Đối với các doanh nghiệp, để tạo sự tin tưởng và yêu thích của khách hàng thì tốc độ website là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết.
Vậy thế nào là tốc độ truy cập website? Vai trò, đặc điểm và các bí quyết giúp các doanh nghiệp có thể tăng tốc độ tải trang từ đó tăng khả năng trải nghiệm của người dùng? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật các thông tin về vấn đề này.
Tốc độ website là gì? Vai trò của tốc độ
Đối với bất cứ dự án SEO nào, tốc độ website luôn được các đơn vị chú trọng, quan tâm. Đây được coi là là nền tảng thu hút khách hàng. Mang đến sự thành công trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tốc độ website là gì?
Tùy thuộc vào các đối tượng khác nhau mà tốc độ website được hiểu theo các ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như:
Đối với người sử dụng website để truy cập thông tin
Tốc độ website chỉ đơn giản là chỉ số đo lường khoảng thời gian cần thiết để các hình ảnh, chữ viết, video,… của website hiện lên màn hình máy tính.
Đối với người làm dự án SEO cho các doanh nghiệp
Tốc độ truy cập trang web là yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của google về xếp hạng tìm kiếm của trang web đó.
Đối với dân kỹ thuật
Tốc độ website là thời gian từ khi người dùng thực hiện tìm kiếm thông tin đến khi tải hết các tài nguyên từ server đến trình duyệt người dùng.
Tốc độ truy cập của 1 trang web chính là điểm tổng hợp của 3 tầng ý nghĩa trên. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án SEO hay áp dụng các yếu tố kỹ thuật. Yếu tố doanh nghiệp hướng tới nhiều nhất chính là sự hài lòng về tốc độ web đối với người sử dụng.
Vai trò của tốc độ website
Tại sao các doanh nghiệp đều mong muốn cải thiện khả năng truy cập website của đơn vị mình? Theo nghiên cứu của hãng công nghệ Mỹ Akamai thì hiện nay có đến 47% người dùng mong muốn tải trang web trong vòng 2s hoặc ít hơn.
Nếu trang web có tốc độ tải trên 3s sẽ có khoảng 40% người dùng rời đi. Đặc biệt, nếu tốc độ tải trang nhanh có thể giữ chân được 52% khách hàng. Các thống kê của Analytic cũng chỉ ra rằng: Nếu tốc độ tải trang tăng từ 1 lên 3s thì số người dùng thoát ra sẽ tăng 32%.
Nếu tốc độ website tăng từ 1s lên 6s, số người dùng thoát khỏi trang web sẽ tăng lên 106%. Từ các nguyên cứu trên có thể dễ dàng nhận thấy vai trò tốc độ truy cập website đối với các doanh nghiệp.
Vị trí trong đánh giá xếp hạng google tìm kiếm
Tốc độ web là căn cứ cơ bản giúp google có thể đánh giá xếp hạng tìm kiếm của trang web đó. Web có tốc độ load nhanh sẽ mang đến những trải nghiệm người dùng tốt hơn. Vì thế google sẽ xếp trang ở các thứ hạng tìm kiếm cao và ngược lại.
Thứ hạng đánh giá xếp loại tìm kiếm của google càng cao. Thì mức độ tiếp cận của web đối với khách hàng càng lớn. Khả năng quảng cáo hình ảnh đơn vị sẽ tăng nhanh. Điều này chính là thành công của các dự án SEO đang được xây dựng tại doanh nghiệp
Khả năng chuyển đổi
Tỉ lệ chuyển đổi của 1 website là hành động ý nghĩa của khách hàng khi truy cập vào website đó. Như: xem hình ảnh, truy cập vào đường link do web cung cấp, mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Theo nghiên cứu của Hubspot bạn có nguy cơ mất 7% tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công. Khi tốc độ website chậm hơn 1s.
Như vậy, trang web có tốc độ truy cập nhanh, lượng thông tin khách hàng tìm kiếm sẽ xuất hiện nhiều trong thời gian ngắn. Điều này làm tăng độ tin tưởng của người sử dụng. Dẫn đến hiệu quả chuyển đổi của web tăng cao, doanh thu của đơn vị hiệu quả hơn.
Tính khả dụng
Tốc độ website càng nhanh thì khả năng tương tác và sử dụng các dịch vụ trên web càng tăng cao. Điều này mang đến cho khách hàng sự hài lòng. Từ đó có thể dễ dàng thực hiện hành vi chuyển đổi đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp.
Kiểm tra tốc độ website
Tốc độ của trang web ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trải nghiệm của người dùng. Từ đó quyết định doanh thu và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các đơn vị cần biết cách kiểm tra tốc độ website của đơn vị mình để có thể đưa ra các giải pháp phát triển web hiệu quả nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ website
Tốc độ truy cập của website nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Vị trí của máy chủ
Vị trí của máy chủ là yếu tố có liên quan trực tiếp đến tốc độ website. Người dùng website càng ở gần máy chủ thì tốc độ truy cập vào trang website càng nhanh và ngược lại. Vị trí máy chủ xa, để có thể kết nối cần đi qua nhiều ngõ mạng khác nhau nên mất nhiều thời gian hơn. Do vậy tốc độ truy cập cũng sẽ chậm hơn.
Các nhà cung cấp gói host nước ngoài mặc dù có chất lượng cao. Nhưng do máy chủ nằm ở xa nên tốc độ vào web vẫn chậm hơn so với các gói host Việt Nam.
Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp lựa chọn gói host ngoài việc lựa chọn gói host chất lượng. Cần lựa chọn các gói có máy chủ nằm tại Việt Nam hoặc gần Việt Nam nhất.
Khả năng xử lý yêu cầu truy cập của máy chủ
Khả năng xử lý yêu cầu truy cập của máy chủ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ web. Máy chủ được kết nối internet mạnh, cấu hình tốt sẽ có khả năng xử lý dữ liệu nhanh giúp tăng tốc độ web.
Ngược lại, nếu máy chủ có cấu hình lỗi, mặc dù kết nối internet tốc độ cao nhưng người dùng vẫn mất nhiều thời gian mới có thể truy cập được vào trang web.
Để tăng cường tốc độ web các doanh nghiệp thường lựa chọn các loại máy chủ có cấu hình cao, khả năng xử lý tốt. Đặc biệt, để tăng khả năng xử lý yêu cầu truy cập của máy người dùng thường sử dụng các kỹ thuật như lưu bộ nhớ đệm cho web, tối ưu khả năng xử lý code.
Dung lượng của website
Kết quả kiểm tra tốc độ website của 1 doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào dung lượng của website mà doanh nghiệp đó sử dụng. Mặc dù chất lượng mạng tốt nhưng website có dung lượng lớn, có nhiều hình ảnh và nội dung. Thì chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian tải hơn so với các website khác.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi thiết kế website đều chú trọng đến dung lượng của web. Hình ảnh, nội dung trên website càng được tối ưu hóa thì thời gian truy cập vào trang web càng được giảm thiểu tối đa.
Dữ liệu đệm trên trình duyệt
Nhiều người khi lần đầu truy cập vào website của 1 doanh nghiệp sẽ thấy tốc độ truy cập chậm tuy nhiên các lần tiếp theo tốc độ website tăng lên rất nhanh. Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Các trình duyệt có khả năng lưu nội dung của website vào bộ nhớ đệm trên máy tính. Khi người dùng truy cập vào website các lần kế tiếp máy sẽ tái sử dụng nội dung đã lưu. Nên khiến cho tốc độ truy cập vào trang web sẽ được cải thiện hơn.
Mức độ trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào 1 trang web phụ thuộc vào 4 yếu tố cơ bản. Chính vì thế để cải thiện được tốc độ, nâng cao khả năng hài lòng của khách hàng thì các đơn vị cần xem xét cải thiện cả 4 yếu tố trên.
Cách đo tốc độ website
Trước khi quyết định có nên tối ưu hóa, tăng tốc độ truy cập trang web hay không. Các doanh nghiệp cần biết cách đo tốc độ của trang web. Hiện nay, để đo khả năng truy cập website của doanh nghiệp bạn có thể sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
Đo tốc độ website thủ công
Kiểm tra tốc độ website thủ công vô cùng đơn giản và không mất nhiều thời gian. Người dùng có thể dùng cảm quan của mình để đánh giá tốc độ bằng cách gõ tên miền và xem xét tốc độ thực tế của website.
Nếu bạn cảm thấy hài lòng với tốc độ truy cập web. Thì chắc chắn đa số các khách hàng khi dùng web của doanh nghiệp đều cảm thấy tin tưởng.
Để việc kiểm tra tốc độ truy cập website bằng phương pháp thủ công. Chính xác và khách quan nhất người dùng cần thực hiện các bước sau:
- Trước khi kiểm tra người dùng nên xóa hết cache, cookie và sử dụng trình duyệt mới
- Ấn chuột phải chọn F12 hoặc chọn Inspect Element
- Tải lại trang website
- Hệ thống sẽ thống kê thứ tự các thành phần tải, số lần truy cập và tổng thời gian tải website,…
Như vậy thông qua các thống kê trên người dùng có thể dễ dàng đánh giá tốc độ website. Để từ đó đưa ra phương hướng khắc phục kịp thời.
Đây là phương pháp đo tốc độ khách quan và có độ chính xác khá cao bạn có thể thường xuyên áp dụng. Không mất nhiều thời gian hay công sức thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với các khách truy cập ở cùng 1 quốc gia.
Sử dụng công cụ để kiểm tra tốc độ website
Để kiểm tra tốc độ website ở nhiều quốc gia khác nhau người dùng cần sử dụng đến các công cụ chuyên dụng. Hiện nay có 3 công cụ kiểm tra tốc độ truy cập website nhanh, đơn giản và chính xác nhất bạn có thể áp dụng đó là:
Google PageSpeed Insights
Đây là công cụ kiểm tra tốc độ truy cập website do Google cung cấp và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Google đánh giá tốc độ web và xếp hạng. Vì thế chắc chắn công cụ do Google cung cấp sẽ có độ chính xác cao nhất.
Google PageSpeed Insight đánh giá tốc độ của website theo thang điểm từ 0 đến 100. Một website doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động tốt, đạt chỉ tiêu về tốc độ truy cập. Mức điểm số từ 80 đến 100.
Pingdom
Đây là công cụ giám sát kiểm tra tốc độ web miễn phí được áp dụng phổ biến. Công cụ này cung cấp chi tiết các thông số quan trọng cho người quản lý web như : thứ tự tải , thời gian tải, kích thước trang,…
Dựa vào các thông số này bạn có thể đánh giá được tốc độ website như thế nào. Đồng thời cũng đưa ra các phương hướng khắc phục cụ thể và hiệu quả nhất.
GTmetrix
Mặc dù bạn chưa biết gì về tối ưu trang website. Nhưng bạn vẫn có thể phân tích và theo dõi tốc độ website hiệu quả chỉ với công cụ GTmetrix. Đây là sự kết hợp giữa hiệu suất và các đề xuất Google PageSpeed Insights và YSlow. Từ đó đưa ra các phân tích toàn diện nhất.
Cách tăng tốc độ website hiệu quả
Sau khi đo tốc độ website các doanh nghiệp cần tìm ra phương pháp tăng tốc độ tải website hiệu quả. Căn cứ vào nguyên nhân tốc độ của web bị chậm mà bạn có thể áp dụng các phương pháp tối ưu hóa tốc độ của các trang web khác nhau. Dưới đây là 1 số phương pháp quản trị website được áp dụng nhiều nhất hiện nay:
Sử dụng CDN
Cách doanh nghiệp tăng tốc độ truy cập website nhanh và đơn giản nhất đó là trang bị hệ thống CDN. Hệ thống CDN là hệ thống các server các trang web được đặt ở các vị trí khác nhau.
Thông thường, trước kia các doanh nghiệp chỉ sử dụng một địa chỉ server cho các người dùng ở các vị trí địa lý khác nhau. Khi số lượng người truy cập lớn, mạng quá tải nên tốc độ website sẽ giảm nhanh.
Khi trang web được trang bị hệ thống CDN, hệ thống này sẽ tìm ra vị trí khách hàng truy cập và cung cấp tài nguyên trang web ở 1 máy chủ gần vị trí người dùng nhất. Điều này sẽ giúp nâng cao tốc độ truy cập website đơn giản và hiệu quả nhất.
Nâng cấp hosting
Ngoài việc sử dụng hệ thống CDN thì việc nâng cấp hosting cũng là phương pháp cải thiện tốc độ trang web được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thay vì sử dụng chung máy chủ với nhiều website khác. Bạn nên nâng cấp máy chủ cao cấp và sử dụng máy chủ riêng cho website của mình.
Có rất nhiều các hosting có tốc độ truy cập nhanh khách hàng có thể sử dụng. Tuy nhiên, việc nâng cấp hosting đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư về chi phí. Và hệ thống quản lý khi sử dụng nên gây khá nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn thấp.
Nén hình ảnh
Để tăng cường trải nghiệm của người dùng hầu hết các website của doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng rất nhiều hình ảnh. Hình ảnh thường chiếm 50% đến 90% dung lượng của các trang web. Số lượng ảnh càng lớn thì dung lượng của trang web càng cao vì thế sẽ ảnh hưởng đến tốc độ load khi người dùng truy cập.
Để hạn chế dung lượng của web bạn cần nén dung lượng ảnh. Hiện nay có rất nhiều tool để nén ảnh trong đó có các tool hiệu quả đó là: Kraken, JPEGmini, Imageoptim,…
Nếu trang web của doanh nghiệp chạy trên WordPress thì bạn nên sử dụng WP Smush để nén hình ảnh. Với công cụ này người dùng có thể giảm kích thước hình ảnh xuống khoảng 14,2%.
Không được sử dụng nhiều phông chữ
Khi thiết kế website nhiều đơn vị thường sử dụng nhiều phông chữ khác nhau để tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho web. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều phông chữ sẽ khiến website mất nhiều thời gian xử lý nội dung. Từ đó dẫn đến tính trạng tốc độ web bị giảm.
Chính vì thế, khi thiết kế website bạn nên sử dụng ít phông chữ. Chỉ biến tấu đặc điểm các phông chữ khi thật sự cần thiết. Đặc biệt, bạn nên mặc định phông chữ WOFF2 thay vì định dạng TTF hay OTF để tối ưu hóa khả năng truy cập website.
Giảm số plugins
Plugins là các ứng dụng do bên thứ 3 cung cấp cho các website. Tất cả các website đều có số lượng Plugin nhất định. Tuy nhiên, nếu số lượng plugins càng lớn thì tốc độ tải trang website càng chậm.
Người dùng cần xóa bỏ các plugins không cần thiết để tăng tốc độ website. Ngoài việc cân nhắc xóa các plugin không cần thiết bạn có thể sử dụng các giải pháp thay thế khác. Điều này sẽ cải thiện tốc độ truy cập.
Kích hoạt bộ nhớ đệm của trình duyệt
Ngoài các phương thức trên, để tối ưu hóa tốc độ website bạn có thể kích hoạt bộ nhớ đệm của trình duyệt. Khi khách hàng truy cập vào trang web. Các thông tin truy cập sẽ tự động lưu vào trong bộ nhớ đệm. Điều này khiến cho tốc độ website truy cập lần 2 của khách hàng sẽ được cải thiện hơn nhiều.
Tuy nhiên, việc kích hoạt bộ nhớ đệm chỉ có thể tăng tốc độ ở những lần truy cập sau. Không có tác dụng đối với lần truy cập thứ nhất. Vì thế khi áp dụng cách này khó có thể tạo thiện cảm đối với khách hàng lần đầu truy cập tại website.
Ngoài các phương thức tối ưu hóa tốc độ website kể trên. Bạn có thể áp dụng một số các cách khác. Ví dụ như: làm sạch và nén mã code, nén file trên web, sử dụng kỹ thuật Prefetching, hạn chế redirect,… Người quản lý website nên kết hợp nhiều phương thức để tăng cường tốc độ website hiệu quả.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cách kiểm tra và cách tăng tốc độ website mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến cho người đọc kiến thức bổ ích nhất. Từ đó áp dụng thực hiện cho website của mình được hiệu quả nhất.