Disruptive Marketing là gì? Và nó quan trọng như thế nào?

Disruptive Marketing là gì? Và nó quan trọng như thế nào?

Khi vây quanh bạn từ mọi phía là sự cạnh tranh về sản phẩm hay dịch vụ, việc tìm ra những cách “bứt phá” mới để Marketing là một điều cần thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn. Các hình thức Marketing thông thường không đủ đáp ứng cho thương hiệu và người tiêu dùng. Vậy phải làm sao để có thể tìm kiếm ra thứ gì đó mới mẻ để thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Điều bạn cần chính là Disruptive Marketing và nó có thể thay đổi hoàn toàn cuộc chơi trong thị trường cạnh tranh.

 

Disruptive Marketing là gì? Và nó quan trọng như thế nào?
Disruptive Marketing

 

Disruptive Marketing hay Marketing Disruption là gì?

 

Disruptive Marketing là gì? Và nó quan trọng như thế nào?
Disruptive Marketing hay Marketing Disruption là gì?

Disruptive Marketing trong Tiếng Việt có thể hiểu là “Marketing đột phá”, khái niệm đề cập đến các chiến lược hay cách thức làm marketing theo hướng thử nghiệm với mục tiêu chính là “thách thức” hay “Phá vỡ” một thứ đang có nào đó.

Điều đó có nghĩa, thay vì vận dụng các lý thuyết vốn có, người làm Marketing sử dụng các phương thức mới, táo bạo hơn, sáng tạo hơn và có khả năng thúc đẩy hiệu suất cao hơn nhiều lần.

Tổng quan về khái niệm Disruptive Marketing.

Mặc dù không quá mới lạ, tuy nhiên, với đại đa số người làm Marketing tại Việt Nam, nó cũng “không hề quen thuộc” khi có rất ít người tìm kiếm các từ khoá liên quan đến chủ đề này.

Về mặt tổng thể, Disruptive Marketing không chỉ đơn thuần là việc tạo ra những cái mới, đó còn là về cách các marketer suy nghĩ lại về cách họ làm Marketing và phá vỡ các quy tắc vốn có trong ngành.

Trong bối cảnh khi mọi thứ đổi mới quá nhanh, khách hàng ngày càng ít trung thành hơn với các thương hiệu vốn là quen thuộc, việc nhận được sự chú ý và giữ chân họ trở nên khó hơn bao giờ hết.

Cùng với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, sự phát triển của mạng xã hội, người tiêu dùng tiếp cận, tương tác gần hơn tới thương hiệu và mua sắm. Một trong những yêu cầu hàng đầu của người làm Marketing nói riêng và người làm kinh doanh nói chung đó là làm thế nào để có thể đi nhanh hơn, đột phá hơn hay thậm chí là tiết kiệm (ngân sách) nhiều hơn.

Khái niệm Disruptive Marketing hay Marketing Disruption từ đây đóng vai trò như là một chiến lược mới, cách tiếp thức tiếp cận mới của các doanh nghiệp muốn có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường bằng cách “khác biệt hoá” cách thức làm marketing của họ, khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng và hơn thế nữa.

Từ đây, các hoạt động Content Marketing, Quảng cáo, đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đều hướng tới mục tiêu “làm khác và làm phá cách”, trở nên khác biệt hơn so với phần đông các đối thủ trên thị trường. 

Và hiển nhiên, doanh số bán hàng và thị phần là những gì mà Marketing Disruption mong muốn đạt được.

Vai trò của Disruptive Marketing (Marketing Disruption) đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?

Disruptive Marketing là gì? Và nó quan trọng như thế nào?
Vai trò của Disruptive Marketing (Marketing Disruption) đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?

Gắn liền với yếu tố công nghệ và dựa trên công nghệ, nhu cầu về Disruptive Marketing ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Có rất nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao đây được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp cần tăng trưởng cao trong kỷ nguyên công nghệ mới.

Hành vi người tiêu dùng và cách thức vận hàng của doanh nghiệp được ảnh hưởng ngày càng sâu rộng bởi các ứng dụng công nghệ.

Khác với các thời kỳ trước đây, khi người tiêu dùng “bị động” nhận những gì mà các thương hiệu truyền tải đến họ, và cũng dễ tin vào những điều đó.

Nếu trước đây, người dùng chỉ nhận được thông điệp truyền tải 1 chiều từ thương hiệu, thì giờ đây, khi Social Media phát triển chóng mặt, đang làm thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận thông tin. 

Họ có quyền chủ động tìm kiếm hay tiếp cận bất cứ thông tin nào mà họ muốn, vì “sở hữu” quá nhiều thông tin, họ cũng tiếp cận chúng một cách có chọn lọc hơn.

Một nghiên cứu của PwC’s cho thấy phần lớn hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi sau đại dịch, trong đó khoảng 50% người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với yếu tố công nghệ hay kỹ thuật số.

Hàng loạt các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay TikTok cũng đang góp phần làm thay đổi mọi thứ.

Giờ đây, các thương hiệu đang cạnh tranh khốc liệt hơn, thậm chí còn phải cạnh tranh với hàng triệu nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để trở nên nổi bật hơn. 

Đây chính là những gì mà Disruptive Marketing có thể phát huy sức mạnh.

Sự nổi lên của Gen Z.

Được sinh ra trong kỷ nguyên kỹ thuật số, Gen Z được xem là “bản địa kỹ thuật số”, am hiểu công nghệ và mạng xã hội là “vật bất ly thân”.

Như một điều tất yếu, Gen Z ưa thích cái mới, và muốn phá vỡ những điều vốn đã xưa cũ. Điều này, làm các doanh nghiệp muốn tiếp cận thế hệ này, đòi hỏi sự bứt phá, sáng tạo và xây dựng tính xác thực cao hơn trong các hoạt động Marketing của mình (Authentic Marketing)

Gen Z rất coi trọng yếu tố trải nghiệm trong quá trình mua sắm.

Thị trường quá cạnh tranh và bão hoà.

Disruptive Marketing là gì? Và nó quan trọng như thế nào?
Thị trường canh tranh và bão hòa

Có vô số các doanh nghiệp mọc lên và biến mất, trong cùng một ngành hàng có nhiều sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu tương tự nhau. Nhu cầu “phá cách” trong khả năng cung cấp các trải nghiệm mua sắm lại càng trở nên cấp thiết hơn.

Các bước xây dựng chiến lược Disruptive Marketing.

Sau khi tìm hiểu về Disruptive Marketing là gì cũng như vai trò của nó, việc bạn cần làm là tìm hiểu về cách xây dựng một bản chiến lược cho thương hiệu. Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo.

Am hiểu về ngành hàng.

Khi thực hiện Disruptive Marketing có nghĩa là bạn sẽ phải phá vỡ một thứ gì đó hay một ngành hàng nào đó, bạn không thể phá vỡ nó nếu bạn không hiểu nó.

Nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem hiện đang có những đối thủ nào trên thị trường? Chiến lược Marketing của họ là gì? Hay nỗi đau chung của khách hàng hiện tại là gì?

Ở giai đoạn này, có thể bạn sẽ cần các công việc như nghiên cứu thị trường hay phỏng vấn trực tiếp với khách hàng.

Thấu hiểu khách hàng.

Cũng theo cách tiếp cận như ở trên, bạn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ hiện có mà không thấu hiểu về họ.

Disruptive Marketing là gì? Và nó quan trọng như thế nào?
Thấu hiểu khách hàng

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình là:

  • Nỗi đau của khách hàng là gì, họ thực sự cần điều gì (cả cảm tính lẫn lý tính, lợi ích của sản phẩm hữu hình lẫn vô hình).
  • Họ kỳ vọng điều gì từ các thương hiệu họ lựa chọn?
  • Khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu?
  • Giá bán của thương hiệu có làm khách hàng hài lòng không?
  • Đâu là những yếu tố họ quan tâm nhất khi ra quyết định mua hàng hay quyết định chọn một thương hiệu?…

Bạn cần hiểu rằng, Disruptive Marketing sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không thấu hiểu về cách khách hàng nghĩ về mọi thứ, bao gồm cả những đề xuất giá trị của thương hiệu.

Đáp ứng những kỳ vọng mới (tốt hơn).

Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng đang bị “tấn công” bởi quảng cáo và họ cũng đang nhận được những đề xuất giá trị hay trải nghiệm tương tự nhau, nhiệm vụ của bạn là tìm ra những “khoảng trống nhu cầu” và đáp ứng tốt hơn, thậm chí là chủ động đề xuất những thứ chưa từng có trong quá khứ.

Các chiến lược hay chiến dịch cần có mối liên quan nhiều hơn đến khách hàng.

Mặc dù là bạn đang tìm cách “phá vỡ” một thứ gì đó, nhưng bạn cũng phải đảm bảo rằng chiến dịch của bạn có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn. Bạn cần kết nối được các sở thích và kỳ vọng của khách hàng với sứ mệnh và mục đích của thương hiệu. 

Thông qua các dữ liệu bạn có được từ các nền tảng quảng cáo, cá nhân hoá nội dung cho từng nhóm đối tượng mục tiêu chính là những gì bạn cần làm.

Thêm một chút cảm hứng và giải trí vào nội dung.

Khi các nền tảng video ngắn như TikTok, Reels hay Shorts ra đời và phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều người hơn đón nhận các nội dung giải trí nhiều hơn.

Và như bạn có thể thấy, phần lớn các chiến dịch marketing thành công trên TikTok đều dựa trên nguyên lý này, đó cũng là lý do tại sao TikTok có câu slogan “Do not Make Ads, Make TikToks”.

Phá bỏ các khuôn mẫu.

Mục tiêu của một chiến dịch Disruptive Marketing hay những gì mà phương thức này hướng tới là xác định lại các quy tắc tưởng chừng như “không thể thay thế” của ngành. 

Không có bất cứ một lý thuyết nào là đúng mãi mãi hay toàn diện, và nhiệm vụ của bạn là tìm ra những khái niệm mới hiệu quả hơn, phá bỏ cái cũ và hơn thế nữa.

Kết luận

Doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn để có thể nổi bật trên thị trường. Bằng cách hiểu toàn diện về khái niệm Disruptive Marketing là gì và cách thức biến nó thành các chiến lược cụ thể, bạn, dù là người làm marketing hay kinh doanh cũng đều có thể trang bị cho mình nhiều công cụ để thành công.

Nguồn: Tham khảo Marketing Trips

 

5/5 - (194 bình chọn)