm gặp bất lợi khi cạnh tranh về giá với các đối thủ cùng phân khúc. Tuy nhiên, các hình thức  quảng cáo truyền thống không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả tối ưu. Thông qua website, người bán có thể tận dụng các công cụ như Email Marketing, Google Awords, SEO,.. để tối ưu hóa hiệu quả marketing của mình. Đồng thời marketing online cũng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với các công cụ quảng cáo truyền thống như: phát tờ rơi hay quảng cáo trên TV.

3. Làm sao để có 1 website bán hàng?

3.1. Đăng ký tên miền:

Tên miền (domain name) là một địa chỉ cố định mà người dùng nhập lên thanh URL để truy cập vào 1 trang web. Tên miền có tác dụng thay thế cho 1 địa chỉ IP dài, giúp người dùng dễ nhớ và truy cập nhanh chóng. Vì thế, mỗi website đều tên miền riêng biệt, không trùng nhau. Đăng ký tên miền là việc đầu tiên cần làm khi lập một website bán hàng.Để đăng ký tên miền, bạn cần thực hiện những bước cơ bản sau:

Bước 1: Lên ý tưởng cho tên miền.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra trên trang web kiểm tra tên miền xem tên miền đó có khả dụng không?

Bước 3: Chạy tìm kiếm tên miền.

Bước 4: Chọn ra tên miền tốt hoặc phù hợp nhất.

Bước 5: Hoàn tất đăng ký.

Để chọn được một tên miền tốt và phù hợp không phải điều dễ dàng. Để có được tên miền hài lòng nhất, bạn nên tham khảo những lưu ý sau:

– Ngắn gọn: Tên miền nên được đặt càng ngắn gọn càng tốt để tiết kiệm thời gian tìm kiếm và quan trọng nhất là dễ nhớ đối với khách hàng.

– Dễ phát âm: Tên miền dễ phát âm sẽ dễ dàng hơn khi cho  việc quảng bá truyền miệng từ khách hàng cũ tới những khách hàng tiềm năng.

– Gắn với thương hiệu của bạn: Tên miền nên gợi hình dung cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. 

– Chọn đúng tên miền mở rộng: “.com”,  “.net” hay “.vn”

3.2. Thuê, mua Web Hosting:

Tên miền cùng với web hosting là 2 yếu tố cơ bản nhất cần có  khi xây dựng 1 website. Hosting là nơi lưu trữ toàn bộ các files dữ liệu, thông tin về website bán hàng trên không gian trực tuyến và cho phép người truy cập có thể tải dữ liệu khi cần thiết.. Web hosting cho phép bạn xuất bản trang web trên Internet. Tùy vào loại cũng như kích thước website mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại web hosting nào cho phù hợp. Bạn cần nghiên cứu kĩ lưỡng các loại web hosting dựa trên các tiêu chí sau đây:

– Tính ổn định: Máy chủ phải hoạt động ổn định, tốc độ truy cập nhanh để đảm bảo website của bạn luôn hoạt động trơn tru, không gặp gián đoạn.

– Tính thân thiện với người dùng; Mỗi web host sẽ cung cấp control panel khác nhau để quản lý web hosting. Bạn nên lựa chọn web host có giao diện không quá phức tạp và dễ thao tác với đầy đủ các chức năng.

– Băng thông:  Băng thông cho biết số lượng người tối đa có thể truy cập vào website trong một khoảng thời gian. Tùy vào quy mô dự án mà bạn có thể lựa chọn băng thông khác nhau. 

– Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Đơn vị cung cấp hosting phải có đội ngũ chuyên nghiệp, giúp bạn kịp thời giải đáp các thắc mắc và giải quyết sự cố kịp thời.

Hiện nay, có khá nhiều loại web hosting mà bạn có thể tham khảo, nổi bật là:

– Shared hosting

– Cloud Hosting

– VPS Hosting

3.3. Code web:

Code website là một chuỗi mã liên kết của các ngôn ngữ và mã nguồn cơ bản, có sẵn như: html, css, php. Các chuỗi mã liên kết này kết hợp với nhau sẽ tạo ra một trang web hoàn chỉnh. Mỗi đoạn code sẽ có một chức năng riêng và được thể hiện rõ khi hiển thị dưới dạng website.Tùy vào mục đích của trang web mà bạn có thể lựa chọn các mã code khác nhau và kết hợp để tạo ra website bán hàng đẹp, giao diện dễ sử dụng.

Có 2 hình thức code web là code web tĩnh và code web động. 

3.3.1. Code web tĩnh:

Code web tĩnh sử dụng ngôn ngữ lập trình css, html và js. Với các website được code theo dạng này, nội dung được hiển thị riêng biệt cho từng trang.

Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, nhanh chóng, gọn nhẹ và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, với hình thức code này,người dùng phải thao tác bằng tay khi có nhu cầu chỉnh sửa hay đăng lên web. Ngoài ra, website code dưới dạng này có tính bảo mật thấp, dễ bị hacker tấn công. Vì thế, hình thức code này chỉ phù hợp với các website dạng blog thay vì các website bán hàng.

3.3.2. Code web động: 

Code web động được liên kết với cơ sở dữ liệu (database). Nội dung trên website có thể được thay đổi, chỉnh sửa dễ dàng theo từng danh mục. 

– Ưu điểm: Website được code theo hình thức động có tính bảo mật cao hơn so với code tĩnh.Wen code động có site quản trị riêng, giúp bạn dễ dàng phân quyền, chỉnh sửa , thêm và xóa nội dung tùy theo ý muốn.

– Nhược điểm : Code website động rất phức tạp và tốn nhiều thời gian để xử lý và kết nối các file cũng như cơ sở dữ liệu. Giá thành của code web động cũng tương đối cao.

3.3.3. Tối ưu code website chuẩn SEO:

Tối ưu code website chuẩn SEO là tối ưu cấu trúc website sao cho thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Code web chuẩn SEO sẽ góp phần điều hướng bộ máy tìm kiếm một cách tốt nhất, giúp trang web cũng như sản phẩm của bạn rank top tìm kiếm Google và  tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

3 yếu tố cơ bản để đánh giá code web chuẩn SEO hay không bao gồm:

– Website có cấu trúc thân thiện với bộ máy tìm kiếm, bộ máy tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin từ website.

– Website có giao diện đẹp, thân thiện với người dùng, nội dung được trình bày logic, thu hút.

– Trang quản trị website có đầy đủ tính năng hỗ trợ quản trị như kiểm tra SEO.

3.4. Thuê thiết kế web bên ngoài:

Tạo một website không phải khó nhưng để tạo được một website chuyên nghiệp, giao diện đẹp, chuẩn SEO thì hẳn không phải là điều dễ dàng. Vì thế, nếu bạn không phải dân coder chuyên nghiệp thì thuê bên thứ 3 chuyên về mảng thiết kế web chính là giải pháp vừa tiết kiệm thời gian lại vừa đảm bảo hiệu quả tối ưu. Hiện nay, trên thị trường có không ít các đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp nhận làm website chuẩn SEO từ A-Z. Giá cả cũng tương đối phải chăng và hợp lý với nhiều gói thiết kế khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng. Thông thường,  giá thiết kế 1 trang web hoàn chỉnh dao động trong khoảng vài triệu đồng.

Khi  thuê thiết kế web từ bên thứ 3, bạn nên tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn những đơn vị uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế web để tránh rủi ro và đạt được hiệu quả tốt nhất.

minhduy.vn tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp với nhiều ưu đãi như: thiết kế website responsive, kết nối tồn kho trực tuyến, công cụ marketing mạnh mẽ,… Khi lựa chọn thiết kế website ở minhduy.vn chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một kho giao diện với hàng trăm giao diện với mọi lĩnh vực khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn. Bên cạnh đó , mức giá còn vô cùng hợp lý với những ưu đãi bất ngờ.

Bên cạnh việc tự làm web hoặc thuê thiết kế web từ bên thứ 3, bạn cũng có thể cân nhắc làm website bán hàng  trên các nền tảng miễn phí như WordPress với ưu điểm là  tương đối đơn giản, dễ thao tác tuy nhiên vẫn bị hạn chế nhiều về tính năng.

4. Một số mẫu website đẹp:

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là một website đẹp?

– Về hình thức: 

Hình thức là thứ đập vào mắt và gây ấn tượng với khách hàng đầu tiên khi họ ghé thăm website bán hàng của bạn. Để gây ấn tượng tốt với khách hàng ghé thăm thì giao diện website của bạn phải thu hút, bắt mắt, hay đơn giản nhưng lại sáng tạo,…

Màu sắc: màu sắc nên dịu nhẹ tránh lòe loẹt, nên có một tông màu chủ đạo, tránh nhiều màu tương phản gây rối mắt người xem.

Hình ảnh: Hình ảnh phải có kích thước vừa phải, chất lượng ảnh tốt, không bị vỡ và đặc biệt hình ảnh phải phù hợp với nội dung.

Font chữ: Nên dùng font unicode để viết như: Arial, time new roman,… tránh dùng font chữ quá cầu kỳ khiến người đọc rối mắt.

– Về bố cục:

Một cửa hàng nếu có sơ đồ chỉ dẫn và sản phẩm được xếp theo khu vực sẽ khiến khách hàng rất thoải mái khi lựa chọn mua sắm.  Vì thế, bố cục là một trong những yếu tố cần phải chú ý và thiết kế website của bạn đẹp khi có bố cục hợp lý.

Các nội dung chính trên website bán hàng nên được t trình bày theo thứ tự, nên có thanh menu để dễ quan sát, nội dung khi bấm vào menu phải đúng với tên menu đó.

Nội dung nên phân theo chủ đề để người xem có thể dễ tìm

Nếu được nên tích hợp thêm hộp tìm kiếm để người đọc dễ lấy được thông tin một cách nhanh nhất.

Kinh doanh năm 2022 có cần phải có website không?

Mẫu thiết kế website một shop mỹ phẩm

Kinh doanh năm 2022 có cần phải có website không?

Mẫu thiết kế web cho một cửa hàng văn phòng phẩm

 

5. Làm sao để đo lường hiệu quả của một website bán hàng?

Sau khi đã có 1 website đẹp, chuẩn SEO thì câu hỏi đặt ra là: “Liệu website đó có đang hoạt động hiệu quả không?’ Nếu website đang hoạt động không đạt được như kỳ vọng thì vấn đề nằm ở đâu và làm thế nào để khắc phục?

Để có thể tiến hành đo lường hiệu quả của website, chúng ta trước tiên cần xác định được mục tiêu đối với website bán hàng của mình. Mục tiêu ở đây là những chỉ số, yếu tố có thể được đo lường, phân tích được trên website, được cụ thể hóa từ mục tiêu kinh doanh của công ty. Một số chỉ số nổi bật cần được quan tâm khi đo lường hiệu quả của website bao gồm:

– Doanh số bán hàng qua website

– Tỷ lệ chuyển đổi = số người vào website của bạn/ số người thực tế đã mua hàng

– Chi phí tiếp cận khách hàng( Cost of Acquiring Customer hay CAC): Chi phí mà cửa hàng phải bỏ ra để tiếp cận và thu hút 1 khách ghé thăm website của mình. CAC càng thấp thì càng có lợi cho cửa hàng của bạn và chứng tỏ website bán hàng đang hoạt động hiệu quả.

– Tỷ lệ từ chối hoàn tất giỏ hàng trực tuyến là con số khách hàng đã bỏ hàng vào giỏ nhưng lại không bấm nút hoàn thành thanh thanh toán.

– Giá trị trung bình một đơn hàng: AOV = tổng doanh thu/ tổng số lượng đơn hàng

– Tỷ lệ khách hàng rời bỏ, không quay trở lại website

4 phương pháp đặt mục tiêu đo lường hiệu quả của website bán hàng:

– Destination: Sử dụng 1 trang đích làm mục tiêu, mỗi khi trang đích hiển thị với người tiêu dùng được coi là 1 lượt chuyển đổi. Ví dụ, trang cảm ơn được chọn là trang đích. Mỗi khi người dùng hoàn thành thanh toán, đơn hàng được thực hiện,trang cảm ơn sẽ xuất hiện và được tính là 1 lượt chuyển đổi.

– Duration: Đo lường mức độ tham gia của khách truy cập, xem thời lượng ở lại trang tối thiểu là 1 chuyển đổi. Nếu khách vào trang để xem 1 video nhưng thời gian xem chưa đủ lâu so với mục tiêu tối thiểu đề ra thì vẫn chưa được tính là 1 lượt chuyển đổi.

– Page/ Screen per session: là phương pháp lấy số lượng trang xuất hiện mỗi phiên là mục tiêu. 

– Event: Mỗi khi người dùng tương tác với website được tính là 1 lượt chuyển đổi. Ví dụ, đối với website cung cấp tài liệu thì mỗi lượt người dùng download tài liệu về được tính là 1 lượt chuyển đổi.

Mong rằng những thông tin trên từ minhduy.vn sẽ giúp ích cho quá trình kinh doanh qua website của bạn. 

Chúc bạn thành công!

4.7/5 - (1362 bình chọn)