Conversion Rate (CR) là một tỉ lệ rất quan trọng với bất kì website bán hàng nào. Và cũng có rất nhiều cách để tăng CR nếu bạn thật sự hiểu rõ người dùng, am hiểu rõ về sản phẩm của mình và bạn hiểu website của bạn hoạt động như thế nào thì bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được thông số này.
Vài lưu ý dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website bán hàng của mình:
1. Thiết kế website
Giao diện thiết kế là ấn tượng đầu tiên khi khách hàng ghé thăm website của bạn. Một giao diện với màu sắc loè loẹt, nhức mắt, bố cục rối sẽ khiến cho người dùng chỉ xem lướt và đóng cửa sổ ngay lập tức, điều này sẽ khiến cho tỷ lệ bounce rate cao và dĩ nhiên CR sẽ cực thấp.
Một giao diện được coi là đạt khi nó đảm bảo các yếu tố:
– Màu sắc hài hoà, có điểm nhấn, không dùng quá 3 màu để thể hiện các thiết kế, nên dùng màu đơn sắc, hạn chế dùng các hiệu ứng gradient, 3D
– Bố cục đơn giản, cố gắng thể hiện dạng simple text
– Font chữ quy chuẩn, chỉ dùng 2 kích thước font cho việc thể hiện tiêu đề và nội dung, nên bold hoặc italic những đoạn cần lưu ý, tránh lạm dụng style quá nhiều.
– Các đường link, nút bấm phải rõ ràng, dễ bấm và không gây nhầm lẫn với các thành phần khác trong website
2. Nội dung thông tin
Khách hàng thường thiếu niềm tin vào chất lượng hàng hoá, sản phẩm dịch vụ. Do vậy, nội dung thông tin miêu tả phải thật rõ ràng, chính xác, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
– Hình ảnh thực về các góc nhìn của sản phẩm, nếu được thì hãy đăng tải thêm video giới thiệu sản phẩm
– Minh bạch thông tin nguồn gốc xuất sứ
– Thông tin chế độ bảo hành, đổi trả hàng
– Thông tin tính năng của sản phẩm, ngoài việc đăng tải các tính năng nổi trội thì cần đưa ra các hạn chế là gì để tăng sự khách quan và minh bạch
– Giá bán và chi phí vận chuyển cũng phải được hiển thị ngay, tránh việc sau khi khách hàng đã làm rất nhiều thao tác để order, đến bước cuối khách hàng huỷ vì thấy phí vận chuyển quá cao, gây nên sự nghi ngại và cảm giác không minh bạch
3. Điều hướng
Thông thường, trang landing page mà bạn chọn để dẫn dụ khách hàng vào website của bạn là trang chi tiết sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ. Nhưng khi khách vào xem chưa chắc họ đã thích hoặc cảm thấy sản phẩm đó cần mua. Do vậy ta phải có các chức năng điều hướng tốt để khách hàng có thể khám phá xem website của bạn phong phú đến mức nào, có những sản phẩm hay nào khác. Có nghĩa rằng ở mọi trang mà bạn chọn làm landing page, cần có navigator rất rõ ràng để khách hàng có thể browse back một cách dễ dàng, thuận tiện. Và các chức năng điều hướng này phải nhất quán, không được hiển thị mỗi nơi một kiểu sẽ khiến khách hàng lúng túng mà rời bỏ website của bạn.
Mặt khác, khi khách hàng order sản phẩm, cần show rõ có bao nhiêu bước để done tiến trình, và nơi khách hàng đang đứng là ở bước nào, tránh việc nghi ngại và mơ hồ không rõ khi nào thì thực hiện xong các bước đặt hàng.
4. Dẹp bỏ ngại ngần
Không thể chắc chắn rằng mọi khách hàng vào website của bạn đều biết cách đặt hàng và thanh toán online, do vậy để đảm bảo bạn có thể phục vụ được mọi đối tượng khách hàng, hãy để lại số hotline hỗ trợ khách hàng đặt hàng ngay bên dưới nút mua hàng, ghi rất rõ rằng rằng “nếu ngần ngại, hãy gọi số xxx để chúng tôi được đặt hàng giúp bạn”, điều đó sẽ giúp cho khách hàng có thiện cảm và website không bị lãng phí traffic vì khách khó khăn trong việc đặt hàng, đặc biệt những khách hàng lớn tuổi thường không thông thạo máy tính và internet.
5. Củ cà rốt
Bạn đã dẫn dụ khách hàng vào thăm website của bạn, thì đừng để khách bỏ đi tay không, hãy chìa ra củ cà rốt để khách hàng đã ghé thăm website của bạn thì kiểu gì cũng phải mua được thứ gì đó, hoặc ít nhất khách hàng cũng phải có ấn tượng rằng bạn, tên website của bạn có bán món hàng abc nào đó, sau này có nhu cầu sẽ lại ghé thăm để mua.
Cách làm đơn giản thôi, khách hàng nào chẳng thích được mua rẻ, được cảm giác hời, được tặng quà. Vậy hãy show cho khách hàng những sản phẩm bạn đang giảm giá, những sản phẩm đang bán kèm quà tặng, khách hàng sẽ rất thích thú khi được sở hữu những món đồ như vậy vì cảm giác mình được hời và hạnh phúc vì điều đó.
6. Đo đạc, phân tích hiệu quả
Mọi campaign marketing bạn triển khai cho website bán hàng thì đều phải đo đạc và thống kê số liệu traffic, visitor vào site họ làm gì, họ quit ở vị trí nào, click vào đâu nhiều nhất,… từ đó có thể biết hành vi người dùng để điều chỉnh theo hướng phù hợp.
Ví dụ bạn thấy được khách hàng chỉ vào trang chi tiết sản phẩm, sau đó close luôn và không browse ra xem các sản phẩm khác, chứng tỏ điều hướng trên website của bạn có vấn đề hoặc bạn chưa chìa ra củ cà rốt để khách hàng thích thú, hứng khởi đặt hàng hoặc các bước đặt hàng của bạn quá rắc rối trong khi không có số điện thoại nào để khách hàng call hỗ trợ.
Việc đo đạc thực sự cần thiết để biết được hiệu quả của các chương trình marketing đến đâu, từ đó có hướng điều chỉnh nâng cao chất lượng của traffic, cụ thể là việc gia tăng số lượng đơn hàng mà khách hàng vào website đặt hàng.
Nếu đã áp dụng được những lưu ý trên, tỷ lệ chuyển đổi trên website của bạn sẽ tăng kha khá đấy.