Bật mí cách viết content thu hút người đọc dành cho các marketer

Bật mí cách viết content thu hút người đọc dành cho các marketer

Viết content không khó. Thế nhưng, thực sự để có một bài viết thành công không phải ai cũng có thể làm được. Khoảng cách từ một người viết content đơn thuần cho đến người viết chuyên nghiệp là cả một quá trình dài. Bạn có thể cải thiện điều này với các cách viết content thu hút người đọc dưới đây.

Bật mí cách viết content thu hút người đọc dành cho các marketer
content marketing

Bật mí cách viết content thu hút người đọc

Bắt kịp xu hướng

Bật mí cách viết content thu hút người đọc dành cho các marketer
Nội dung bạn viết sẽ dễ dàng tiếp cận đến với người dùng nếu như bạn biết “bắt trend” kịp thời.

Nội dung bạn viết sẽ dễ dàng tiếp cận đến với người dùng nếu như bạn biết “bắt trend” kịp thời. Điều này sẽ tạo cho người đọc cảm giác thích thú khi mọi thứ xung quanh đều hòa vào một dòng chảy sự kiện nhất định. Tuy nhiên, người viết nên biết những nội dung nào nên và không nên bắt trend. Thường những bài viết ngắn trên các trang mạng xã hội sẽ phù hợp với cách thức này. Đối với các bài học thuật, chính chuyên hay đơn thuần chia sẻ kiến thức, người viết không nên đưa yếu tố này vào vì mục đích của bài viết khác nhau.

Chất lượng hơn số lượng

Một sự thật bạn nên biết nếu muốn lấn sân vào con đường này: người đọc không thích những bài viết dài. Bạn chỉ cần viết đúng trọng tâm, ngôn ngữ gãy gọn, đơn nghĩa, bài viết bạn đã có thể truyền tải được thông điệp đến với người đọc. Với nhịp sống hối hả như thời buổi hiện nay, kỹ năng đọc lướt của mọi người đều rất tốt. Họ sẽ tự động bỏ qua những phần không cần thiết trong bài viết của bạn để tìm đến trọng tâm. Hãy nhớ “người khác chỉ thấy những gì họ muốn thấy”.

Bố cục, hệ thống rõ ràng

Nếu bạn chưa thể sắp xếp bài viết của mình mạch lạc, rõ ràng, đừng lo vì kỹ năng này sẽ sớm được cải thiện. Bố cục được hiểu về cả mặt nội dung lẫn hình thức của bài viết, đặc biệt là những bài viết dài. Mở – thân – kết là ba phần không thể thiếu trong bất kỳ bài viết nào. Đây là một bố cục cơ bản nhất người viết cần biết. Về hình thức, bạn nên chia nhỏ các nội dung viết và người đọc sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi các ý được thể hiện dưới dạng liệt kê thay vì văn kể.

Có điểm nhấn riêng

Dù ngắn hay dài, dung lượng ra sao, hãy định hình cho mình một phong cách viết nhất định. Nhẹ nhàng, bay bổng cũng được, táo bạo, thực tế cũng không sao, miễn đó là bạn. Phong cách trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng tựa như chữ ký của bạn vậy, giúp bạn là duy nhất giữa vô số những người ngoài kia. Bạn cũng đừng quá hoang mang, đôi khi điểm nhấn chỉ là một câu đặc sắc trong bài, giúp bài viết có thể nổi bật hơn. Đừng để bài viết “trôi” một cách êm đềm mà thiếu đi cao trào, sáng tạo. Như vậy, những bài bạn viết sẽ trở nên nhạt nhòa.

Hiểu ta, hiểu người

Người viết cần hiểu được: Mình viết cho ai? Viết để làm gì? Vì mỗi mục đích khác nhau, cách truyền tải cũng sẽ không giống nhau. Nếu bạn viết cho gen Z, ngôn ngữ bạn dùng sẽ khác so với viết cho các thế hệ trước. Nếu bạn viết để quảng bá sản phẩm kinh doanh, văn phong sẽ khác so với những bài viết chia sẻ cảm nghĩ. Đồng thời, bạn cần tìm hiểu xem đã có những ai viết về lĩnh vực bạn đang hướng đến. Điều này giúp bạn có thể lựa chọn một phong cách không trùng lặp cũng như gia tăng sức cạnh tranh của mình.

Đọc, đọc nữa, đọc mãi

Có thể bạn đã biết: bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết có mối liên hệ tương quan lẫn nhau. Nếu bạn muốn nói tốt, bạn cần lắng nghe nhiều và nếu bạn muốn viết tốt, nguồn vào của bạn cũng phải nhiều. Hãy đọc, đọc một cách có chọn lọc để tự trau dồi thêm tư duy, kỹ năng và ngôn từ cho bản thân. Bạn sẽ thấy mình cần phải học hỏi rất nhiều để có thể trở thành một ngòi bút sáng tạo thực thụ. Và nội dung tìm đọc không khó khi xung quanh ta có rất nhiều những content creator chất lượng.

Kiểm tra sau mỗi lần viết

Đa phần, mọi người sẽ dựa trên cảm xúc cũng như mạch suy nghĩ trong quá trình viết, hay có thể hiểu đơn giản là viết một cách bản năng. Cách viết này không xấu vì sẽ giúp cho giọng văn của bài viết trở nên mềm mại, tự nhiên hơn. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra lại sau khi hoàn thành vì chắc hẳn đâu đó trong bài sẽ có những lỗi bạn không phát hiện trong lúc đang viết.

Hãy cải thiện tình trạng này bằng cách thống kê các lỗi thường gặp và lưu ý để hạn chế số lần mắc phải. “Vi phạm có thể bỏ qua, nhưng tái phạm thì không” – đừng để các lỗi trở thành thói quen không tốt, khó bỏ nhé.

Các công thức áp dụng hữu hiệu vào việc viết content marketing thu hút người đọc

Nếu bạn đã từng tìm hiểu về content, đặc biệt là content marketing, chắc hẳn các công thức sau không còn là các khái niệm xa lạ với bạn. Bạn có thể áp dụng từ cơ bản đến nâng cao với bất kỳ công thức nào bạn thích vào những mục đích phù hợp cho từng cách viết. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây là công thức và dĩ nhiên, công thức không phải chỉ riêng bạn biết. Nếu cùng áp dụng như nhau, vậy tại sao có kẻ thất bại, có người thành công?

FAB

Bật mí cách viết content thu hút người đọc dành cho các marketer
công thức FAB
  • F (Features): mô tả đặc đặc điểm, tính chất của sản phẩm, sự vật, hiện tượng.
  • A (Advantages): lợi thế, ưu điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ so với các mặt hàng khác.
  • B (Benefits): giá trị, lợi ích sản phẩm mang đến người tiêu dùng.

PAS

  • P (Problems): đưa ra một vấn đề nan giải khách hàng đang gặp phải. Bạn chỉ có thể kê đúng toa, chữa đúng bệnh khi bắt đúng mạch.
  • A (Agitate): kích thích vấn đề, xoáy sâu vào trọng tâm.
  • S (Solutions): sau bắt mạch, chẩn đoán, cuối cùng là hãy kê một đơn thuốc hữu hiệu với căn bệnh này bằng cách đưa ra các giải pháp, lời khuyên để khắc phục, hạn chế.

BAB

  • B (Before): tình trạng trước đây.
  • A (After): tình trạng sau này.
  • B (Bridge): tính chất bắt cầu để xâu chuỗi liên kết hai thực trạng với nhau nhằm làm rõ hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp muốn giới thiệu người dùng. Bridge ở đây chính là sản phẩm của doanh nghiệp.

4C

  • C1 (Clear): nội dung rõ ràng, tránh mơ hồ, hoang mang.
  • C2 (Concise): nội dung khúc chiết, gãy gọn, xúc tích.
  • C3 (Compelling): nội dung thuyết phục, có tính chất kêu gọi “call to action”.
  • C4 (Credible): nội dung uy tín, chất lượng qua nhiều dẫn chứng thiết thực.

Công thức này là phiên bản cơ bản của nguyên tắc giao tiếp 7Cs: clarity (rõ ràng), correct(chính xác), concise (xúc tích), courtesy (lịch sự), concrete(cụ thể), coherent (mạch lạc) và complete (hoàn chỉnh).

4U

  • U1 (Useful): tính hữu dụng, lợi ích, công dụng của sản phẩm.
  • U2 (Urgent): tính cấp bách của tình hình.
  • U3 (Unique): tính độc đáo để có thể gia tăng sức cạnh tranh.
  • U4 (Ultra specific): tính cụ thể để người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin.

4P

  • P1 (Picture): vẽ nên những viễn cảnh cụ thể hoặc những hình ảnh chi tiết về sản phẩm.
  • P2 (Promise): cam kết, lời hứa về giá trị và đóng góp mang lại cho người đọc.
  • P3 (Prove): minh chứng cho lời hứa đó qua những tính năng, công dụng cụ thể.
  • P4 (Push): đẩy mạnh lời kêu gọi để khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định.

AIDA

  • A (Attention): gây sự chú ý, hấp dẫn người dùng ở phần nêu vấn đề.
  • I (Interest): đẩy mạnh sự quan tâm bằng cách khơi gợi các sở thích, lợi ích tương đồng với nhau.
  • D (Desire): nói lên những mong muốn, tâm tư, suy nghĩ, kỳ vọng trong lòng khách hàng.
  • A (Action): kêu gọi hành động sau khi làm nổi bật ba khía cạnh trên.

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều công thức khác cũng được mọi người áp dụng. Trên đây là những chia sẻ về cách viết content thu hút người đọc. Đây sẽ là nguồn động lực để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức thú vị đến bạn đọc. Chúc bạn thành công!

4.1/5 - (129 bình chọn)