“Storydoing marketing” – vẫn là những câu chuyện dẫn dắt người đọc đến gần hơn với thương hiệu, nhưng sống động và mang tính chất thực tế, đánh thẳng vào sản phẩm và doanh số, chứ không chỉ xoay quanh cái tên của công ty như trước.
Storytelling marketing – marketing bằng cách kể chuyện giờ đây vô cùng phổ biến với các thương hiệu trên thế giới. Đây là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện thú vị, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng. Đã từ rất lâu, storytelling marketing trở thành một chiến lược không thể thiếu với các nhãn hàng.
Tuy nhiên, thực tế phương thức marketing này đang dần trở nên cũ kĩ và không còn tính đột phá, vì được sử dụng quá nhiều. Một khái niệm mới vừa được đưa ra “Storydoing marketing” – vẫn là những câu chuyện dẫn dắt người đọc đến gần hơn với thương hiệu, nhưng sống động và mang tính chất thực tế, đánh thẳng vào sản phẩm và doanh số, chứ không chỉ xoay quanh cái tên của công ty như trước.
Storydoing là gì?
Một câu chuyện được kể hay truyền tải một cách hấp dẫn, truyền cảm hứng, chạm đến cảm xúc của người xem là điều tuyệt vời nhưng lại chưa đủ. Thay vào đó, một câu chuyện hay phải khiến người nghe hành động và trực tiếp tham gia vào nó.
Và Storydoing thực chất đã ra đời từ khoảng những năm 2013 để chỉ sự thật trên.
Hiểu đơn giản, Storytelling khuyến khích, thuyết phục khách hàng mục tiêu tiếp thu những thông điệp, những lý giải đằng sau những hành động, chiến lược họ đang làm và cam kết theo đuổi,… Trong khi đó, Storydoing sẽ truyền cảm hứng, mời người xem tham gia sâu hơn bằng cách đứng lên hành động theo thông điệp đó và trở thành một phần của chiến dịch. Hay cụ thể:
- Storytelling là việc truyền tải các giá trị cốt lõi của công ty, trả lời các câu hỏi “tại sao” doanh nghiệp lại làm những gì họ đã, đang và sẽ làm.
- Storydoing sẽ là những hành động truyền cảm hứng dựa trên những mục tiêu đó.
- Storytelling yêu cầu người xem cân nhắc các ý tưởng.
- Storydoing thúc đẩy người xem đưa ra lựa chọn và hành động để tạo ra các kết nối sâu sắc hơn với sản phẩm, với thương hiệu.
- Storytelling giúp khách hàng tin vào những gì doanh nghiệp đang làm.
- Storydoing thuyết phục khách hàng tiếp thu thông điệp của thương hiệu và biến nó thành của riêng họ.
Tại sao Storydoing là xu hướng tiếp thị hiện nay và trong tương lai?
Storytelling cần thiết nhưng là chưa đủ
Storytelling hoạt động hiệu quả và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tiếp thị của các thương hiệu nhưng nó là chưa đủ.
Trên thực tế hiện nay, dễ dàng nhận thấy, các thương hiệu đang đua nhau tạo ra các câu chuyện với mục tiêu truyền tải thông điệp, để khách hàng ghi nhớ mình nhanh và lâu hơn. Điều này vô tình khiến khách hàng cảm thấy “khủng hoảng” khi đối diện với những câu chuyện thông điệp chồng chéo lên nhau theo một công thức dập khuôn. Theo báo cáo của Brand Asset Valuator, niềm tin và sự trung thành của khách hàng đang giảm mạnh.
Chính vì vậy, nhiều thương hiệu đã bắt đầu chuyển sang áp dụng phương pháp Storydoing để cung cấp cho khách hàng các cơ hội trải nghiệm thực sự với sản phẩm thay vì chỉ đơn thuần là tạo sức hút truyền thông. Qua đó, nó giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
Xây dựng lòng tin và tạo sự trung thành thương hiệu cho khách hàng
Bằng cách tạo ra những trải nghiệm có ý nghĩa và chân thực cho khách hàng, các thương hiệu có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn, lâu dài hơn với họ. Mối liên hệ cảm xúc được thiết lập thông qua phương pháp kể chuyện có thể dẫn đến sự tin tưởng và trung thành cao hơn đối với thương hiệu. Thông qua đó, thương hiệu sẽ đạt được doanh thu cao hơn và danh tiếng tốt hơn.
Tăng khả năng hiển thị và tác động mạnh mẽ hơn tới khách hàng
Storydoing có thể giúp thương hiệu nổi bật trong một thị trường bão hòa và cạnh tranh. Bằng cách tạo ra những trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ, thương hiệu có thể thu hút sự chú ý của công chúng và tạo ra tác động lớn hơn. Ngoài ra, trải nghiệm được chia sẻ trên mạng xã hội có thể tăng khả năng hiển thị thương hiệu và thu hút khách hàng mới.
Tạo ra kết nối cảm xúc với khách hàng tốt hơn
Storydoing tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm thu hút người tiêu dùng và khiến họ cảm thấy mình là một phần của thương hiệu. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể đạt được các kết nối cảm xúc lớn hơn giữa thương hiệu với khách hàng. Không chỉ vậy, chiến lược này còn đặc biệt quan trọng để “chinh phục” những người tiêu dùng trẻ tuổi đang tìm kiếm những thương hiệu có sứ mệnh và giá trị rõ ràng.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực hơn
Trải nghiệm được tạo ra thông qua Storydoing có thể bao gồm các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) nhằm thể hiện cam kết của thương hiệu đối với các vấn đề toàn cầu như sự bền vững, công bằng, bình đẳng xã hội,… Chính vì vậy, Storydoing sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và khiến người tiêu dùng cảm thấy muốn gắn bó hơn với doanh nghiệp.
Thúc đẩy khách hàng tương tác và hành động nhiều hơn với thương hiệu
Storydoing là một chiến lược dựa trên sự tham gia tích cực của khách hàng. Trải nghiệm được tạo ra thông qua việc kể chuyện phải có tính tương tác và tạo ra các cuộc đối thoại có ý nghĩa hơn giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Điều này có thể giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu. Thông qua đó, họ sẽ có chiến lược điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Từ Storytelling đến Storydoing
Rõ ràng, nếu chỉ marketing bằng cách kể chuyện là chưa đủ, làm thế nào để đưa câu chuyện ấy vào sản phẩm một cách thực dụng và hiệu quả hơn?
Câu trả lời là hãy “lợi dụng” chính những khách hàng. Vậy “lợi dụng” như thế nào?
Con người ta tin đến 90% gợi ý của bạn thân, 75% những ý kiến đánh giá trên mạng và chỉ 50% quảng cáo. Tất nhiên, tất cả đều phải bắt đầu từ việc họ có được những trải nghiệm tuyệt vời khi các thương hiệu phải cung cấp một cách thực tế. Sau đó, những người này sẽ giới thiệu cho bạn bè mình hoặc để lại những lời đánh gia tốt đẹp, tỷ lệ này chiếm 70% nếu so với mức 2% khi họ chỉ xem quảng cáo.
Hiện nay, có một số công ty đã áp dụng hình thức “storydoing marketing” thay cho “storytelling” như trước. Mục đích chính của họ không còn là tạo nên sức hút truyền thông mà cung cấp cho những khách hàng cơ hội được trải nghiệm thực tế tốt nhất. Nhờ đó có thể thông qua chính người dùng để quảng bá cho sản phẩm của mình. Hành động thì thường giá trị hơn lời nói.
Điều gì tạo nên một công ty “storydoing” thành công?
Quy trình thực hiện phương thức hoàn toàn khác. Không giống như trước đây, chỉ đơn giản là chia sẻ câu chuyện về thương hiệu đến với những khách hàng tiềm năng và làm cho càng nhiều người biết tới càng tốt, các nhà marketing hiện nay ngoài việc xây dựng thông điệp còn phải tìm cách đưa chúng vào sản phẩm sao cho khi sử dụng, khách hàng có thể cảm nhận được và có tâm lý sở hữu ngay.
Trở thành một công ty thành công trong “storydoing marketing” giống như tham gia một cuộc chinh phục. Đầu tiên phải xác định tham vọng, mục đích thương mại. Tài chính không đóng vai trò quá nhiều cho cách thức quảng bá này, vấn đề cốt yếu là tạo được cảm hứng cho người dùng.
Do đó, đối thủ lớn nhất của những công ty này là chất lượng dịch vụ kém, họ cần nhìn nhận rõ “kém” là như thế nào để phòng tránh hoặc cải thiện.
Đơn cử như JetBlue đã cố gắng làm thay đổi định kiến của khách hàng về những hãng hàng không quốc gia khi tuyên bố “mang tính nhân văn trở lại ngành hàng không”, hay những slogan được đưa ra như “bay trên những bầu trời thân thiện”. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là chất lượng phục vụ. Hãng này có ghế da, ti vi vệ tinh cho tất cả mọi người, thâm chí có cả đồ ăn nhẹ miễn phí.
Tóm lại, Storytelling tìm cách thuyết phục người tiêu dùng bằng một câu chuyện hấp dẫn. Trong khi đó, Storydoing lại tìm cách lôi kéo khách hàng tạo ra trải nghiệm đáng nhớ, khiến họ cảm thấy mình là một phần của thương hiệu. Cả Storytelling và Storydoing đều là những chiến lược tiếp thị quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên, dựa trên những phân tích phía trên của Ori, rõ ràng Storydoing thể hiện sự tham vọng hơn của thương hiệu. Bởi nó có thể tạo ra lợi ích lâu dài lớn hơn về lòng trung thành cũng như cam kết của người tiêu dùng đối với thương hiệu.
Nguồn tham khảo