Như các bạn đã biết thì ngày nay, môi trường Internet đang có quá nhiều mối nguy hiểm, nếu không cẩn thận phòng ngừa và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản thì 1 ngày nào đó website của bạn sẽ trở thành 1 website bỏ đi. Dấu hiệu của một website bị nhiễm mã độc là gì? Khi phát hiện website của bạn bị nhiễm malware thì phải xử lý ra sao?? Hãy cũng Minh Duy Solutions tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
Mã độc website là gì?
Mã độc (hay Malware) là một thuật ngữ để chỉ các phần mềm độc hại được sử dụng để tấn công vào điểm yếu/sơ hở của website, và thực hiện các hành động gây hại khác nhau lên website.
Đối với các website WordPress (chiếm 35% số website hiện có), các mã độc có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web ở mọi cấp độ, từ máy chủ web đến trải nghiệm người dùng và thậm chí cả hiệu suất SEO.
Vì lý do đó, theo dõi hiệu suất trang web của bạn và xác định các thay đổi khi chúng xảy ra là bước đầu tiên để xây dựng một trang WordPress an toàn.
Nguyên nhân khiến Website chứa phần mềm độc hại:
- Website của bạn chứa nội dung không lành mạnh
- Website bị chèn mã độc, mã độc thường là virus hoặc malware sẽ nhiễm vào máy tính của bạn nhằm mục đích đánh cắp mật khẩu người dùng.
- Google cũng có sự nhầm lẫn nên Website bị cảnh báo chứa phần mềm độc hại hay mã độc, hãy làm theo các cách khắc phục bên dưới để xử lý hiện tượng Website bị cảnh báo chứa phần mềm độc hại
Tình trạng website bị cảnh báo chứa phần mềm độc hại gây lo lắng không hề nhỏ với người dùng, khi website xảy ra tình trạng này gây mất uy tín với khách hàng cũng như đánh giá của google đối với website. Trước các mối lo ngại này chúng tôi cung cấp cách giải quyết với 2 bước là loại bỏ virus, mã độc và khai báo lại với Google về tình trạng Website bị cảnh báo chứa phần mềm độc hại.
Khi Website bị cảnh báo chứa phần mềm độc hại hay phát hiện có nguy cơ lừa đảo, bạn có thể thấy các thông báo sau:
- Trang web phía trước chứa phần mềm độc hại!: Trang web bạn đang cố truy cập có thể tìm cách cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính của bạn.
- Nguy hiểm: Phần mềm độc hại phía trước!: Trang web bạn đang cố truy cập có thể có phần mềm độc hại.
- Trang web lừa đảo phía trước: Trang web bạn đang cố truy cập bị nghi ngờ là trang web lừa đảo.
- Trang web phía trước chứa các chương trình có hại: Trang web bạn đang cố truy cập có thể tìm cách lừa đảo bạn cài đặt các chương trình gây hại cho trải nghiệm duyệt web của bạn
Dấu hiệu nhận biết website bị nhiễm mã độc
- Bị chuyển hướng: Khi bạn truy cập vào website của mình, liên kết sẽ tự động chuyển sang một trang mới mà không phải website của bạn.
- Cảnh báo nguy hiểm: Cảnh báo với giao diện màu đỏ, không cho người dùng truy cập website của bạn vì phần mềm độc hại.
- Xuất hiện file lạ: Những file này sẽ được chèn vào hosting của bạn, rải rác khắp mọi nơi. Quan trọng là nó có thể lây lan rất nhanh.
- Liên kết tiếng Nhật/Trung: Khi kiểm tra kết quả tìm kiếm trên Google, bạn sẽ thấy website của mình index rất nhiều liên kết tiếng Nhật hoặc tiếng Trung.
- Website gián đoạn: Website đang hoạt động bình thường bỗng dưng không truy cập được nữa, đây cũng là một dấu hiệu.
- Từ chối quảng cáo: Nếu website bạn đang chạy quảng cáo sẽ bị từ chối ngay với nguyên nhân “phần mềm độc hại”.
Một số giải pháp giúp xử lý mã độc website
Giải pháp tạm thời khi gặp mã độc
Nếu trang web của bạn đã bị tấn công, điều quan trọng nhất là bạn giữ bình để có được giải pháp sử lý thích hợp. Dưới đây là những việc bạn cần làm ngay lập túc để khắc phục sợ cố website của mình tránh xảy ra hậu quả nặng nề hơn.
Kiểm tra lại máy tính local của bạn
Trước khi bạn bắt đầu khôi phục trang web của mình, bạn phải loại trừ khả năng máy tính của bạn là nguồn gốc của cuộc tấn công (máy tính có thể bị nhẫm malware và lây nhiễm cho cả hệ thống). Vì lý do này, trước tiên hãy kiểm tra máy tính local của bạn để xem có virus hoặc phần mềm độc hại hay không và loại bỏ chúng.
Thay đổi lại mật khẩu
Đảm bảo rằng kẻ tấn công không còn có thể truy cập webspace, trang web hoặc cơ sở dữ liệu của bạn bằng cách thay đổi các mật khẩu sau:
+ Mật khẩu SFTP
+ Mật khẩu SSH
+ Mật khẩu cơ sở dữ liệu
+ Người dùng trang web: Đặt lại mật khẩu cho tất cả người dùng . Kẻ tấn công có thể đã tạo ra người dùng mới. Cẩn thận kiểm tra quản trị tài khoản người dùng cho trang web của bạn và xóa bất kỳ người dùng đáng ngờ nào.
Chú ý:
+ Luôn luôn truy cập webspace của bạn bằng các giao thức bảo mật như SFTP .
+ Nếu bạn cũng sử dụng mật khẩu cho các dịch vụ khác , bạn cũng phải thay đổi mật khẩu trong các dịch vụ đó.
+ Chọn tên người dùng an toàn : Không bao giờ sử dụng tên mặc định như Administrator hoặc test. Đây là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công của hacker khi mật khẩu quản trị bị mất cắp.
Đánh giá thiệt hại
Bây giờ là lúc để đánh giá tình hình và lên kế hoạch tiến hành như thế nào.
+ Những tệp nào bị ảnh hưởng?
+ Người tấn công có truy cập vào trang web của bạn không?
+ Chỉ một trang web bị ảnh hưởng, hoặc có nhiều trang web trên webspace của bạn bị ảnh hưởng?
+ Người tấn công có truy cập vào cơ sở dữ liệu của bạn không?
+ Dữ liệu nhạy cảm có bị ảnh hưởng không? Ai cần được thông báo?
=> Để đánh giá mức độ thiệt hại, bạn có thể sử dụng Google Webmaster Tools.
Khôi phục sao lưu và kiểm tra phần mềm độc hại
Trong bước này, bạn thay thế tất cả các tệp bị nhiễm bằng các tệp từ bản sao lưu không bị nhiễm. Nếu bạn không chắc chắn tệp tin nào chưa bị nhiễm, tệp tin nào đã “dính” bạn nên khôi phục toàn bộ cơ sở dữ liệu từ bản sao lưu.
Lưu ý: Sao lưu trong không gian web của bạn cũng có thể bị tấn công. Để bảo vệ tối ưu các bản sao lưu của bạn, bạn nên luôn luôn sao chép chúng vào một thiết bị lưu trữ dữ liệu local riêng biệt hoặc lưu trữ đám mây.
Cập nhật ứng dụng, tiện ích, plugin và chủ đề
Để đóng các lỗ hổng bảo mật đã biết, bạn phải cập nhật tất cả các ứng dụng, plugin, extensions and themes ngay khi bạn khôi phục lại bản sao lưu.
Những kẻ tấn công thường sử dụng các lỗ hổng bảo mật trong các plugin và các theme. Vì lý do này, đảm bảo bạn cập nhật tất cả các plugin, extensions and themes và kiểm tra xem những cái nào bạn thực sự cần. Mỗi plugin ảnh hưởng đến tính bảo mật trang web của bạn. Cân nhắc về lợi ích trước khi bạn quyết định sử dụng một plugin nào đó.
Loại bỏ trang của bạn khỏi danh sách đen
Google, Bing, Yahoo và nhiều chương trình chống vi-rút duy trì danh sách đen cho các trang web bị nhiễm phần mềm độc hại. Ví dụ, các trang web trong danh sách đen của Google, bị xóa khỏi chỉ mục tìm kiếm hoặc ít nhất là bị trừng phạt với thứ hạng thấp hơn.
Nếu bạn đã chắc chắn ràng website của mình không còn bị nhiễm malware nữa, và nó thực sự an toàn cho người sử dụng truy cập thì hãy thông báo cho Google để họ review và tiến hành index lại website.Việc này có thể tiến hành trong Google Webmaster Tools với công cụ Request Review.
Giải pháp dài hạn
Cách tốt nhất để đối phó với vấn đề trên là cần thường xuyên tra, cập nhật nhật các bản vá lỗi của loại mã nguồn mở mà bạn đang sử dụng. Và phải có chính sách bảo mật toàn diện cho website của bạn.
Trong trường hợp sự cố xảy ra quá nghiêm trọng, nằm ngoài tầm xử lý của bạn hãy liên hệ với các đơn vị thiết kế, theo dõi website để họ kiểm tra, kịp thời đưa ra phương án fix lỗ hổng.
Như vậy trên đây chúng tôi vừa trình bày với bạn một số bước xử lý cơ bản khi phát hiện website bị nhiễm mã độc, hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc bảo vệ trang web của mình. Và hãy luôn nhớ rằng “phòng bệnh luôn dễ hơn chữa bệnh”
Giải pháp xử lý mã độc website tại Minh Duy Solutions
Khi không may website bị nhiễm mã độc, bạn có thể tham khảo các giải pháp mà Minh Duy Solutions đưa ra dưới đây:
- Reset lại toàn bộ thông tin mật khẩu, bao gồm: mật khẩu database, mật khẩu quản trị website và thông tin quản trị host với độ bảo mật cao (Mật khẩu bao gồm chữ HOA, chữ thường, số và ký tự đặc biệt)
- Download toàn bộ web về máy local và thực hiện rà soát/kiểm tra các thư mục xem có file “lạ” thì xoá để làm sạch website. Sau đó tiến hành upload lại source code.
- Thường xuyên kiểm tra,cập nhật các bản vá lỗi của loại mã nguồn mở mà bạn đang sử dụng.
- Trường hợp tình huống nằm ngoài tầm xử lý của bạn hoặc website bị tấn công quá nặng, bạn nên liên hệ đơn vị thiết kế website kiểm tra và có trách nhiệm hỗ trợ xử lý các lỗ hổng để tránh tái nhiễm ảnh hưởng hoạt động hosting của bạn.
Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến tình huống website bị cảnh báo chứa phần mềm độc hại. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin trên bạn đã hiểu thêm nhiều điều về tình huống này. Hãy cẩn thận trong việc sử dụng và quản trị website bạn nhé. Nếu một ngày nào đó website của bạn không may gặp phải tình huống trên, hãy nhanh tay nhấc máy và liên hệ ngay với Minh Duy Solutions nhé, Minh Duy Solutions cung cấp dịch vụ chất lượng cao giúp gỡ bỏ hoàn toàn mã độc ra khỏi website của bạn, giúp website hoạt động ổn định, sạch sẽ nhất. Chúng tôi sẽ cấu hình bảo mật giúp ngăn chặn các hành vi tấn công hoặc xâm nhập website trái phép từ hacker…
🎖️ 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐮𝐲 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝐆𝐫𝐨𝐰 𝐘𝐨𝐮𝐫 𝐁𝐮𝐬𝐢𝐧𝐞𝐬𝐬!
🏢 Địa chỉ: Tầng 12A Toà nhà SSH-08, Đường số 14, Khu đô thị Lê Hồng Phong 1, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
☎ Hotline: 02583.89.99.79 – 0985.350.039
🌐 Website: www.minhduy.vn
📧 Email: info@minhduy.vn