Bạn đang không biết làm cách nào để thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu? Bạn đang đau đầu vì chi phí tiếp cận quá lớn? Vậy thì bạn nên bắt đầu tìm hiểu xem Mass Marketing là gì? Bởi nếu bạn có mong muốn tìm được lượng khách hàng lớn mà chỉ cần chi phí tiếp cận thấp thì đây sẽ là một chiến lược marketing vô cùng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Trong bài viết này, hãy cùng Minh Duy Solutions phân tích Mass Marketing là gì? Ứng dụng Mass Marketing trong thực tế như thế nào nhé!
Mass Marketing là gì?
Mass Marketing hay còn được biết đến với tên gọi là marketing đại trà. Đây là một chiến lược marketing mà doanh nghiệp sẽ tìm cách thu hút tất cả thị trường. Cụ thể là, Mass Market sẽ trực tiếp bỏ qua sự khác biệt của toàn bộ các phân đoạn, phân khúc thị trường để tiếp thị sản phẩm đến nhiều người nhất có thể. Thay vì tập trung hoạt động vào một phân khúc thị trường nhất định.
Mass Marketing được ứng dụng ở đài phát thanh, báo mạng điện tử, quảng cáo truyền hình… Đây đều là những phương tiện truyền thông tiếp cận rộng rãi đa dạng đối tượng, nhưng tất nhiên không có sự chọn lọc. Với cách tiếp cận này, marketing đại trà có thể bán hàng trực tiếp với số lượng lớn.
Phương pháp tiếp cận trong chiến lược Mass Marketing
Trên lý thuyết, Shotgun chính là phương pháp tiếp cận trong chiến lược Mass Marketing. Nghĩa là chiến lược tiếp thị cố gắng thu hút sự chú ý lượng lớn khách hàng tiềm năng bằng nhiều cách khác nhau. Phương pháp này tiếp cận thông qua các hình thức trực tuyến và ngoại tuyến với hy vọng sẽ đạt được doanh số bán hàng tối đa.
Đối với hình thức trực tuyến, doanh nghiệp sẽ đặt quảng cáo trên truyền hình, các video thịnh hành trên youtube và các trang web có lưu lượng truy cập cao vào các giờ cao điểm mà không xác định bất kỳ nhóm khán giả cụ thể nào.
Đối với hình thức ngoại tuyến, doanh nghiệp đặt mua các bảng quảng cáo tại những khu vực đông đúc.
Lợi ích của Mass Marketing là gì?
- Số lượng khách hàng mục tiêu tiếp cận cao:
Mass Marketing tập trung vào doanh số cao và giá sản phẩm rẻ thu hút toàn bộ thị trường nên đối tượng tiếp cận của chiến dịch là rất rộng. Chính vì vậy, số lượng khách hàng mục tiêu tiếp cận được là rất cao. Mặc dù cũng có nghĩa là tỷ lệ tiếp cận nhiều khả năng giảm xuống thấp.
- Chi phí tiếp cận thấp:
Vì thu hút được đến rất nhiều tệp khách hàng nên chi phí tiếp cận trên mỗi đơn vị sẽ nhỏ hơn, khoản chi tiếp xúc trên mỗi cơ quan cũng sẽ ít hơn. Kết quả là, khối lượng bán ra sản phẩm và hiệu quả của quy mô sẽ lớn hơn.
- Phạm vị quảng cáo quy mô lớn:
Với khả năng tiếp cận từ các phương tiện thông tin đại chúng, thì hàng hóa được phát ra quy mô rộng lớn. Người tiêu dùng có thể nhìn, nghe và đọc một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp cũng dễ dàng tìm ra khách hàng tiềm năng. Thêm nữa, chi phí quảng cáo sẽ thấp hơn so với chiến lược Niche Marketing. Bởi doanh nghiệp có thể thực hiện một chương trình quảng cáo cho mọi phân khúc.
- Tương tác – góp ý chính xác:
Mass Marketing có mục đích chính là sự tác động qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Marketer thực hiện chiến lược này thường dùng các giải pháp quảng bá sản phẩm và các công cụ Marketing sao cho người tiêu dùng thấy sản phẩm có sự khác biệt (tuy nhiên thực tế lại không có nhiều độ lệch).
Hạn chế của Mass Marketing là gì?
- Khả năng thích ứng thấp:
Công ty khó khăn trong việc điều chỉnh sản phẩm theo thị hiếu và yêu cầu riêng người tiêu dùng. Vì vậy, đối với những khách hàng mục tiêu quan tâm đến chất lượng thì sản phẩm không đáp ứng nhu cầu.
- Tỷ suất lợi nhuận thấp:
Các công ty thường dựa vào sản phẩm có giá thành rẻ để thu hút khách hàng, vì vậy thị trường cho rằng nó có giá trị thấp. Tính kinh tế theo quy mô là một trong những giải pháp để cải thiện tỷ suất lợi nhuận thấp trên thị trường.
- Chi phí chuyển đổi thấp:
Người tiêu dùng sẽ không thể có lý do gì để kiên định với sản phẩm, ngoại trừ lý do về giá cả. Chính vì vậy, họ thường có xu hướng nhanh tìm đến những lựa chọn khác, điều này có nghĩa là chi phí chuyển đổi thấp. Trong trường hợp công ty tăng giá, sản phẩm không còn hấp dẫn, mặc nhiên sẽ không giữ chân được khách hàng.
- Áp lực cạnh tranh cao:
Thị trường đại chúng có khả năng hấp dẫn được nhiều khách hàng hơn. Sản phẩm tiêu chuẩn, chi phí chuyển đổi thấp và sự kiên định thấp khiến cho sự cạnh tranh giữa các công ty trở nên gay gắt hơn.
- Rào cản gia nhập cao:
Các công ty phải bỏ ra một khoản đầu tư thiết bị đắt tiền chuỗi cung ứng hiệu quả để hỗ trợ quy mô kinh tế cao hơn. Điều này làm tăng yêu cầu gia nhập thị trường, khiến những khách hàng tiềm năng phải trả một khoản chi phí lớn.
Ứng dụng Mass Marketing trong thực tế
Mass Marketing được sử dụng với mục đích tiếp cận, thu hút càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt. Đồng thời tăng độ nhận diện về hình ảnh sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp. Trong thực tế, chiến lược tiếp thị đại chúng được ứng dụng rất rộng rãi. Nó được sử dụng cho các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng chứ không chỉ nói đến các mặt hàng thiết yếu. Bởi các nhu yếu phẩm sẽ không tính đến việc phân khúc thị trường như thuốc men hay thực phẩm.
Các chiến lược Mass Marketing phổ biến
Chiến lược thâm nhập thị trường
Doanh nghiệp thực hiện chiến lược Marketing thâm nhập thị trường nhằm tối đa hóa doanh thu từ khách hàng mục tiêu. Chiến lược này có thể thực hiện bằng 3 cách:
- Khiến cho khách hàng phải mua nhiều hơn.
- Biến khách hàng mục tiêu của đối thủ cạnh tranh thành khách hàng của mình.
- Chú ý tới những người thuộc tệp khách hàng hiện tại nhưng vẫn còn đang dao động.
Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường
Khi mà thị trường hiện giờ đã bão hoà, việc mở rộng và phát triển thị trường là cần thiết. Doanh nghiệp bắt buộc phải cố gắng tìm và gia nhập vào thị trường mới. Đồng thời, tìm thêm khách hàng cho sản phẩm hiện tại của mình. Đây là chiến lược mở rộng và phát triển thị trường.
Điều này có thể thấy rõ ở những doanh nghiệp nước ngoài. Samsung có trụ sở ở Việt Nam là một ví dụ điển hình của việc bành trướng lãnh thổ này. Khi mà nhu cầu trong nước đã bão hoà, các công ty phải bắt đầu tìm cách phát triển ở nước ngoài.
Chiến lược phát triển sản phẩm
Ngoài việc mở rộng và phát triển thị trường. Doanh nghiệp cũng phải có chiến lược phát triển sản phẩm. Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu để có thể đa dạng hóa tính năng, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp.
Chiến lược này cũng yêu cầu cao về tầm nhìn của bộ phận phát triển sản phẩm. Các công ty đang làm tốt điều này có thể thấy rõ là Coca Cola và Pepsi.
Chiến lược đa dạng hóa
Chiến lược đa dạng hoá trong Mass Marketing của doanh nghiệp là phát triển sản phẩm mới ở thị trường mới. Chiến lược này được thực hiện khi các cơ hội tiềm năng được tìm thấy bên ngoài thị trường hiện tại của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng phải tồn tại sự phù hợp giữa doanh nghiệp và thị trường mới.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên Minh Duy Solutions đã giải thích chi tiết về Mass Marketing là gì?. Hi vọng qua bài viết sẽ bổ sung thêm kiến thức và giúp các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về Mass Marketing. Từ đó, mọi thứ sẽ dẫn đến một thời cơ, một tiềm năng cao hơn về khối lượng sản phẩm bán ra và hiệu quả của quy mô sẽ lớn hơn nhất nhiều.
Nguồn: Marketing ai